Cầu Nhật Tân - Đây là cây cầu mà giới lãnh đạo Trung ương và Hà Nội lấy làm niềm tự hào là công trình ăn vay tỉ đô lớn nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á. Tên của cây cầu là Nhật Tân – một làng cổ nổi tiếng về thịt chó và hoa đào thuộc quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Tuy nhiên, cây cầu không liên quan gì tới đất Nhật Tân. Nó nằm hoàn toàn trên địa bàn phường Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ. Việc cây cầu mang tên “ngoại lai” như vậy có lịch sử liên quan tới những tiêu cực của các quan Bộ GTVT cùng UBND TP Hà Nội.
Nói một cách khách quan, cây cầu mang tên Nhật Tân là rất đúng. Ngay từ năm 1959, để xây dựng quy hoạch Tp Hà Nội, cán bộ quy hoạch Liên Xô đã sang giúp Việt Nam quy hoạch xây dựng Hà Nội. Bản quy hoạch năm 1960 đã có tên một số cây cầu: Thăng Long, Nhật Tân, Thanh Trì. Cầu Thăng Long được khởi công năm 1975, hoàn thành năm 1985. Cầu Thanh Trì hoàn thành năm 2007. Cầu Nhật Tân bây giờ vẫn bê bết. Ngay cái tên của nó đã và đang gây nhiều hồ nghi và tranh cãi.
Tại sao bản quy hoạch 1960 đã gắn cây cầu này với cái tên Nhật Tân? Qua khảo sát, các chuyên gia cho thấy về mặt địa chất, thủy văn đoạn sông bắc được cầu với chi phí thấp nhất là vị trí tương ứng thôn Bắc, thôn Tây làng Nhật Tân nối sang Xuân Canh của Đông Anh và chạy thẳng đi Quốc lộ 3 kết nối với sân bay Nội Bài, tỉnh Thái Nguyên. Đoạn này sông Hồng có tiết diện dòng chảy hẹp nhất, do đó chi phí bắc cầu sẽ thấp nhất. Về mặt quy hoạch cũng rất tiện và hữu dụng. Cây cầu nối trực tiếp đường vành đai phía Bắc Hồ Tây (đường Lạc Long Quân hiện tại) sang Quốc lộ 3 bên kia sông.
Năm 1995, 1996, các nguồn vốn quốc tế ào ạt chảy vào, lợi dụng cơ chế tập trung nguồn lực vào tay một số chóp bu, tầng lớp tư bản đỏ xuất hiện ngày càng giàu với nhiều thủ thuật lũng đoạn.
Công viên nước Hồ Tây gắn với tên tuổi một loạt các quan tham như Phạm Thế Duyệt, tướng Công an Phạm Chuyên (vợ là Trinh nắm giữ chân Giám đốc), Lê Quý Đôn, Đỗ Hoàng Ân, khu đô thị Ciputra của Phan Văn Khải, Hoàng Văn Nghiên, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Quốc Triệu … đã trở thành tụ điểm ăn chia béo bở với hàng trăm hecta đất ngay sát Hồ Tây bị giới tư bản đỏ hò nhau tùng xẻo.
Có tiền và quyền trong tay, chúng sai Bộ GTVT từ Đào Đình Bình cho tới Sủng “lác” (Chu Ngọc Sủng – Giám đốc Tổng công ty tư vấn thiết kế cầu lớn đường hầm TEDI) tới Vũ Gia Hiền (thiết kế vành đai 3 đầy tai tiếng, chỉ mang lại lợi riêng cho nhà Nguyễn Thế Thảo). Tập đoàn sâu mọt lái cầu Nhật Tân từ đúng vị trí đầu làng Nhật Tân dịch lên phía Bắc gần nửa km vào đúng điểm dân cư đông đúc tại cụm 7 và 8 phường Phú Thượng với gần 500 nóc nhà sống yên ổn nơi đây từ bao đời.
Nhằm hợp thức khâu cuối, Đỗ Hoàng Ân (Phó Chủ tịch Hà Nội) ra văn bản “đề xuất” thay đổi vị trí cầu Nhật Tân và Bộ GTVT nhanh chóng phê duyệt, chấp nhận vị trí mới.
Để trục lợi cá nhân, bọn chúng đã khiến dự án cầu Nhật Tân phát sinh thêm hàng chục nghìn tỉ. Thứ nhất, vị trí mới có tiết diện dòng chảy lớn gấp rưỡi, khiến cây cầu Nhật Tân phải tăng độ dài hơn nhiều so với vị trí cũ. Thứ hai, chi phí đền bù, tái định cư cho dân phải tăng lên nhiều lần vị dự án bị đưa vào đúng khu dân cư đông đúc. Thứ ba, về mặt quy hoạch giao thông thì rất bất hợp lý, hai đầu cầu không ăn vào tuyến giao thông nào cả nên các quan tham phải vẽ ra những đường ngoằn nghoèo rất lớn để kết nối. Hiện, đường nối cầu Nhật Tân phía Bắc và đường dẫn phía Nam đang cực nan giải. Nguy cơ làm cầu xong mà không có đường dẫn đã hiển hiện.