Quốc Hội cần cải tổ hệ thống nặng tính đàn áp và tiếp nhận các tiêu chuẩn quốc tế
(New York, ngày 22 tháng Mười năm 2013) - Trong một văn thư vừa gửi tới Chủ tịch Quốc Hội, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Quốc Hội Việt Nam cần đảm bảo bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Quốc Hội Việt Nam đang xem xét và dự định sẽ bỏ phiếu về các nội dung sửa đổi hiến pháp trong phiên họp từ ngày 21 tháng Mười đến ngày 30 tháng Mười một năm 2013.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng các nghị viên Quốc Hội đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử và, bất chấp các yêu cầu của Đảng Cộng sản đang cầm quyền, nên sử dụng thời cơ này để mang lại những thay đổi có ý nghĩa cho một hệ thống hiến pháp và pháp luật vốn đã cản trở người dân Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản một cách có hệ thống. Lần gần đây nhất bản Hiến pháp Việt Nam 1992 được sửa đổi là vào năm 2001.
“Đây là cơ hội duy nhất trong cả một thế hệ để thay đổi hiến pháp Việt Nam sao cho các quyền tự do cơ bản của người dân được bảo đảm, ví dụ như quyền kêu gọi dân chủ hay thành lập các công đoàn độc lập và các tổ chức chính trị độc lập”, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Quốc Hội không nên chỉ thực hiện những thay đổi sơ bộ đối với một hệ thống pháp lý mang nặng tính đàn áp, mà cần đáp ứng các yêu cầu của công chúng và bắt tay vào cải tổ hiến pháp một cách cơ bản.
Dù Việt Nam đang là một nhà nước độc đảng và Đảng Cộng sản kiểm soát quá trình nghị sự, nhưng theo luật việc sửa đổi hiến pháp thuộc thẩm quyền của Quốc Hội. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một số nội dung sửa đổi hiến pháp được đề xuất chính thức có thể tạo những tiến bộ về nhân quyền. Cụ thể như, “nhân quyền” chỉ được nhắc tới một lần duy nhất, mang tính hình thức trong bản Hiến pháp 1992, nhưng đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bản dự thảo lần này với cách thể hiện cho thấy rằng nhân quyền thuộc về tất cả mọi người ở Việt Nam, bất kể có phải là công dân Việt Nam hay không. Những tiến bộ khác trong bản dự thảo gồm có các điều khoản về phân biệt đối xử, về tiếp cận trợ giúp pháp lý, về xét xử công bằng, về cưỡng bức lao động và điều khoản thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều khoản loại trừ và các lỗ hổng pháp lý làm yếu đi đáng kể các nội dung về quyền con người cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và hội họp, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Dự thảo sửa đổi nội dung điều 4 Hiến pháp, vốn gây nhiều tranh cãi, lại nới rộng thêm điều kiện cho Đảng Cộng sản tuyên bố về quyền lãnh đạo đất nước – ghi nhận rằng Đảng này là “đội tiên phong” của không riêng gì “giai cấp công nhân” Việt Nam như trong Hiến pháp 1992, mà còn của cả “dân tộc Việt Nam”, khiến cho đa nguyên chính trị và bầu cử chính trị định kỳ thực chất trở nên bất khả thi.
Để thực hiện được một chương trình cải tổ thực thụ, bảo đảm các quyền tự do và nhân quyền cơ bản, bản hiến pháp phải đáp ứng được các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của các công ước, hiệp ước quốc tế về nhân quyền đồng thời đảm bảo khả năng thực thi pháp lý của các điều khoản đó trong lãnh thổ Việt Nam. Bản hiến pháp cần có các điều khoản quy định rằng bất cứ sự hạn chế nào đối với nhân quyền và quyền tự do chỉ có thể là điều kiện cần thiết trong một xã hội dân chủ, và không cho phép các cơ quan nhà nước hay tòa án được vi phạm các quyền con người đã được quốc tế công nhận.
“Nhân dân Việt Nam đang chất vấn một cách chính đáng rằng liệu một bản hiến pháp mới có mang lại thay đổi cho đời sống của mình hay chỉ là những ngôn từ đẹp đẽ trên giấy tờ”, ông Adams nói. “Có quá nhiều điều khoản loại trừ và lỗ hổng khiến người ta có thể thắc mắc rằng liệu việc sửa đổi hiến pháp lần này có phải chỉ đơn thuần là một bài toán về quan hệ công hay không. Nếu có ý định nghiêm túc về cải tổ, Đảng Cộng sản sẽ để cho Quốc Hội chứng minh rằng những kẻ hoài nghi đã nghĩ sai.”
Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam được chính thức công khai với công chúng và công chức nhà nước vào ngày mồng 2 tháng Giêng năm 2013, với việc công bố những nội dung dự kiến thay đổi so với bản Hiến pháp 1992 hiện hành. Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, chính phủ đã mời người dân đóng góp ý kiến về dự thảo. Hàng chục ngàn người dân Việt Nam đã viết thư góp ý.
Những người dân Việt Nam có can đảm vận động để thay đổi hiến pháp đã trở thành đối tượng của một chiến dịch chính thức nhằm ngăn chặn những quan điểm không vừa ý nhà nước, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. Điều này có vẻ là một nguyên nhân chính trong vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 27 tháng Mười hai năm 2012, sau đó ông bị xử vào ngày mồng 2 tháng Mười vừa qua với mức án 30 tháng tù về tội danh trốn thuế ngụy tạo. Những người lên tiếng phê bình một cách ôn hòa khác, như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, blogger Nguyễn Hữu Vinh và nhà hoạt động Phật giáo Lê Công Cầu cũng là nạn nhân của chiến dịch này.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa thể hiện các dấu hiệu cho thấy họ nghiêng về giải pháp bớt tính đàn áp hơn trong vấn đề các quyền cơ bản của con người. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong một bài phát biểu ngày 19 tháng Ba về sửa đổi hiến pháp rằng Đảng Cộng sản, nhà nước, và “mọi người dân” phải đấu tranh với các lời nói và việc làm không với tinh thần xây dựng, gây phương hại, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng và xã hội.” Như để củng cố thêm ý tưởng này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu trong ngày 27 tháng Ba rằng bản hiến pháp mới phải thể hiện được tâm nguyện của Đảng Cộng sản.
“Thật là hết sức hài hước khi mời công chúng đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp để rồi bỏ tù những người thể hiện quan điểm riêng của mình,” ông Adams nói. “Nếu bản hiến pháp mới thực hiện được một việc, việc đó phải là chấm dứt tùy tiện sử dụng pháp luật để bỏ tù những người lên tiếng phê bình một cách ôn hòa.”
Để xem thêm các bài về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
Muốn có thêm các thông tin khác, xin liên hệ:
- Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc email: robertp@hrw.org
- Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728-333 (di động); hoặc email: adamsb@hrw.org
- Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736 (di động); hoặc email: siftonj@hrw.org
* HRW gửi Danlambao.
_______________________
For Immediate Release
Vietnam: Revise Constitution to Protect Rights
Assembly Should Reform Abusive System, Endorse International Standards
(New York, October 22, 2013) – Vietnam’s National Assembly should ensure that the country’s revised constitution fully meets international human rights standards, Human Rights Watch said in a letter to the chairman of the National Assembly. Vietnam’s parliament is considering and expected to vote on constitutional amendments during a session from October 21 until November 30, 2013.
National Assembly members stand at a historic crossroads and, regardless of the demands of the ruling Communist Party of Vietnam, should use this opportunity to bring meaningful change to a constitutional and legal system that has systematically denied the country’s population their basic rights, Human Rights Watch said. Vietnam’s 1992 Constitution was last amended in 2001.
“This is a once-in-a-generation opportunity to change Vietnam’s constitution so that it protects basic freedoms, such as the rights to call for democracy or form independent trade unions and political organizations,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “The National Assembly shouldn’t just make minor changes to a deeply abusive legal system, but should respond to public demands and move on fundamental constitutional reforms.”
Although Vietnam is a one-party state and the Communist Party controls the process, by law it is the National Assembly that is empowered to amend the constitution. A number of officially proposed amendments to the constitution could advance human rights, Human Rights Watch said. For instance, whereas the 1992 Constitution only contains a single, pro forma, mention of human rights, the current draft refers to human rights repeatedly and in a manner indicating that they belong to everyone in Vietnam, both citizens and non-citizens. Other improvements in the draft include provisions on discrimination, access to legal counsel, fair trials, forced labor and the establishment of a Constitutional Council.
However, many exceptions and other loopholes substantially weaken human rights provisions on fundamental rights, such as freedom of expression, assembly, and association, Human Rights Watch said. Proposed amendments to the controversial article 4 of the constitution expand on the Communist Party’s claim to leadership of the country – making it the “vanguard” not only of the Vietnamese “working class,” as in the 1992 Constitution, but also of “the Vietnamese people,” making political pluralism and genuine periodic elections impossible.
To facilitate a genuine reform agenda that protects basic rights and freedoms, the constitution should meet all of Vietnam’s international legal obligations as a state party to international human rights treaties and conventions, while affirming that they have the force of law within Vietnam. The constitution should include clauses requiring that any limitations imposed on rights and freedoms are only those that are necessary in a democratic society and do not allow government entities or the courts to effectively undermine internationally recognized human rights.
“The Vietnamese people are rightly asking whether a new constitution will make a difference to their lives, or just be nice words on paper,” Adams said. “There are so many exceptions and loopholes that it is fair to ask whether this is merely a public relations exercise. If the Communist Party is serious about reform, it will let the National Assembly prove the doubters wrong.”
Vietnam’s draft constitution was officially opened for public and official comment on January 2, 2013, with the publication of draft amendments to the existing 1992 Constitution. In an unprecedented move, the government invited public comments. Tens of thousands of Vietnamese have made written submissions.
Vietnamese who have had the courage to campaign for changes to the constitution have been subject to an official campaign aimed at prohibiting views deemed unwelcome, Human Rights Watch said. This appears to have been a key factor in the December 27, 2012, arrest of lawyer Le Quoc Quan, who was sentenced on October 2 to 30 months in prison on trumped up charges of tax evasion. Other peaceful critics such as journalist Nguyen Dac Kien, blogger Nguyen Huu Vinh and Buddhist activist Le Cong Cau have also been targeted.
Vietnam’s leaders have not given any indication that they support a less repressive approach to fundamental rights, Human Rights Watch said. Prime Minister Nguyen Tan Dung said in a March 19 speech on constitutional revision that the Communist Party, the state and “every single citizen” must “fight against unconstructive speeches and actions that sow division and harm solidarity in the Party and society.” Reinforcing this, President Truong Tan Sang stated on March 27 that the new constitution must reflect Communist Party aspirations.
“It is deeply cynical to invite public comment on the draft constitution and then to put people in prison for expressing their views,” Adams said. “If a new constitution accomplishes one thing, it should put an end to the arbitrary use of the law to imprison peaceful critics.”
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
For more information, please contact:
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org
In London, Brad Adams (English): +44-7908-728-333 (mobile); or adamsb@hrw.org
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-917-838-9736 (mobile); or siftonj@hrw.org