Muốn lật đổ cộng sản hả? Xem nè! - Dân Làm Báo

Muốn lật đổ cộng sản hả? Xem nè!

Dân đọc báo (Danlambao) - Với diện tích gần nửa trái đất, mấy chục quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản qua đến thế kỷ 21 chỉ còn 4 nước: Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên và Việt Nam. Ngoài Trung Quốc là có vẻ mạnh, ba nước còn lại thì yếu kém, nghèo nàn. Chế độ cộng sản của Việt Nam cũng như những chế độ cộng sản khác sẽ sụp đổ là điều hiển nhiên, khỏi cần bàn cãi lẫn tranh luận. Để cho nó sụp đổ nhanh chóng và ít đổ máu hơn, tôi có ba đề nghị đến với đọc giả trên mạng và trong nước. Nếu có sự đồng tình của những người tranh đấu cho một Việt Nam tươi sáng hơn thì những ý kiến này sẽ thành những giao kèo. Nó sẽ có sức sống độc lập, lan tràn ra khắp đường phố Việt Nam, thay đổi được tình thế đấu tranh.

Dân chúng sẽ ùn ùn xuống đường và công an sẽ bảo vệ dân chúng. 

Đề nghị thứ nhất 

Để cứu vãn tình thế kinh tế, chính phủ xin góp ý kiến, tiền tài để cứu đảng, cứu những công ty bất động sản, những ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước... Nhưng chẳng có đề nghị nào để cứu những nạn nhân chính là dân chúng và những công ty tư nhân tư nhân đang chết lâm sàng. Đảng chỉ cứu những gì thuộc về đảng. Đảng chẳng cứu chúng ta. Vậy chúng ta phải cứu cho chúng ta. Tôi đề nghị cứu những gì thuộc về chúng ta bằng cách: 

Xóa nợ cho tất cả cá nhân và doanh nghiệp đã vay mượn của ngân hàng. 

Cách thức này sẽ gỡ được những gánh nặng cho dân chúng và những doanh nghiệp tư nhân, để họ dựng lại cơ nghiệp tài sản của họ. Vì hết còn mang gánh nặng tài chánh, họ sẽ có cơ hội trở thành những đơn vị kinh tế mới, đưa quốc gia ra khỏi khủng hoảng. 

Đây không phải là một ý tưởng mới. Càng không phải là một ý tưởng cách mạng. Nó chỉ là một trong những luật lệ của các nước văn minh, giàu có bậc nhất trên thế giới. 

Người dân vay mượn ngân hàng mà không có khả năng chi trả thì sao? Chẳng sao cả, họ không được vay mượn tiếp năm, mười năm rồi thôi. 

Doanh nghiệp không có khả năng chi trả rồi sao? Cũng chẳng có sao cả. Chỉ phải phá sản, ngưng hoạt động vài năm, bảy năm rồi thôi. 

Luật lệ văn minh xem đây cũng là tội lỗi của những ngân hàng, mua bán tiền bạc, ăn lời ngay khi mà doanh nghiệp, cá nhân không có khả năng chi trả. 

Ngay cộng sản Việt Nam cũng áp dụng hình thức này. Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ rồi sao? Cũng chẳng có sao cả, chỉ điều ông tổng giám đốc công ty này đi làm tổng giám đốc công ty khác, bất quá thì chịu năm ba năm tù tội... rồi thôi. 

Luật lệ này đã có từ xưa, tục lệ đầu tiên khi bước lên ngai vàng của những ông vua của xứ Babylona là xóa nợ cho nông dân. 

Bộ luật Hammourabi (khoảng 1750 trước Công Nguyên) cũng cho người dân được miễn nợ khi gặp thiên tai, hạn hán. 

Chính quyền La Mã đã từng đốt cháy những sách sổ ghi nợ thuế má của công dân họ. 

Wikipedia cũng có ghi về Lý Thái Tông hễ năm nào đói kém hoặc đi đánh giặc về, lại giảm thuế cho dân trong hai, ba năm. 

Tại sao ở Việt Nam không có ai đưa ra ý tưởng này? 

Muốn sống còn trong giới ngân hàng ở Việt Nam thì ngoài tiền bạc, tài năng ra thì phải có quyền lực nữa. Thời gian gần đây thì cũng chẳng cần tiền bạc và tài năng, chỉ cần quyền lực mà thôi. Ai không tin thì cứ chất vấn cô Nguyễn Thanh Phượng, con ông thủ tướng. Làm gì khi những thạc sĩ, tiến sĩ chân chính đang hụt hơi kiếm ăn từng ngày trong khi cô chỉ có vỏn vẹn tấm bằng học ở nước ngoài mà cô cũng làm quản trị công ty này, giữ chức giám đốc công ty môi giới nọ? 

Những vụ bắt bớ, thâu tóm trong giới ngân hàng đã chứng minh rằng nhóm lợi ích đã hoành hành như thế nào. Nhà nước bơm tiền cứu ngân hàng. Nhà nước là đảng. Đảng chỉ lo cho những gì dính líu với đảng. Tiền và quyền dính liền với nhau. 

Xóa nợ cách này cũng là một hình thức xóa đói giảm nghèo, lấy của nhà giàu phân phát cho người nghèo. 

Đề nghị xóa nợ này đưa ra thì dân chịu, doanh nghiệp tư nhân chịu. Nhưng đảng không chịu. Đảng chỉ muốn cứu những gì có dính líu gần xa với đảng. Vậy dân và các doanh nghiệp tư nhân phải làm sao? 

Dạ thưa đừng nộp thuế mà cũng đừng trả nợ ngân hàng. 

Có ai tới đòi nợ thì đánh đuổi người đòi nợ. Đánh đuổi không được thì tránh né. Tránh né không được thì cù cưa dây nhợ. Cù cưa dây nhợ không được thì xuống đường biểu tình. Nếu muốn đốt ngắn giai đoạn thì cứ biểu tình. Khỏi cần đánh đuổi, tránh né, cù cưa. 

Khi dân chúng cùng những công ty ùn ùn biểu tình, đông đảo như người ta đi chợ thì chính phủ cộng sản sẽ sụp đổ. Những người dân, doanh nghiệp ép đặt chính quyền mới với một sự kiện đã rồi. Thế là xong. 

Không phải tôi nghĩ ra chuyện này mà đó là một trong những hiện tượng đã từng xảy ra trong lịch sử khi dân chúng bị cường hào, quan lại, vua chúa ép bức, sưu cao thuế nặng, tù tội vô lý. Những cuộc cách mạng thường nổ ra ở một nền kinh tế kiệt quệ. 

Phải nổi dậy khi hết còn đường sống. 

Việt Nam cũng sẽ đi đến tình trạng này. Muốn nó kết thúc, chuyển qua giai đoạn mới sớm hơn thì phải rút ngắn thời gian. Làm sớm nghĩ sớm. 

Khi dân chúng ùn ùn biểu tình và được những doanh nghiệp tiếp cứu, đài thọ cưu mang thì đảng phải tung lực lượng công an ngăn chặn. 

Tôi có đề nghị thứ hai để cho công an, an ninh sẽ ủng hộ những người biểu tình. 

Đề nghị thứ hai

Khi đọc xong bài Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết của ông Nguyễn Gia Kiểng, nhiều người thắc mắc tại sao nó chết mà không chịu ngã? 

Một "còm sĩ" trên mạng đã trả lời và câu trả lời này giải thích hết tất cả những gì đã và đang xảy ra ở chính trường của Việt Nam. 

Tại sao có Nguyễn Tấn Dũng không từ chức mà không ai làm gì được? 

Tại sao có những người ngu ngốc Trọng, Phiêu các vị chém gió ghê đến thế mà vẫn làm bộ trưởng, thứ trưởng? 

Tại sao công an rất giỏi săn bắt cướp trong khi những bằng giả, hối lộ sờ sờ ra đó mà không ai thấy? 

Tại sao có bauxite, sự kiện Đoàn Văn Vươn, Văn Giang...? 

Bao nhiêu câu hỏi tại sao và tại sao về chính trường ở Việt Nam đều cùng một câu trả lời: 

Tại vì Trung Quốc nó muốn như vậy. 

Từ ngàn năm, người Trung Quốc luôn luôn tự hào mình là trung tâm của thế giới, trung thổ còn những nước khác chỉ là man di, mọi rợ. 

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách bế môn tỏa cảng, Vạn Lý Trường Thành, các quốc gia khác đều là thù địch. 

Cung cách làm ăn của Trung Quốc là coi đối tượng hợp tác là đối thủ, chỉ biết lợi cho mình, mặc kệ những quyền lợi của dân tộc của các nước khác. 

Việt Nam vừa là đối thủ kinh tế vừa là thù địch quân sự của Trung Quốc. 

Trung Quốc phải triệt hạ đối thủ bằng cách cho Việt Nam sống dở, chết dở... như bây giờ. 

Bằng những ký kết bình thường hóa quan hệ, giao thương kinh tế thì những gián điệp, thương gia Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam, âm thầm làm một cuộc xâm lăng không kèn không trống. Đảng cộng sản Việt Nam đã đem dây tự thắt cổ mình. 

Chiến lược của Trung Quốc là giựt dây, tạo điều kiện cho những người ngu ngốc về kiến thức điều hành đất nước, thiếu chuyên môn, tham lam, giỏi nói dỡ làm và thân Tàu lên nắm chức vụ chủ chốt trong guồng máy cầm quyền. 

Những người này sẽ làm kiệt quệ kinh tế lẫn chính trị. 

Dân chúng sẽ chửi bới, muốn lật đổ chính quyền. Trung Quốc sẽ ra tay để giúp chính quyền đàn áp dân chúng để Việt Nam càng lệ thuộc cả kinh tế và chính trị vào Trung Quốc. 

Chỉ cần nhìn sơ qua hình ảnh trên mạng về những vụ kiện như Văn Giang, biểu tình chống Trung Quốc cũng biết rằng những cách thức chống biểu tình ở Việt Nam có quy củ, tổ chức. Những phương pháp này không phải tự nhiên mà Việt Nam có được. Bộ công an Việt Nam được những cố vấn Trung Quốc huấn luyện chống biểu tình. 

Tại sao Trung Quốc lại giúp huấn luyện Việt Nam chống biểu tình mà không giúp những thứ khác như kỹ thuật, y tế, tài chánh...? 

Câu trả lời cũng vẫn là Trung Quốc nó muốn như vậy. 

Mô hình kinh tế Trung Quốc và Việt Nam giống nhau nhưng Việt Nam luôn luôn dỡ hơn. Tại sao? 

Trung Quốc dám tử hình những tham quan, Việt Nam thì không. Tại sao? 

Tại vì Trung Quốc nó muốn như thế, tử hình rồi thì tìm đâu ra những quan tham để tiếp tục làm suy kiệt nền kinh tế, chính trị nữa? 

Trung Quốc chỉ muốn những người chỉ ăn mà không làm. Còn người có ăn mà cũng có làm như Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ lẹt đẹt đâu đó ở tỉnh lỵ, thành phố về trung ương là bị vô hiệu hóa quyền uy ngay. 

Trung Quốc đã tạo điều kiện để có một hệ thống toàn những người ngu ngốc về điều hành lên cầm quyền. Người ngu ngốc sẽ có những quyết định ngu ngốc. Người ngu ngốc mà tham lam này sẽ tìm những người ngu ngốc mà tham lam khác để làm vây cánh, đồng đội. Đồng hội đồng thuyền. Báo chí lề dân lẫn lề đảng râm ran cuộc chiến Ba Dũng, Tư Sang, Trọng Lú... rồi sao? 

Chẳng có sao với Trung Quốc cả nếu người ngu ngốc này rớt, người ngu ngốc khác trồi lên đứng đầu. 

Chúng ta cũng có thể giải thích những gì đang xảy ra hiện tại? 

Tại sao đảng không làm gì khác ngoài chuyện hô hào sửa đổi hiến pháp? 

Tại vì Trung Quốc đã khống chế được 14 ông vua trong bộ chính trị. Ngoài việc làm hề, sửa đổi ba cái chuyện lặt vặt trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các ông này biết làm gì? 

Nhiều người chửi bới, yêu cầu, kiến nghị đến Bộ Chính Trị. Nhưng 14 ông vua ông vua của Việt Nam đã là 14 ông vua bù nhìn, chẳng còn quyền hành chi nữa. Họ chỉ còn là dụng cụ của Trung Quốc. Không được quyền quyết định đã đành, mà khi quyết định thì cũng chẳng có đảng viên cao cấp nào nghe nếu những quyết định này đi ngược với quyền lợi của họ. Quyền lực trung ương bị suy yếu. Các quyền lực địa phương nổi lên làm cường hào, địa chủ, loạn kiểu thời 12 sứ quân. Sửa đổi hiến pháp chỉ là tiếng sủa vu vơ của những con chó bị xiềng xích. 

Những người chống cộng sản đừng mất thời gian để bàn cãi về vấn đề này. 

Câu trả lời này cũng giải thích tại sao sẽ không có Gorbachev, Elsine? 

Tại sao chúng ta không có những người cộng sản dám nói và dám làm đã thay đổi như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt? 

Nếu có đổi mới thì Việt Nam mạnh trở lại, Việt Nam sẽ tự vạch cho mình những đường đi riêng, hết còn lệ thuộc vào quỹ đạo của Trung Quốc. Mà Trung Quốc nó không muốn như thế! 

Nếu chúng ta muốn đất nước đi lên thì chúng ta phải bốc gỡ những kẻ ngu si ra khỏi guồng máy cầm quyền và điều hành kinh tế. 

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh. Ngay cả trong đảng cộng sản cũng có những người thông minh và yêu nước. Những người đang làm những chức vụ nhỏ nhoi, không xứng đáng. Hệ thống chính trị của cộng sản và ý đồ của Trung Quốc nó muốn như thế. Nhưng chính những người này là những cột trụ làm cho chế độ cộng sản không ngã. Những người này cũng thừa hiểu là chế độ cộng sản không đi đến đâu. Họ cũng muốn lật đổ chính quyền. 

Nếu được sự chấp nhận của độc giả và nhân dân, tôi mời những đảng viên cộng sản yêu nước của các bộ, các ngành, từ công an đến kinh tế, từ quân đội đến thương mại chuẩn bị thay thế cho cấp trên vừa ngu ngốc vừa tham lam. Từ giờ phút này các anh hết là đảng viên cộng sản. Các anh chỉ còn là những người yêu nước mà thôi. Người yêu nước là những người đã trăn trở với sự tồn nguy của đất nước, họ đã phát triển khả năng chuyên môn của mình cao hơn những thành phần du thủ du thực, bằng cấp giả dối, chỉ lo hưởng thụ. Người yêu nước đâu có đánh đập người dân không súng đạn, cướp giật đất đai oan ức, tuyên án tù tội oan uổng. Đó cũng là một cách phân biệt những người yêu nước thật và yêu nước giả, thằng lo nhậu và người lo làm. 

Cứ đánh giá vào tài năng, đức độ của họ thì sẽ biết ai ra sao? 

Người yêu nước cứ sống vững. Đất nước, dân tộc đang cần các anh. 

Để tránh đổ máu, tôi đề nghị các lực lượng công an, quân đội, an ninh sẽ là những người lật đổ chính quyền. Nhiều người thắc mắc sao công an làm được chuyện này? Họ được giáo huấn, dạy dỗ kỹ càng về đạo đức cộng sản kỹ lưỡng đến như vậy mà làm đảo chánh sao được? 

Dạ thưa, nhằm nhò gì! 

Cách đây hai mươi năm, lực lượng an ninh xứ Rumani, Securitate, đã đảo chánh. Những người trong Securitate là những đối tượng được lựa chọn và cách ly gia đình từ tuổi vị thành niên, họ được giáo dục về chính trị kỹ lưỡng và cũng là thành phần đông đảo nhất trong chính quyền. Điều đáng ghi nhận là sau khi đảo chánh, chẳng có ai trong lực lượng này bị xử tội, giam cầm. Từ vị trí của những kẻ côn đồ, họ đã biến thành những kẻ anh hùng. Để cho những người công an, an ninh Việt Nam khỏi lo âu vào thời hậu cộng sản. Tôi đưa ra đề nghị để những đọc giả và nhân dân tranh luận để hình thành một giao kèo: 

Toàn bộ công an, an ninh, quân đội sẽ được giữ cấp bậc, bổn phận và nhiệm vụ của mình nhưng phải loại bỏ những chóp bu bất tài. 

Những phần tử có khả năng nên chuẩn bị để tiếp nhận các nhiệm vụ cao hơn. Hãy thu thập hồ sơ, chứng cớ về những sa đọa của những người đang ra lệnh các anh. Hãy chuẩn bị tố cáo những bằng giả, chức giả. Và sự thu thập tài liệu này sẽ không có phân biệt cấp bực hay vùng cấm nào. Những người đang ăn nhậu trong khi các anh đang thức hôm thức đêm để canh gác "tụi phản động". Những người đang giấu mặt khi các anh bị dân chúng chửi rủa, chụp hình. 

Vậy chúng ta cần gì ở những người làm việc cho công an, an ninh, quân đội? 

Nếu có thể thì họ thay đổi chính quyền cộng sản thành một chính quyền của dân, bởi dân và cho dân. Công an cũng là dân vậy chính quyền này cũng của các anh. 

Nếu không đảo chính được thì hãy công bố những việc làm sai trái ở bộ công an, an ninh, chính quyền. 

Nếu không được nữa thì hãy chỉnh lý nội bộ, loại bỏ những kẻ lợi dụng quyền lợi để áp bức dân chúng. 

Nếu không được, thì hãy xử sự có đạo đức với tất cả những người dân bất kể họ có bị gán về tội gì đi chăng nữa. 

Nếu không được nữa thì yêu cầu họ giữ trật tự cho những người biểu tình. 

Nếu không giữ trật tự nữa thì hãy im lặng khi dân chúng biểu tình, xuống đường. Thế thôi. 

Dân chúng sẽ tự lật đổ chính quyền. 

Có ba mặt trái về hai đề nghị này mà chúng ta phải bàn luận, tranh cãi trước khi tìm được sự đồng tình. 

Nhiều cuộc cách mạng trên thế giới bị dập tắt chỉ vì quên sự dính liền giữa quyền và tiền. Cản trở lớn của đề nghị xóa nợ sẽ thuộc về những ngân hàng. Nhất là những ngân hàng ngoại quốc có cổ phần trong những ngân hàng ở trong nước. Nếu muốn có cuộc cách mạng ổn thỏa và tiếp tục bang giao kinh tế với các nước khác. Tôi đề nghị chính phủ tương lai chấp nhận trả lại những phần hùn hạp của các ngân hàng của các nước mà Việt Nam sẽ là đối tác chiến lược như Nhật, Mỹ và các nước Tây Phương. Nếu những ngân hàng này có chứng cớ rõ ràng, thì chính phủ tương lai phải thương thuyết để trả nợ khi có thể, giảm nợ hoặc chuyển đổi thành công phiếu khi không thể. 

Điều thứ hai khó chấp nhận hơn là chính phủ tương lai thay thế cho chế độ cộng sản không được quyền truy tố những công ty, cá nhân vì tội "đục khoét, bòn rút tài sản quốc gia". Không trả nợ cho những ngân hàng quốc doanh, nhà nước, hay tư nhân có dính líu với quyền lực cũng là một cách ''bòn rút ngân khoản quốc gia''. Một chế độ dân chủ phải có những giao kèo công bằng. Vậy vì chúng ta sẽ làm với những kẻ giàu một cách hợp pháp hay bất hợp pháp? 

Dạ thưa chẳng làm gì hết. 

Khi tàn một cuộc nội chiến mà kẻ thắng và người thua ở cùng một quốc gia, trả thù hay đòi hỏi quá nhiều ở những người thua cuộc sẽ ảnh hưởng đến sự xây dựng đất nước. Đừng bắt chước cộng sản đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, tài sản của của những thành phần độ cũ rồi đày đi kinh tế mới. Đất nước sẽ mất đi những thành phần ưu tú, những người trẻ có khả năng trở thành rường cột của quốc gia. 

Ba là chính phủ tương lai sẽ không được truy tố và miễn chức các bộ phận công an, an ninh hay quân đội một cách tập thể. Họ chỉ là công cụ cho chế độ mà thôi. Khi nội chiến Nam Bắc của Mỹ kết thúc, tướng thắng trận Ulysses Grant đã cho phép quân bại trận đem lừa, ngựa về quê. Đây không chỉ là một cử chỉ nhân đạo mà còn là một hành động chính trị nhân đạo. Tướng Grant được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ đến hai nhiệm kỳ. 

Vậy còn những người đấu tranh đã bị hãm hại, chủ đất bị cướp đất đai, dân oan bị giam cầm oan ức thì tính thế nào? 

Không lẽ chỉ mở cửa tù thả họ ra là xóa hết những tủi nhục đớn đau? 

Những nỗi oan khiên của họ sẽ tính sau đây khi không được truy tố công an, chế độ? Nếu chính phủ tương lai không đòi sự công bằng cho họ thì họ sẽ tự đòi. Rồi là án mạng, hận thù sẽ tiếp nối án mạng hận thù. 

Để tránh tình trạng này, tôi đưa ra đề nghị thứ ba: 

Tất cả những cá nhân bị oan ức đều được kiện tụng những cá nhân khác. 

Nợ có chủ, oán có oan gia. Ai ai bị đi tù vì đấu tranh, cướp đất, hay bị oan ức khác… đều có quyền kiện tụng những cá nhân khác. Bắt đầu trước hết là những thẩm phán và các công tố viên. Nếu thẩm phán kết tội vu vơ, không bằng chứng thì những người này sẽ phải trả công bằng lại với tiền bạc hay với tù tội. Nếu những thẩm phán, công tố viên này có bằng chứng là họ bị ép lực của "bề trên", vậy họ phải có đủ chứng cớ của những áp lực này. Những "bề trên" sẽ đền bù cho những dân oan. Tội của ai, người đó phải chịu. 

Trường hợp của Đoàn Văn Vươn, bị ở tù mà chẳng có xét xử thì trước hết là quy tội vào người công an nào bắt. Những người công an này phải chứng minh rằng ai ra lệnh. Từ đó mới lần hồi nắm đến kẻ chủ mưu. Bắt những kẻ đó phải bồi thường bằng tiền bạc nếu nhẹ, và tù tội nếu nặng. 

Vậy người dân Việt Nam phải làm gì? 

Trước hết là rút tiền, vàng tiết kiệm ra khỏi ngân hàng, đổi tiền Việt nam ra ngoại tệ, vàng bạc và dự trữ bằng cách khác. Để tránh phá sản, những ngân hàng sẽ xúi dục chính phủ ra lệnh cấm rút tiền. Cộng sản đã đổi tiền được, độc quyền vàng được, thì tại sao không cấm rút tiền được? Những người còn tin sự sống còn của chế độ cộng sản sẽ là những người thiệt thòi nhất. 

Người dân cũng nên đổi tiền Việt Nam trước khi bi phá giá tiếp. 

Nếu có thể thì cứ vay mượn, coi như là tiền chùa, OPM, sau này chẳng có ai đòi được. 

Còn các công an, an ninh, bộ đội phải làm gì? 

Nếu không lật đổ chính quyền được thì yêu cầu các anh giữ trật tự an ninh trước, đang và sau những sự thay đổi chính trị. 

Có người nghi ngờ về sự sụp đổ của cộng sản. Tôi thì không. 

Có người nghi ngờ về sức mạnh của báo chí lề dân. Tôi thì không. 

Có người muốn bài vở của mình có giá trị vĩnh viễn. Tôi cũng không. 

Tôi xin viết lại một đoạn văn của một '' còm sĩ '': 

Cuộc cách mạng dân chủ tự do của thế kỷ 21 rất khác với các cuộc cách mạng khác. Lãnh tụ của cuộc cách mạng này cũng sẽ rất khác, gần như là một tập thể lãnh tụ nối tiếp không ngừng nghĩ. Liên tục biến hóa, từng giai đoạn sẽ có xuất hiện những người lãnh đạo cuộc chiến, phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. 

Chế độ dân chủ thì dân là chủ. Tôi là dân vậy tôi cũng là chủ. Một ông chủ trong 90 triệu ông chủ (hơn 80 triệu ở Việt Nam, vài ba triệu ở nước ngoài) Một phần tử lãnh đạo trong quần thể lãnh đạo. Tôi là chủ nên tôi tự cho mình quyền đề cử những nhân vật làm chính quyền để những ông chủ khác bàn luận và quyết định. 

Ba đề nghị của tôi không được chấp nhận thì cũng chẳng sao. Vì sẽ có những phần tử lãnh đạo khác đưa ra những ý kiến phù hợp hơn cho phong trào đấu tranh. 

Trong một chế độ dân chủ, đề nghị chỉ là đề nghị. Nó chỉ có giá trị khi có số đông dân chúng đồng tình. 

Chúng ta đang ở giai đoạn e-dân chủ, e-democracy. Tôi đưa ra ba đề nghị để xin đọc giả làm một cuộc e-bầu cử, e-election. 

Nếu được phần đông trong 90 triệu ông chủ khác chấp nhận thì thời gian lâm chung của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không tính bằng năm hay tháng, mà sẽ tính bằng ngày và giờ. 

Hẹn nhau gặp lại ở Sài Gòn. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo