Mai Xuân Dũng - Những ngày đầu cách mệnh, các nhà thơ Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận... đến với đảng, CNXH với tình cảm nồng nhiệt đầy vẻ đồng cốt. Thơ của họ như ngọn lửa cháy trong lòng, tỏa nhiệt ra bên ngoài bằng những ca từ bay bổng.
Chế Lan Viên viết về vấn đề Luận cương của Lê nin với lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bài thơ dài “Người đi tìm hình của nước” dù có lẽ ông cũng chẳng hiểu gì về bản Luận cương này:
“Luận cương đến với Người và Bác Hồ đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin”
Và Chế Lan Viên có lẽ là người đầu tiên hòa trộn, đánh đồng đảng với đất nước:
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”...
Còn Tố Hữu yêu đảng đến bất khả hoặc, mê cuồng đến độ viết:
“Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng
Tấm lòng son chói sáng nghìn thu”
Và thề nguyện:
“Dẫu tan nát thịt, còn vương vấn hồn:
Chết nằm xuống còn hôn cờ Đảng
………..
Vững lòng quyết sống, không rời Đảng ta
Dù khi giặc khảo , giặc tra
Cắn răng thà chết, không xa Đảng mình”...
Tố Hữu viết về đảng với những câu rất kỳ lạ, rất nhiều con số “nghìn, vạn”:
“Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng.
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta, Mác- Lê-nin vĩ đại
Sau mấy chục năm theo đảng, nhiều người cầm bút ngộ ra rằng: Các nhà thơ cách mệnh thật ra đã góp phần đưa đảng lên mây xanh cao đến nỗi khi đảng rơi xuống là tan xương nát thịt.
CA NGỢI KHEN NỊNH LÀ CÁCH GIẾT NGƯỜI ĐỂ KẺ BỊ GIẾT CẢM THẤY MÃN NGUYỆN NHẤT.