Uyển Thi (Danlambao) - Ở Việt Nam từ những lớp mầm non cho đến hết đại học học sinh đi học đều phải đóng tiền, lương giáo viên được đảng trả thấp thua cả người phụ bưng bê rửa chén ở các tiệm cơm với thu nhập từ 2,5 đến 4 triệu đồng một tháng (1). Để sống được, những thầy cô phải chơi chiêu trên lớp họ dạy rất ít, để cho học sinh không nắm được kiến thức. Nếu muốn theo kịp với bạn bè, và có kết quả tốt bắt buộc học sinh phải học thêm, các thầy cô sẽ đem kiến thức ra để dạy ở những lớp dậy thêm đó để kiếm thêm thu nhập nếu học sinh mà nào không chịu học sẽ bị điểm kém và còn bị phạt, thậm chí bị đánh đòn?
Ở các nước phương tây và Mỹ học sinh của họ học từ lớp 1 đến lớp 12 thường học rất nhàn nhã kiến thức đi đôi với thực hành, về phần giáo dục công dân họ cho học sinh đi thăm các viện dưỡng lão một tuần hoặc tháng một lần, họ tổ chức những buổi dã ngoại cho học sinh biết thực tế về sinh vật, động vật, địa chất, khi hậu vùng miền để học sinh nắm bắt thực tế... Khi học song trung học nếu muốn học đại học thì cứ việc đăng ký, không phải thi chỉ trừ một số trường đặc biệt mới tổ chức thi đầu vào. Nói chung họ chỉ xiết lại kể từ lúc vào đại học, nếu không viết song luận án thì không thể tốt nghiệp có những sinh viên không theo nổi thì tự nghỉ.
Ở Việt Nam khi thi vào đại học rất khó gần 300 trường học tự tổ chức thi tuyển đầu vào, mục đích để kiếm tiền lệ phí đăng ký mỗi hồ sơ dự thi có 2 mảnh giấy Photocopy A4, bán với giá 100 ngàn đồng nhân với khoản 5000 đến 10000 ngàn em mỗi trường, là kiếm đến 50 đến 100 triệu chưa kể tiền lo lót. Thay vì cơ sở trường có thể tiếp nhận 300 tân sinh viên, nhưng trường chỉ tuyển 200, số còn lại được tính như sau: 30 chỗ cho con em lãnh đạo cách mạng cho dù chúng học ngu không thi đỗ, 20 chỗ cho con em giáo viên trường, 20 chỗ cho quan chức ngành giáo dục, 30 chỗ cho hiệu trưởng và phó. Những học sinh có số điểm thi thiếu từ 0,5 đến 1 điểm sẽ phải lo lót một suất học không dưới 50 triệu đồng tùy trường.
Nên các trường đại học tại Việt Nam đã vào được sẽ tốt nghiệp, cho dù sinh viên học kém vẫn ung dung có tấm bằng tốt nghiệp, còn viết luận án không được thì thuê người viết hộ. Vì thế nhiều sinh viên khi tốt nghiệp đại học cầm tấm bằng mà không xin được việc làm, bởi cách giáo dục gian dối của cộng sản ngày nay?
Còn ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, nếu học sinh nào không học thêm thì em đó đừng mơ đến kết quả cuối năm được tiên tiến hoặc giỏi, bởi giáo viên đứng lớp sẽ dậy từ A đến Z tất cả các môn, nên em nào không học thêm coi như cho dù học có giỏi cũng vẫn chỉ nhận được kết quả là học sinh trung bình khá. Đến khi học hết lớp 5 khó có thể vào được lớp 6 bởi cách tính điểm của các trường như sau học sinh giỏi được cộng 5 điểm 1/năm khá 4 điểm trung bình 3. Các trường đúng tuyến thường lấy 40 đến 44 điểm vậy 5 năm giỏi được 25 điểm, cộng với điểm thi văn toán của học kỳ 2 là 20 điểm thì một học sinh trung bình sẽ không bao giờ vào trường công lập được nên bắt buộc phụ huynh muốn cho con vào trường công lập phải học thêm của giáo viên để khỏi phải bị vào trường dân lập.
Qua cấp hai học từ lớp 6 đến lớp 9 do lúc này các em học sinh phải học nhiều môn, như văn toán, lý, hóa, anh... thế là mỗi môn các em cũng phải học thêm từng thầy hoặc cô mỗi môn học bắt buộc phải đóng phí học thêm, từ 200.000 đến 300.000đ/1 tháng một môn học tùy vùng miền, và điều kiện kinh tế của địa phương nhưng không ít hơn 150.000đ/1 tháng, nếu em nào không học thêm của giáo viên bộ môn đó sẽ bị ghét ra mặt, có em khóc lóc với bố mẹ rằng nếu không cho học thêm thì ngày nào học môn của giáo viên đó, cũng bị gọi lên khảo bài rồi miệt thị trước lớp, thế là bố mẹ lại phải lo thêm khoản học phí nếu học đủ các môn thì các em sẽ đi học từ sáng cho đến tối mịt mới về.
Các kết quả điểm cũng được tính như ở cấp I, các trường chuyển tiếp cũng lấy đầu vào là 2 năm giỏi, 2 tiên tiến, tùy trường. Còn nếu học sinh nào muốn thi vào các trường có tiếng hơn sẽ phải nộp đơn thi đầu vào, theo kiểu thi đại học đã nói ở trên, và những học sinh nào không đạt điểm chuẩn, lại phải lo lót có em muốn học trường điểm thi đầu vào để cùng bạn bè, thì bố mẹ lại phải lo lót 1 xuất học lớp 10 của trường điểm giá từ 30 đến 50 triệu.
Chuyện mất tiền đã đành nhưng các em mất cả tuổi thơ cứ vùi đầu vào học, bởi áp lực từ gia đình và nhà trường đến đánh mất tuổi thơ lúc nào không hay, kể từ khi lên lớp 10 thường thì từ 15 đến 16 tuổi, các em đã có ý thức hơn nên lao đầu vào học theo những ngành mình thích, nên thường chỉ phải học ba môn thi đại học theo khối A, B, C... như toán lý hóa khối A hay khối B toán văn anh... nên việc học để chuẩn bị vào đại học lại được các em lao vào nào là toán nâng cao toán tư duy... hầu hết các em không còn thời gian bởi các môn học khác cũng rất cần, để thi lấy bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học để được thi đại học.
Cái vòng lẩn quẩn ấy cứ lập đi lập lại cho đến khi thi đỗ đại học là 18 tuổi, những em không đậu đại học lại tiếp tục đèn sách ở những lò luyện thi một năm để sang năm thi lại đại học, rồi khi vào được đại học với kiểu dậy như nói ở phần trên, các em ra trường lại thất nghiệp và lại dấu bằng để đi làm phu hồ (2) và nhiều việc khác? nếu bố mẹ hay họ hàng không phải là đảng viên, hay những người có tiền để lo lót. Còn vào các doanh nghiệp nước ngoài họ tuyển dụng rất chi tiết kiến thức thật qua mấy tháng thử việc chứ không phải bằng cấp, bằng giấy.
Cộng sản Việt Nam đã cố tình để cho bộ giáo dục làm những chuyện kể trên, để các em học sinh không còn thời gian đến với trang tin khác nhằm giết chết từ trứng nước với những ý nghĩ bất đồng chính kiến. Nhưng giấy không gói được lửa? bằng cách này cách khác, học sinh sinh viên vẫn xuyên thủng tường lửa, để vào các trang mà đảng cấm, bởi càng cấm người ta càng tò mò. Và khi biết mình bị đảng lừa các em đã đứng lên chống lại một cách mạnh mẽ, mà gần đây nổi lên là Đình Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, và còn nhiều nữa những cô cậu sinh viên đang âm thầm chống đảng, chỉ đợi một cơ hội tất cả sẽ đứng lên tiêu diệt đảng cộng sản một cách nhanh nhất có thể ngày ấy chắc không xa?
________________________________________
Chú thích: