Amnesty International/Hành Nhân chuyển ngữ - Ngày 7/11/2013 - Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp đáng báo động của họ đối với giới bất đồng chính kiến và ngay lập tức đưa ra các biện pháp để bảo vệ các nhà hoạt động khỏi sự sách nhiễu hơn nữa và bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền của họ, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong một báo cáo mới ngày hôm nay. Những tiếng nói câm lặng: Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam xem xét cách pháp luật và các nghị định được sử dụng để hình sự hóa tự do ngôn luận, cả trực tuyến và trên các đường phố. Nó cũng liệt kê 75 người tù nhân lương tâm tại Việt Nam, một số người bọn họ đã bị nhốt trong những điều kiện khắc nghiệt trong nhiều năm.
"Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác. Cuộc đàn áp đáng báo động của Chính phủ về tự do ngôn luận phải chấm dứt", Rupert Abbott, nhà nghiên cứu Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, buộc tội, câu lưu hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng trong những năm qua . © HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages
"Năm nay, Việt Nam vừa tranh luận về một Hiến pháp sửa đổi vừa chạy đua cho một chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chính phủ đang nói với thế giới về sự tôn trọng của mình đối với các quy định của pháp luật, nhưng sự đàn áp bất đồng chính kiến vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam là phải tôn trọng tự do ngôn luận".
Các nhà chức trách đã bắt giữ, buộc tội, câu lưu hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng trong những năm qua . Điều này bao gồm các blogger, các nhà hoạt động giới lao động và quyền sử dụng đất, những người bảo vệ nhân quyền và những người kêu gọi cải cách dân chủ cách ôn hòa. Các thành viên của các nhóm tôn giáo cũng trở thành mục tiêu.
Kể từ đầu năm 2012, có ít nhất 65 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa đã bị kết án tù dài hạn trong khoảng 20 phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những tù nhân lương tâm thường bị giam giữ trong khoảng thời gian dài trước khi xét xử mà không được các thành viên gia đình hoặc luật sư thăm gặp. Những phiên tòa thua kém xa so với tiêu chuẩn quốc tế có thể chấp nhận, thường chỉ kéo dài một vài giờ, và không có giả định vô tội trong thực tế.
Đây là trường hợp phiên tòa xử bốn nhà hoạt động chính trị trong tháng Giêng năm 2010, khi các thẩm phán đã cân nhắc chỉ 15 phút trước khi quay trở lại với bản án hoàn chỉnh. Thẩm phán đã mất 45 phút để đọc bản án, cho thấy rõ ràng rằng nó đã được chuẩn bị từ trước.Một khi bị giam cầm, tù nhân lương tâm phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt và đôi khi bị biệt giam hoặc bị cô lập khỏi các tù nhân khác, trong khi một số phải chịu tra tấn hoặc bị những sự đối xử tàn bạo và vô nhân đạo khác.Trong số đó có Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động 28 tuổi, người đã bị bỏ tù bảy năm vào năm 2010 vì tội phát tờ rơi với sự hỗ trợ của giới công nhân nhằm đòi tăng lương và điều kiện lao động tốt hơn. Cô đã phải chịu đựng sự tệ hại trong tù, bao gồm chịu đựng nhiều vụ đánh đập bởi các tù phạm khác trong khi các giám ngục đã không làm gì để ngăn chặn.
"Đỗ Thị Minh Hạnh, và tất cả những người khác giống như cô ấy là tù nhân lương tâm, những người đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa. Họ phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện ", ông Abbott cho biết.
"Báo cáo của chúng tôi tập trung vào 75 cá nhân bị cầm tù là những người không bao giờ nên bị bắt hàng đầu. Nhưng trong khi con số này là rất đáng kinh ngạc, nó không diễn tả được toàn bộ câu chuyện . Hiện có hàng chục người khác trong tù có thể là người tù nhân lương tâm trong khi có nhiều người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động khác đã bị đánh đập, sách nhiễu, vẫn còn ở trong trại giam trước khi đem ra xét xử, hoặc bị quản thúc tại gia".
Trong khi Hiến pháp của Việt Nam rộng rãi đảm bảo quyền tự do ngôn luận, thì một loạt các điều luật và nghị định đã được giới thiệu trong những năm gần đây lại nhằm hạn chế quyền này.Bộ luật Hình sự năm 1999 cho phép chính quyền bỏ tù hàng chục năm những người nào dám nhằm "lật đổ" hay "tuyên truyền chống lại nhà nước”, những bản án mà hầu hết được sử dụng để trừng phạt bất đồng chính kiến ôn hòa.
Vào ngày 1 tháng 9 năm nay, chính phủ đã giới thiệu một nghị định mới hạn chế nghiêm trọng việc sử dụng internet, với những hình phạt khắc nghiệt đối với việc chia sẻ tin tức trên các blog và các phương tiện truyền thông xã hội, hay các hoạt động trực tuyến bị xem là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang tranh luận về một Hiến pháp sửa đổi, mà Quốc hội dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua trước khi phiên họp lần này kết thúc vào ngày 30 tháng 11. Năm nay Chính phủ đã thực hiện "những sự tham vấn phổ biến" chưa từng có về dự thảo điều lệ. Nhưng theo phân tích của Tổ chức Ân xá Quốc tế, bản Hiến pháp sửa đổi có chứa những lỗ hổng mơ hồ về diễn đạt mà sẽ cho phép chính phủ tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận.
"Hiến pháp dự thảo mới có những vấn đề cơ bản tương tự như bản hiến pháp trước đó của nó, và sẽ làm gì để bảo vệ những nhà bảo vệ nhân quyền và những người khác có nguy cơ trở thành mục tiêu của các nhà chức trách thông qua những điều luật và những nghị định hạn chế", ông Abbott cho biết."Hiến pháp phải bảo vệ nhân quyền và được củng cố bởi các điều khoản trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam là một thành viên tham gia vào. Bây giờ là một cơ hội để đảm bảo cho nó hoạt động, và nó phải được thực thi trong pháp luật và thực tiễn".
_________________________________________
Viet Nam: Report documents how scores remain imprisoned for speaking out
Amnesty International - The Vietnamese authorities must end their alarming crackdown on dissent and immediately put in place measures to protect activists from further harassment and imprisonment simply for exercising their rights, Amnesty International said in a new report today.
Silenced Voices: Prisoners of Conscience in Viet Namexamines how laws and decrees are used to criminalize freedom of expression, both online and in the streets. It also lists 75 prisoners of conscience in Viet Nam, some of whom have been locked up in harsh conditions for years.
“Viet Nam is fast turning into one of South East Asia’s largest prisons for human rights defenders and other activists. The government’s alarming clampdown on free speech has to end,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Viet Nam Researcher.
“This year, Viet Nam is both debating a revised constitution and vying for a seat on the UN Human Rights Council. The government is telling the world about its respect for the rule of law, but the repression of dissent violates Viet Nam’s international commitments to respect freedom of expression.”
Authorities have arrested, charged, detained or imprisoned hundreds of dissenting voices over the years. This includes bloggers, labour and land rights activists, human rights defenders and those calling for peaceful democratic reform. Members of religious groups have also been targeted.
Since the beginning of 2012, at least 65 peaceful dissidents have been sentenced to long prison terms in some 20 trials that failed to meet international standards.
Prisoners of conscience are often kept in lengthy pre-trial detention without access to family members or lawyers. Trials fall far short of internationally accepted standards, often only last a few hours, and there is no presumption of innocence in practice.
This was the case in the trial of four political activists in January 2010, when the judges deliberated for only 15 minutes before returning with the full judgment. It then took the judges 45 minutes to read the judgment, strongly suggesting that it had been prepared in advance.
Once imprisoned, prisoners of conscience face harsh conditions and are sometimes held in solitary confinement or isolated from other prisoners, while some are subjected to torture or other cruel and inhuman treatment.
Among them is Do Thi Minh Hanh, a 28-year-old labour rights activist who was imprisoned for seven years in 2010 for handing out leaflets in support of workers demanding better pay and conditions. She has suffered badly in prison, including through several beatings by fellow prisoners that guards have done nothing to stop.
“Do Thi Minh Hanh, and all the others like her are prisoners of conscience who have done no more than peacefully express their opinion. They must be released immediately and unconditionally,” said Abbott.
“Our report focuses on 75 imprisoned individuals who should never have been arrested in the first place. But while this number is shockingly high, it does not tell the full story. There are dozens of others in jail who may be prisoners of conscience, while there are many other government critics and activists who have been beaten, harassed, remain in pre-trial detention, or are under house arrest.”
While Viet Nam’s constitution broadly guarantees freedom of expression, a raft of laws and decrees have been introduced in recent years to curtail this right.
The 1999 Penal Code allows authorities to imprison for decades those aiming to “overthrow” or “conducting propaganda” against the state, charges that are almost exclusively used to punish peaceful dissent.
On 1 September this year, the government introduced a new decree severely restricting internet use, with harsh penalties for sharing news reports on blogs and social media, or online activity deemed a threat to national security.
Over the past year, Viet Nam has been debating a revised constitution, which the National Assembly is expected to vote on before its current session ends on 30 November. The government has this year carried out unprecedented “popular consultations” on the draft charter.
But according to Amnesty International’s analysis, the amended constitution contains vaguely worded loopholes that would allow the government to continue to restrict freedom of expression.
“The new draft constitution has the same fundamental problems as its predecessor, and will do nothing to protect human rights defenders and others at risk of being targeted by the authorities through restrictive laws and decrees,” said Abbott.
“The constitution should protect human rights and be underpinned by provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Viet Nam is a state party. Now is an opportunity to make sure it does, and that it is implemented in law and practice.”