Một phản hồi cho bài “Viết tiếp Có lẽ sự thật nằm ở dư luận” của Thăng Long - Dân Làm Báo

Một phản hồi cho bài “Viết tiếp Có lẽ sự thật nằm ở dư luận” của Thăng Long

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Đây là 1 bài PR cho Nguyễn Phú Trọng. Vì bài có nhiều lỗi cơ bản về kiến thức, nên tôi thấy cần phải thảo luận với tác giả Thăng Long. Hơn nữa bài lại được BBC bình luận, nên việc viết phản hồi cho công luận sáng tỏ, cũng là điều cần làm.

Mở đầu, tác giả mô tả ông Trọng như 1 người biết lẩy Kiều với câu “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn” khi nhậm chức CT Quốc hội.

Lẩy Kiều thì người Việt Nam nào cũng biết, vậy ông Trọng lẩy đôi ba câu Kiều là chuyện bình thường.

Nói chung, người Việt Nam ta, ai cũng lẩy đúng hoàn cảnh.

Điều này cũng đúng với trường hợp ông Trọng.

Khi nhậm chức CT Quốc hội, quả thực với cái bằng Tiến sĩ về tổ chức đảng, mà các giáo sư Liên Xô thương hại cấp cho 1 kẻ cuồng tín Việt Nam, với khả năng tổ chức kém cỏi, nền tảng đạo đức mỏng manh... thì “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn” là câu lẩy Kiều hoàn toàn hợp hoàn cảnh thực của ông Trọng. Tuy nhiên, do tham vọng bản thân lại quá to lớn, ông Trọng vừa nhậm chức CT Quốc hội đã muốn leo cao hơn nữa lên chức Tổng bí thư, nên trong tâm lý của ông ta cũng có xuất hiện sự e dè, lo ngại là điều tất nhiên.

Trong cả nhiệm kỳ CT Quốc hội do “phận mỏng cánh chuồn” nên CT Trọng đã không 1 lần dám lên án hải tặc Trung Quốc bắn giết ngư dân ta trên Biển Đông.

Ông Trọng làm bộ giả điếc, giả lú... để hóa giải chuyện an ninh lãnh hải, an ninh của hàng triệu ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, an ninh của hàng chục triệu người dân lao động Việt Nam đang lao động trong tổ quốc của mình, thành chuyện nhỏ “năm qua trên Biển Đông là yên tĩnh”.

Ông ta nhún nhường “phận mỏng cánh chuồn” để âm mưu to lớn: thực hiện một cách nô lệ mọi tham vọng của Bắc Kinh với Biển Đông. Có Trung Quốc ủng hộ trả ơn, phận ông ta không còn mỏng nữa. Hôm nay ông ta đã là vua Tổng Bí Thư của ĐCS VN.

Bấy giờ, thời gian Trọng làm bí thư thành ủy Hà Nội, trong dân gian Hà Nội truyền tụng câu: “Giầu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu”.

Trong bài viết của mình, ông Thăng Long viết:

“Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu. Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi”.

Hình như tác giả có vấn đề về trí tuệ. Thứ nhất từ khi ông Trọng làm việc ở Hà Nội, khi câu vè lan truyền, tới nay đã là một quãng thời gian khá dài mà tác giả Thăng Long vẫn “mới thật hiểu”, cái này gọi là chậm hiểu. Mà ông Thăng Long chậm hiểu như thế nào?

Tác giả Thăng Long chậm hiểu như sau:

“Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu. Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi”.

Tôi sẽ không bình luận về “nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu” vì lý do đạo đức.

Cụ Phan Bội Châu là người Việt Nam yêu nước vĩ đại.

Cuộc đời Cụ là tấm gương cho muôn ngàn thế hệ Việt Nam noi theo.

Nghi án Nguyễn Ái Quốc bán đứng Cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp hiện đang còn là dấu hỏi, cần thêm bằng chứng.

Ở đây, tôi xin dậy tác giả Thăng Long về trường hợp dám so sánh khập khiễng: “Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi.”

Cái sạch của Tổng Trọng thì phải hỏi những tài liệu tố cáo, mà Thủ tướng nắm giữ, thời gian ông Trọng làm việc tại Hà Nội.

Tác giả cần tham khảo thêm.

Còn về Khuất Nguyên thì tác giả nên nhớ rằng Khuất Nguyên trầm mình trên sông Mịch La vì không nhìn được cảnh nước Sở yêu quí của ông ta mất dần vào tay nhà Tần lang sói.

Khuất Nguyên trầm mình vì những trăn trở yêu nước của mình không được nhà vua thi hành.

Tác giả Thăng Long hãy nghe lời bình về Ly Tao của Tư Mã Thiên.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết:

“Ly Tao” cũng như là buồn trong chia ly. Trời là khởi thủy của loài người. Cha, mẹ là gốc của con người. Người ta gặp lúc khốn cùng thì quay về gốc. Cho nên hễ khó khóc mỏi mệt, ốm đau, không ai không kêu trời! Khi đau xót, thương cảm, không ai không kêu cha mẹ. Khuất Bình theo đạo ngay đi đường thẳng, dốc hết lòng trung, đưa hết trí khôn ra thờ vua, nhưng lại bị kẻ gièm pha ly gián, có thể gọi là ở vào cảnh khốn cùng vậy! Mình tín mà bị ngờ vực, mình trung mà bị chỉ trích, làm sao khỏi oán thán! Khuất Bình viết Ly Tao là do oán thán mà ra vậy”.

Vậy thì Khuất Nguyên do yêu nước mà tự vẫn. Còn ông Trọng thì do cam tâm làm nô tày cho Trung Quốc, muốn nô dịch Việt Nam, ông Trọng với cương vị TBT ĐCS VN đã ký Thông cáo chung VN-TQ ngày 15/10/2011.

Sao ông Long lại so sánh Nguyễn Phú Trọng với Khuất Nguyên được.

Còn việc ông Trọng có sang Trung Quốc tìm sông Mịch La không: “Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi.”
Thì là chuyện riêng của ngài Tổng.


Thế nhưng theo châm ngôn: kẻ nào vung gươm có thể chết vì gươm, (vung gươm Chỉnh đảng, vung gươm Ban Nội Chính, vung gương “Hốt tất”... đánh Thủ tướng), mà tôi lo lo cho ông Trọng.


Nguyễn Nghĩa650


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo