Tổ Quốc ở nơi đâu - Dân Làm Báo

Tổ Quốc ở nơi đâu

Như Nguyên (Danlambao) - Vì công việc kiếm kế sinh nhai và nuôi con cái, nên tôi có điều kiện tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội và do đặc thù của công việc nên những người mà tôi tiếp xúc họ rất trân trọng những gì mà tôi đã đem lại cho gia đình của họ và cũng từ đó có những lời tâm tình cởi mở rất chân tình. Điều rất đau lòng mà tôi nhận ra là có rất nhiều người Việt hiện nay hiểu và suy nghĩ TỔ QUỐC VIỆT NAM chỉ quanh quẩn trong dòng tộc, gia đình của họ và chỉ chú tâm chăm lo gia đình và dòng tộc của mình mà thôi.

Điều gì đã làm cho một dân tộc với bề dày lịch sử 1000 năm chống giặc phương Bắc xâm lược, 100 năm chống giặc Tây trong thế trận mà người ta thường ví von con kiến với con voi nhưng cuối cùng phần thắng vẻ vang lại về chú kiến nhỏ bé, giờ đây sống cam chịu và thu mình lại trong vỏ ốc của gia đình, dòng tộc?

Tổ quốc chúng ta trải dài hơn 2000 cây số theo chiều Bắc – Nam, do đặc điểm về thổ nhưỡng, kinh tế từng vùng miền khác nhau nên tính cách của con người trong mỗi vùng miền cũng khác nhau. Tuy nhiên, tổ tiên ta đều có chung một đặc điểm là luôn luôn chống lại áp bức, bạo tàn và có ý chí kiên cường trong mọi hoàn cảnh. Từ khi chế độ cộng sản được thiết lập ở nước ta thì những truyền thống tốt đẹp đó của tổ tiên càng ngày càng mai một theo thời gian. Phải chăng do những cảnh tượng hãi hùng trong cải cách ruộng đất, những việc làm tàn bạo, bất nhân trong cải tạo tư sản, những hành xác trong cách mạng văn hóa, đặc biệt là sự tuyên truyền nhồi sọ cho các em thiếu nhi những hình ảnh về con người không tồn tại trong thực tế đã làm cho thế sau bước đi trong sương mù mà cứ ngỡ là mình đang ở trong xứ bồng lai, tiên cảnh.

Ngày qua ngày, những người nông dân chân lấm, tay bùn, những người lao động làm thuê đầu tắt, mặt tối với những lo toan cho cơm, áo, gạo, tiền và việc học hành cho con cái cho nên nếu hỏi họ đất nước hiện nay như thế nào và sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề mà trong số họ có rất ít người quan tâm đến.

Đối với những người lao động cấp cao hơn như bác sỹ, giáo viên… thì sao? Một hôm ngồi nói chuyện với một bác sỹ trưởng khoa của một bệnh viện lớn trong thành phố, tôi hỏi: anh có đọc các trang mạng như Dân Luận, Danlambao?

- Thỉnh thoảng tôi có đọc.

- Anh suy nghĩ gì về sự dấn thân vì tư do của các anh, chị: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Minh Hằng, Duy Thức, Công Định...?

- Đó là một việc làm tốt, nhưng kết quả không đến đâu vì lực lượng công an, quân đội quá mạnh.

- Thế còn nguy cơ bị Bắc thuộc một lần nữa, anh nghĩ sao?

- Khả năng đó cũng có thể xảy ra.

Nói đến đây vị bác sỹ ngập ngừng rồi im lặng.

Tôi nghĩ những điều mà vị bác sỹ này nói là rất chân thành. Những suy nghĩ của anh chưa có thể nói là đại diện cho các đồng nghiệp, tuy nhiên phần lớn bác sỹ; giáo viên... hiện nay đều có suy nghĩ na ná như anh.

Những cô, chú, anh, chị từng rất tự hào với những huy chương đeo lấp lánh trên ngực vì những đóng góp của mình qua hai cuộc kháng chiến. Hiện nay có bao nhiêu người nhận thức được sư hy sinh của mình đã bị lợi dụng cho khái niệm mơ hồ tinh thần quốc tế cộng sản. Có rất nhiều người hiện nay vẫn còn mê muội sùng bái một tên Tàu rặt đã lừa dối dân tộc Việt trong mấy mươi năm qua, đã nhẫn tâm giết hại gần 100.000 người trong cải cách ruộng đất, đưa hàng triệu thanh niên miền Bắc đi vào cái chết để mở đường cho việc nới rộng biên giới của TQ về phía nam. 

Hãy thức tỉnh để thấy được tổ quốc mình ở nơi đâu? Từ đó dũng cảm nhìn vào sư thật, đạp đổ sự dối trá, cùng nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm và xây dựng một tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.

Sài gòn, ngày 24-01-2013




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo