Nguyên Anh (Danlambao) - Sau khi Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật nhân quyền VN vì những vi phạm trầm trọng quyền còn người thì anh Ếch cũng mở chiến dịch cho các chú vẹt con đăng đàn:
Những nhận xét áp đặt thiếu thiện chí của "Đạo luật Nhân quyền Việt Nam 2013 - HR 1897" (1)
Trong cái gọi là Đạo luật này, Quốc Hội Mỹ đã tiếp tục điệp khúc cũ khi có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình tự do, dân chủ và tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, trong “Phần II: các dữ kiện và mục đích”, bắt đầu từ điểm (4) đến điểm (24), đã có những nhận xét định kiến, sai lệch làm dữ liệu để phê phán Việt Nam về tự do, dân chủ và tôn giáo. Trong bài viết này, người viết chỉ có vài ý kiến liên quan đến nội dung điểm số (7) và điểm số (8).
Với cách viết trích dẫn và diễn giải các chú vẹt định hướng dư luận theo một logic suy nghĩ ấu trĩ và bóp méo thông tin thật buồn cười. Trong đó biện minh cho hành động bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến dù họ chỉ cất tiếng nói trong ôn hòa.
Thực tế là, ở Việt Nam người ta bắt và xử trước tòa công dân Nguyễn Văn Lý do ông này có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chứ không phải là bắt Linh mục Lý và tuyệt nhiên không có gì liên quan đến Tôn giáo ở đây. Tương tự như vậy đối với trường hợp của công dân Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, và Lê Công Định, những người này bị bắt và bị pháp luật trừng phạt bởi hành vi chống nhà nước, và chúng ta những người có ý thức hoàn toàn có thể hiểu là pháp luật trừng trị tội phạm chứ không phải là đảng phái hay chính quyền trừng trị tội phạm, và càng không nên hiểu là trừng phạt các luật sư. Đối với các công dân Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn, họ bị bắt vì hoạt động tuyên truyền chống nhà nước và các tội khác chứ không phải vì họ là Blogger. Tôi nghĩ, điều này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp của các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, và việc xét xử những công dân này không có bất cứ liên quan nào đến tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Đó chính là những điểm nhận xét sai lệch dựa trên nhưng thông tin thiếu khách quan. Mặt khác, sự phê phán đó còn nặng về cảm tính, và đã có sự đánh lận giữa hành vi phạm tội của một công dân với cái mác mà công dân đó mang trên mình.
Thực tế là, ở Việt Nam người ta bắt và xử trước tòa công dân Nguyễn Văn Lý do ông này có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chứ không phải là bắt Linh mục Lý và tuyệt nhiên không có gì liên quan đến Tôn giáo ở đây. Tương tự như vậy đối với trường hợp của công dân Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, và Lê Công Định, những người này bị bắt và bị pháp luật trừng phạt bởi hành vi chống nhà nước, và chúng ta những người có ý thức hoàn toàn có thể hiểu là pháp luật trừng trị tội phạm chứ không phải là đảng phái hay chính quyền trừng trị tội phạm, và càng không nên hiểu là trừng phạt các luật sư.
Đối với các công dân Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn, họ bị bắt vì hoạt động tuyên truyền chống nhà nước và các tội khác chứ không phải vì họ là Blogger. Tôi nghĩ, điều này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp của các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, và việc xét xử những công dân này không có bất cứ liên quan nào đến tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Và tác giả càng xuẩn động và ngu ngốc hơn khi so sánh tự do, dân chủ, nhân quyền tại VN và Mỹ trong đó đưa ra một vụ án mà giới hành pháp Hoa Kỳ đã xử.
Ngay tại nước Mỹ, luật pháp các bang cũng quy định rất rõ hành vi chống chính quyền và chế tài xử phạt tương ứng. Đặc biệt, các tòa án ở Mỹ cũng rất nghiêm khắc đối với các hành vi chống chính quyền hay mạ lị xúc phạm tòa. Chẳng hạn, hồi tháng 2/2012 vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ. Nhóm Hutaree có trụ sở tại bang Michigan, đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn, sử dụng vũ khí chống lại chính quyền Mỹ. Khi bị bắt, nhóm này danh xưng “chiến binh Thiên Chúa giáo” và nói rằng họ được quyền làm theo “Chúa”, tự do phát biểu, hội họp kiểu công dân Nguyễn Văn Lý. Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), các nhóm này luyện tập bắn súng và chế bom trong rừng từ năm 2008, Hutaree tự xưng là “chiến binh Thiên Chúa giáo”, viện dẫn Kinh thánh để tuyên bố rằng tiên tri đã báo trước sẽ có một lực lượng chống Thiên chúa và đấng Kitô muốn họ chuẩn bị sẵn sàng để tự vệ. Trên website tổ chức này có nhiều bài viết bất bình với các chính sách của chính quyền Mỹ. Về vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder cho rằng, cuộc vây bắt nhóm Hutaree là một cú đánh mạnh vào một tổ chức nguy hiểm lợi dụng tôn giáo để chống nước Mỹ…
Như vậy, rõ ràng là nước Mỹ khi tự nhận là họ đảm bảo về tự do tôn giáo thì ở đây cũng có sự phân biệt rành mạch với lợi dụng tự do, dân chủ và tôn giáo chống chính quyền. Hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống nước Mỹ đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở các bang bắt, xử lý như vụ việc trên.
Vậy thì tại sao những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, chống chính quyền của một số đối tượng ở Việt Nam, khi bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, xử lý, lại bị đánh lận thành “đàn áp tôn giáo, đán áp blogger”?
Tôi nghĩ, phân tích vài điểm như vậy đã là đủ để nhận biết trắng đen, phải trái. Cái mà người Việt Nam cần chính là sự ghi nhận trung thực và khách quan các sự kiện ở Việt Nam từ phía Mỹ.
Và nếu như ngay tại nước Mỹ, các vị tiếp cận thông tin có những sai lệch, thì Việt Nam đã rất thiện chí khi tạo điều kiện để việc tìm hiểu thực tế về tự do dân chủ và tôn giáo được đảm bảo chính xác, khách quan. Thiện chí này của Việt Nam đã được duy trì như một nguyên tắc ứng xử ngoại giao đã từ lâu, nhưng rất tiếc không được phía Mỹ tận dụng.
LâmTrực (TreLàng)
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả). (1)
*
Không hiểu Lâm Trực hiểu được thế nào về tự do, dân chủ và nhân quyền?
Các nhà bất đồng chính kiến VN bị bắt vì họ đã dám nói lên ý kiến của mình trước hiện tình đất nước một cách ôn hòa tức là không manh động, không có bom xăng, không có đổ máu và càng khiên cưỡng hơn khi tác giả so sánh với một ổ nhóm khủng bố có vũ trang!
Ở một xã hội dân chủ và văn minh người dân họ có quyền cất tiếng nói của mình, chính quyền phải biết lắng nghe nhằm đưa xã hội tiến lên chứ không phải là một triều đại phong kiến xa xưa mà sợ phạm húy.
Trình độ của tác giả có phân biệt được đấu tranh ôn hòa khác khủng bố chỗ nào không?
Tác giả đừng đem nước Mỹ như trong bài viết của mình ra hù bạn đọc VN, ở thế kỷ 21 này nước Mỹ không có gì xa lạ với người dân VN, chỉ cách VN 18 giờ bay với Mỹ và 4 giờ với Úc nhiều người đi Mỹ, Úc như là đi chợ và họ học được chữ Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền, một giá trị nhân bản trên toàn thế giới đem về phổ cập cho người dân VN, chỉ cho đồng bào của mình biết mình đã bị tước đoạt những gì dưới chế độ CS, và họ cũng biết những tên cỏ đuôi chó như tác giả ra đi theo diện cài cắm nằm im, chui sâu và trèo cao để khi chủ yêu cầu là gân cổ lên dựa vào sự thật để bóp méo theo logic của mình nhằm đánh lận con đen, định hướng đầu óc người dân trong nước.
Bưng bô là một nghề không có gì vinh hạnh cho lắm, nếu tác giả có muốn bưng thì nên bưng cho khéo, chứ không thì thối lắm đấy!
Còn ngài Thủ Ếch nên dẹp cái đám lu bu ăn theo nói leo đi, chỉ tổ tiến tiền nuôi báo hại làm ai lỡ lạc bước vào trang web của ngài cũng thấy ngay tư cách của ngài đúng với câu: chủ nào tớ nấy!
___________________________________