Cán bộ công, chức công khai tài sản: "không có gì hết" !? - Dân Làm Báo

Cán bộ công, chức công khai tài sản: "không có gì hết" !?

Đã có 64% cán bộ, công chức công khai tài sản


Đỗ Minh (DVO) - Thanh tra Chính phủ cho biết, tính đến nay số cán bộ đã công bố bản kê khai tài sản là 370.650 người, chiếm hơn 64%.

Theo cơ quan thanh tra, qua tổng hợp báo cáo việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2012 của 17 bộ và cơ quan ngang bộ; 7 cơ quan thuộc Chính phủ và 14 tập đoàn kinh tế, 56 địa phương… cho thấy, có 370.650 người đã được công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, chiếm 64,2% tổng số người đã kê khai tài sản, thu nhập.

Tuy nhiên có 58 trường hợp bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo, trong đó 18 trường hợp tại Bình Phước và 40 trường hợp tại Tp.HCM.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, tính đến cuối tháng 6/2013, có 58 địa phương tiến hành 1.320 cuộc thanh tra, kết luận 720 cuộc, kiến nghị thu hồi 125 tỷ đồng, đã thu hồi 11 tỷ đồng, đạt 9%; kiến nghị xử lý khác 239 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 94 tập thể, 376 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 10 vụ. 

Theo Thanh tra Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 58 trường hợp bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo, trong đó 18 trường hợp tại Bình Phước và 40 trường hợp tại Tp.HCM.

Đối với công tác kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, cơ quan thanh tra đã tiến hành 544 cuộc thanh tra tại 1.888 đơn vị, qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh nhiều bất cập, thiếu sót, vi phạm trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, việc kê khai tài sản thu nhập, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, cải cách hành chính tiến độ còn chậm. Bên cạnh đó việc thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị chưa đầy đủ, công tác tự kiểm tra, phát hiện ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế...

Đến nay, dù Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2013 đã có quy định trách nhiệm giải trình về tài sản tăng lên… nhưng quy định này vẫn chưa đi vào cuộc sống vì thiếu nghị định hướng dẫn thi hành.

Theo khoản 1 điều 46b Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCTN thì người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm. Trong khi khoản 2 của chính điều luật này ghi rõ: “Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình”.

Đến nay, dù Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2013 nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa đi vào thực tế do còn thiếu nghị định hướng dẫn.

Nhưng đến nay quy định theo khoản 2 vẫn chưa được ban hành. Theo ông Phí Ngọc Tuyển - Cục phó Cục Chống tham nhũng, tổ trưởng tổ biên tập Nghị định hướng dẫn cho biết: “Điều vướng mắc nhất là vấn đề xử lý như thế nào với tài sản dư thừa so với bản kê khai.

Nếu ở một số nước công dân phải tự chứng minh tài sản của mình là hợp pháp, khi không chứng minh được thì bị pháp luật coi đấy là tài sản bất minh và bị tịch thu. Còn với chúng ta, việc chứng minh tài sản bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng, mà chứng minh việc này không đơn giản.

Do đó, vấn đề tài sản tăng bất thường chúng ta vẫn đang nghiên cứu, chưa có hướng xử lý.”




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo