Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Giữa lúc công luận thế giới cảm nhận được nhiệt độ ngoại giao vùng Đông Á, Mỹ Nhật và Trung Quốc như nóng lên sau tuyên bố đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ECSADIZ) trên không phận nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư/biển Hoa Đông, thì tiếp theo, Bắc Kinh tuyên bố điều động hàng không mẫu hạm Liêu Ninh rời quân cảng Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, để xuống vùng Biển Đông với 4 tàu khu trục tên lửa hộ vệ bao gồm hai tàu khu trục đạn đạo Type 051C, hai tàu hộ vệ chống ngầm Type 054A cụ thể là các tàu Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, Yên Đài và Duy Phường tạo thành cụm tập đoàn hạm đội để gọi là “diễn tập” ở vùng biển này với quy mô chưa từng có.
Theo trang diễn đàn quân sự New Sina ngày 22/11, Đây không phải là ngẫu nhiên khi một nhóm hai tàu sân bay USS Nimitz và USS George Washington của Hải Quân Mỹ cũng đang có mặt tại Biển Đông (cứu trợ thiên tai ở Philippines). TQ diễn võ hay muốn dương oai? Người ta tự hỏi!
Trước diễn biến cực đoan như thách thức ấy của TQ, buộc lòng các chuyên gia chiến lược quân sự quốc tế phải đặt câu hỏi: Bao giờ thì đến lượt không phận biển Đông tiếp theo biến thành “ECSADIZ” (vùng nhận dạng phòng không) đặc quyền của Trung Quốc khi Ông Doãn Trác, thiếu tướng hải quân, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, đưa ra thông tin liên quan khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình trung ương CCTV hôm 23/11. Ông Doãn khẳng định rằng Trung Quốc “chắc chắn” sẽ lập các vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, biển Hoàng Hải và các vùng biển có liên quan đến Trung Quốc.
Ông Doãn không giấu diếm mà nói thẳng ra rằng mục đích của Trung Quốc khi lập vùng phòng không là tuần tra, theo dõi, kiểm soát và sử dụng các biện pháp để thực thi pháp luật, nếu các máy bay đối phương không phối hợp hoặc từ chối kiểm soát radar, “một khi đã đi vào vùng trời phòng không của Trung Quốc thì không loại trừ sẽ bị bắn hạ”. (1)
Tham vọng độc quyền “ECSADIZ” (vùng nhận dạng phòng không) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Chắc chắn là trừ Trung Quốc, không một quốc gia nào trong vùng và cả thế giới có thể “nuốt” nổi lời tuyên bố trịch thượng kẻ cả này, từ đó lại thêm một câu hỏi nữa: Là một nước lớn, thành viên thứ 5 thường trực của Hội Đồng Bảo An/LHQ - Trung Quốc dựa vào đâu mà hành xử giang hồ không thấy tinh thần trách nhiệm “bảo an” chút nào cho khu vực và thế giới như vậy?
Tất cả đặc trưng là từ bản chất bành trướng bá quyền và tham vọng “vĩ cuồng” của “đại hán” bất chấp hiện trạng hòa bình ổn định bởi lịch sử ràng buộc chứng minh trong khu vực từ khi chấm dứt thế chiến II.
Manh nha khởi đầu, lợi dụng thế lực quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam (HĐ Paris 1973) Trung Quốc tiến hành cướp đoạt dễ dàng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trong tay QL/VNCH (có sự đồng tình của CS Bắc Việt) như được khuyến khích,tiếp theo là tuyên bố chủ quyền trên toàn biển Đông - Ở Đông Á với Nhật Bản cũng giống như vậy với nhóm đảo Senkaku thuộc Nhật Bản trên biển Hoa Đông mà cao điểm mới nhất là động thái thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ECSADIZ) trên không phận nhóm đảo Senkaku này bất kể những di luỵ nguy hiểm của nó có thể gây ra xung đột vũ trang, từ đó cho chúng ta thấy Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng trở nên hung hăng hơn.
Báo The Economist của Anh số ra ngày 4/5/2013 bình luận. Trong bài blog có tựa đề “Thunder out of China” (TQ ra sấm sét) mục cột báo Banyan chuyên phân tích về tình hình chính trị và văn hóa Á châu điểm lại những cuộc xung đột gần đây nhất của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng liên quan tới vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, ngoài hai “địa chỉ” dưới biển ở hướng Đông và Đông Á nêu trên là vụ việc trên bộ ở hướng Tây với Ấn Độ, mà theo đánh giá của The Economist là vụ gây nhiều ngạc nhiên nhất.
Binh lính Trung Quốc vào ngày 15/04/2012 đã ngang nhiên tiến hành dựng trại lấn sâu tới 19km vào bên kia “đường kiểm soát thực tế” (LAC) vốn phân chia Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ với Trung Quốc do hai nước chưa đạt được sự thỏa thuận về biên giới. Tất cả những vụ việc trên, Trung Quốc đều nói rằng họ chỉ đáp trả sự khiêu khích và bảo vệ chủ quyền mà thôi. Điều đó khiến các nước láng giềng lo sợ, The Economist bình luận.
Với công bố chủ quyền lãnh hải, rất “láu cá” và thủ đoạn trơ trẻn khi Bắc Kinh biện minh rằng: “Dù luật biển có đưa ra các quy định về các vùng nước và các khu đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo, nhưng bộ luật không hề đề cập nói gì về chủ quyền đối với các vùng biển đó,và đó là vấn đề quan điểm riêng của Trung Quốc”!? (2).
Phải chăng Trung Quốc đang tự tin trong hành vi áp đặt “bá quyền” của mình khi tự đắc: Là một quốc gia đã “ hùng cường” về mọi mặt, ai có loại vũ khí gì ta có thứ đó để có thể thách thức mọi thế lực, nhất là Mỹ khi mang tiếng là nền kinh tế số 1 thế giới nhưng đang ngập đầu trong nợ nần với nợ công (Theo số liệu mới được Bộ Tài chính Mỹ), nợ công Mỹ đã vượt trần 16,7 nghìn tỷ USD trước đó, lên mức 17,027 nghìn tỷ USD vào ngày 17/10/2013 đến nỗi CP Mỹ phải đóng cửa đột xuất vì “hết tiền” (Tháng 10/2013). Còn Trung Quốc đã leo lên nền kinh tế hàng thứ 2 thế giới qua mặt Nhật, Đức và đang thặng dư ngoại tệ tính đến cuối tháng 9/2013, dự trữ ngoại hối đạt mức 3.660 tỷ USD. (khá tốt nếu có chiến tranh) (3) & (4)
Liệu nhân dân Mỹ trong lúc “của khó người khôn” một viên đạn giá trị bằng chục trứng gà, có đồng tình? và CP Mỹ có đủ tiền của để khởi động một cuộc chiến đương đầu với TQ khi cuộc chiến ấy không ảnh hưởng trực tiếp hay liên quan mật thiết đến nhân dân Mỹ bên kia Thái bình Dương? Và khi mà Ấn Độ Dương do Ấn Độ và nước Nga vùng vẫy, Đại Tây Dương do Mỹ là chủ nhân ông thì Bắc Kinh muốn “gồng cơ bắp” để Mỹ phải nhường cho Trung Quốc 2/3 Thái Bình Dương cho “Đại Hán” độc diễn xưng danh, xứng tầm với thiên hạ? Trước khi áp đặt bằng sức mạnh “quân sự và áp lực kinh tế” lên toàn Châu Á để thiết lập một trật tự thế giới mới dưới ảnh hưởng tuyệt đối của Trung Quốc thời cận đại dựa trên quyền lực mềm như tạo nên một qui luật “tam quốc chí” (danh phận chi tự). Nghĩa là, chủ quyền hợp pháp không nhất thiết dựa trên sự kiểm soát mang tính trực tiếp, mà như là buộc người đứng đầu mọi quốc gia yếu hơn phải xin thừa nhận sắc phong chịu thần phục. Theo logic đó, TQ toan mở rộng quyền lực của mình vượt khỏi biên giới chẳng những bằng vũ lực mà còn bằng sự cai trị mềm khiến các quốc gia khác phải thừa nhận quyền lãnh đạo của “Đại Hán” như chủ quyền gắn với triều cống ngày xưa.
Tuy nhiên. Thay vì thức thời hòa nhập với cộng đồng văn minh nhân loại lợi dụng kinh tế đất nước đang cất cánh, dùng thặng dư tài chính để nâng cao đời sống đại bộ phận nhân dân TQ đang còn rất nghèo (thu nhập dưới 2 USD/ngày xếp sau Việt Nam và Campuchia) cho bằng với cư dân thuộc địa Ma Cao, Hồng Kong hay lãnh thổ tư bản Đài Loan, tập đoàn CSTQ lại mưu đồ xây mộng “bành trướng bá quyền” bằng mồ hôi nước mắt nhân dân TQ, mặc cho khu vực và thế giới lên án, thậm chí Philippines kiện ra tòa còn không dám ra mặt.
Nếu với tư duy tự tin lạc quan thái quá ấy đại hán TQ coi chừng “già néo bị tréo hay đứt dây” Bởi dù là con nợ đang như chúa Chổm nhưng ngoài đồng minh đắc lực là khối NaTo thì khi Mỹ “lâm trận lớn” những quốc gia vốn vẫn tôn thờ nữ hoàng Anh: Elizabeth, như Canada, Australia và Newzealand khó mà đứng ngoài vòng chiến để không chi viện tại mặt trận Á Châu cùng liên minh Đông Á Mỹ Nhật Hàn. Trong khi phía Tây biên giới giáp Trung Quốc, Nga và các quốc gia SNG (tách ra từ Sô Viết) và Ấn Độ thì cầu mong chế độ CSTQ sớm biến mất trên cõi đời này.
Xem chừng như “mưu bá đồ vương” tóm thâu thiên hạ của đại hán có rất ít cơ may hoàn thành nếu không muốn nói chỉ cần sai lầm trong khoảnh khắc đánh giá đối phương và toàn cục cuộc phiêu lưu đôi khi có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CSTQ ở lục địa, cho Đài Loan & Hong Kong có cơ hội giải phóng quê hương Hoa Lục – Cũng cầu mong như vậy để toàn dân Việt Nam có cơ hội lật đổ chế độ XHCN thoát ách độc tài của CSVN!?.
__________________________________
Chú thích:
(3). http://vneconomy.vn/20131015101732782P0C99/du-tru-ngoai-hoi-cua-trung-quoc-cao-chua-tung-co.htm