M.I., The Economist * Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước - Lực lượng nòng cốt trong Đảng Cộng sản, những người đang lãnh đạo bộ máy nhà nước Việt Nam, chưa bao giờ là hâm mộ quyền tự do ngôn luận – thay vào đó, họ thích bắt giam những người bất động quan điểm và những ai dám thử thách quyền lực của họ. Nhưng gần đây, có vẻ như họ đã lại lùi thêm một bước nữa khi đưa ra một điều luật khác ép buộc các hãng truyền thông nước ngoài phải trả tiền để bị kiểm soát.
Một cách sơ sài, điều luật này yêu cầu các hãng truyền hình nộp đơn xin giấy phép được gọi là “giấy phép biên tập”. Nhưng các hãng truyền thông rất thận trọng; điều luật này có hàm ý buộc họ phải trả tiền cho những “biên tập viên” người Việt Nam thành thạo tiếng Anh để xem nội dung của họ liên tục 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Những “biên tập viên” này sau đó sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn những nội dung liên quan đến tình hình bạo động chính trị tại Trung Đông hoặc tại Bắc Phi. Hoặc cả những phim tài liệu về đàn áp chính trị tại Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện chính sách phát chậm các chương trình nước ngoài 30 phút để có thời gian xóa bỏ các nội dung nhạy cảm. Tuy nhiên, việc yêu cầu phía đài nước ngoài phải đóng vai trò chủ đạo và trả tiền cho việc đó thì là chuyện hoàn toàn khác – một bối cảnh khiến họ khó chịu về mặt đạo đức nghề nghiệp. Khi mà điều luật này chuẩn bị tới ngày có hiệu lực, một số kênh phim truyện và phong cách sống đã đồng ý mua giấy phép, nhưng các hãng tin tức đã từ chối. Lựa chọn này đã làm cho họ bị xếp vào “vùng xám” về mặt luật pháp.
Hồi cuối tháng Năm, một vài ngày sau khi điều luật có hiệu lực, một vài nhà cung cấp truyền hình địa phương đã ngưng phát sóng các kênh BBC và CNN khỏi chương trình của họ, bao gồm từ 60 đến 70 kênh của khu vực nước ngoài. Một trong số những nhà truyền hình đầu tiền thực hiện việc này gồm có K+. Một nhà phân tích nghi ngờ rằng việc K+ đi bước này không phải vì an toàn mà nhằm ép chính phủ phải làm rõ ràng các chính sách truyền hình mờ ám của họ.
Điều luật này, được biết với cái tên Quyết định 20, không hề làm hài lòng các đại xứ quán hay Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và họ cho rằng điều luật này mở ra đủ kiểu kiểm soát thông tin. Sau vài ngày bị chỉ trích bởi báo chí quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho mở lại các kênh nước ngoài bị chặn trước đó. Điều luật này giờ đây “đã bị hủy bỏ”, một luật sư lâu năm tại một doanh nghiệp luật quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành này cho biết các hãng tin tức vẫn chưa thể hết lo lắng.
Bên cạnh việc gây khó chịu và có tính đàn áp, điều luật này thể hiện sự xích mích bên trong Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam. Những đảng viên lão thành có vẻ muốn làm theo người đồng chí ở Trung Quốc – chỉ chó 34 kênh nước ngoài được phát sóng, họ đều bị kiểm soát nội dung kỹ lưỡng và chỉ được phép phát tại các khách sạn cấp cao và tập đoàn kinh tế nước ngoài, chứ không được phát cho người dân thường ở nội địa. Những nhà cải cách Việt Nam, ngược lại muốn truyền hình của họ được tự do hoạt động và có tính cạnh tranh cao hơn.
Các bản nháp của điều luật này đã được xào đi đá lại trong Bộ kể từ năm 2009, và các bè cánh muốn chiếm ưu thế được tin là đã gửi nhiều tín hiệu nhập nhằng tới các nhà ngoại giao và truyền hình nước ngoài. Kết quả là Bộ đã không thể thực hiện được các chính sách của họ một cách hợp lý. John Medeiros, giám đốci chính sách thuộc CASBAA, một công ty truyền hình thu phí tại châu Á có trụ sở ở Hồng Kông, cho biết: ”Điều chúng ta đang có ở đây là nhiều người với các quan điểm khác nhau, người thì đẩy, người thì kéo, và định hướng chính sách lúc thì bị lái theo chiều này, lúc thì bị đẩy theo hướng kia, phụ thuộc vào ai là người nắm quyền tại một thời điểm nhất định”. Quá nhiều chuyện này diễn ra tại Việt Nam vì do thể chế chính trị một đảng [Đảng Cộng sản Việt Nam] tàn phá.
Vào lúc này, các kênh truyền hình nước ngoài vẫn được lên sóng, tất nhiên là vẫn phải trễ hơn 30 phút, và BBC cho biết họ vẫn đang “tiếp tục đàm phán” về vấn đề này với chính phủ Việt Nam. Mọi chuyện hiện tại vẫn còn ổn. Tuy nhiên, điều luật này đã làm cho mô hình kinh doanh của K+ và các đối thủ trong nước của họ, những người kiếm tiền bằng việc mang tới bữa tiệc những tin tức hấp dẫn, lâm vào tình trạng hiểm nghèo.
Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết, Quyết định 20 không chỉ là bộ luật mới nhất trong số những luật định mới và phiền hà – đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, lao động và cả nhiều lĩnh vực khác – đã làm phiền toái các nhà kinh doanh cũng như đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong công bằng xem xét theo một số tiêu chí nào đó thì Việt Nam đang trên đường cải cách dần dần, nếu không muốn nói thẳng là thất thường. Đây phải là thời điểm quá sớm, vào cuối tháng Năm này, Việt Nam đã tuyên bố sẽ phê chuẩn việc thành lập một công ty quản lý tài sản nhằm mua lại các khoản nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng đang thất bát. Và trong những tuần gần đây, Việt Nam đã cải cách một phần hệ thống hải quan và giảm bớt các quy định ngặt nghèo đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Với nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi tham nhũng chồng chất thâm căn cố đế và sự quản lý kinh tế kém cỏi, chính phủ Việt Nam có thể nuông chiều các đảng viên lão thành của họ bằng việc thực hiện thêm nhiều chính sách không rõ ràng và phản tác dụng. Tin đồn hiện nay trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài là một vài vốn đầu tư trước đây chảy vào Việt Nam hiện giờ đang nhanh chóng tìm đường chay sang Indonesia.