Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Ngày 23-11-2013, Trung cộng tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone: ADIZ) trên bầu trời biển Hoa Đông, bao trùm khu vực quần đảo Ieodo của Nam Hàn và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Tàu cộng yêu cầu máy bay các nước đi vào vùng này phải thông báo và chấp hành mệnh lệnh của chúng. Trước lời tuyên bố ngang ngược của Tàu cộng. Đến ngày 2-12-2013, chưa được 10 ngày kể từ khi Trung cộng tuyên bố lập ADIZ, thì Phó tổng thống Mỹ là Joe Biden đi công du đến những nước liên hệ này, người viết xin sơ lược về bối cảnh lịch sử quan hệ giữa Mỹ-Trung trong những thập niên gần đây:
- Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) giữa các lực lượng Đồng Minh và chủ nghĩa phát xít (Đức, Ý, Nhật). Ngày 7-7-1937, Nhật bắt đầu xâm chiếm nước Tàu và chiếm đóng toàn khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Á. Khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, Hạm đội Nhật Bản do Đô đốc Yamamoto Isoroku chỉ huy đã tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Sau đấy, quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman, ngày 6-8-1945, thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, đến ngày 9-8-1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã cho phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2-9-1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai. Trong 8 năm chiến tranh chống Nhật (1937-1945), cả Quốc Dân đảng và Tàu cộng đã hợp tác chống Nhật, được quân đội Mỹ tận tình giúp đỡ tại Hoa lục về việc cung cấp vũ khí, huấn luyện và cứu thương(*). Do Mỹ mà Nhật đầu hàng, người Tàu nhờ đấy mà khỏi bị Nhật đô hộ, nên người Tàu dù muốn hay không cũng đã mang ơn rất lớn từ Hoa Kỳ.
- Ngày 1-10-1949, tại Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước “Cộng hòa Nhân dân Trung quốc” trên đất Hoa lục và đeo đuổi chế độ Cộng sản với Liên Xô. Sau Đệ nhị Thế chiến, Mỹ tiếp tục ủng hộ Quốc Dân đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch để giữ đảo Đài Loan. Đến năm 1950, các lực lượng đồng minh do Mỹ lãnh đạo, với danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Tại chiến tranh Triều Tiên, chính phủ Nam Hàn do Tổng thống Lý Thừa Vãn thống lĩnh với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, đã đẩy lùi quân đội của Bắc Triều Tiên do Tổng Bí thư Kim Nhật Thành lãnh đạo. Ngày 7-10-1950, quân Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38. Trung cộng lo ngại chiến tranh có thể lan rộng đến Hoa lục, nên một ngày sau đấy, Mao liền cho thành lập lực lượng Chí nguyện quân để giúp Bắc Triều Tiên, đối đầu trực diện với lực lượng Liên Hiệp Quốc. Do đấy, quan hệ ngoại giao giữa 2 chính phủ Mỹ-Trung hoàn toàn chấm dứt. Mỹ càng giận dữ khi quân đội Mao đã sát hại nhiều tù binh Mỹ kể cả lính Mỹ khi đã đầu hàng. Trong khi ấy, Mao thì thống hận là con trai của mình là Mao Ngạn Anh bị tử trận khi chiến đấu ở Triều Tiên.
- Nhưng vào sáng ngày 13-8-1969, lực lượng tuần tra biên phòng Trung cộng gồm 37 người, do Dương Chính Lâm là sĩ quan chỉ huy, bị lực lượng Liên Xô phục kích và hạ sát toàn bộ. Trong khi chính phủ Mao đang gởi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh, thì chính phủ Liên Xô thời Tổng Bí thư Brezhnev cũng gởi công hàm cho Bắc Kinh rằng: “các lực lượng vũ trang Tàu ở Tân Cương đã vượt qua biên giới có hành động khiêu khích quân sự và đã bị Hồng quân Liên Xô trừ khử”. Khi đấy, vũ khí của nước láng giềng Liên Xô tối tân hơn vũ khí của Tàu cộng, nhận thấy có nguy cơ bị đe dọa, nên Mao muốn xích lại gần Hoa Kỳ để tìm sự hỗ tương và học hỏi kỹ thuật, kể cả ăn cắp tài liệu điện tử tối tân, nếu có cơ hội.
- Cơ may lại đến, đầu tháng 4-1971, Đội tuyển Bóng bàn Tàu cộng tham gia thi đấu Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31, được tổ chức tại Nhật. Khi Trang Tác Đống (Tàu) tiếp xúc với Cowan (Mỹ) có vẻ thân thiện, trưởng đoàn là Triệu Chính Hồng (Tàu) nhân đấy báo cáo diễn tiến ấy về Bắc Kinh; cho rằng đây là một cơ hội mở lại cho quan hệ bang giao Mỹ-Trung. Ngày 7-4-1971, Mao liền chỉ thị cho Triệu Chính Hồng nhân danh đội tuyển Trung Hoa chính thức mời Đội tuyển Bóng bàn Mỹ sang thăm Hoa lục với toàn bộ chi phí do Tàu cộng đài thọ. Ngày 10-4-1971, gồm 9 tuyển thủ Bóng bàn Mỹ cùng 4 quan chức và 10 nhà báo đi tháp tùng, đến Hồng Kông rồi đến Hoa lục, mở ra thời đại hữu hảo có được từ Đội tuyển Bóng bàn. Trong 7 ngày tại Bắc Kinh, từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4, đội tuyển Mỹ đã thi đấu giao hữu với Đội Bóng bàn Tàu, thăm Vạn Lý Trường Thành, gặp gỡ sinh viên Trung Hoa...
Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn khách Mỹ tại Bắc Kinh vào ngày 14-4 1971, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Hoa. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghịnày chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta”. Để đáp lại lòng khao khát nối lại ngoại giao của chính phủ Tàu cộng. Chính phủ Mỹ cũng liền lạc trong ngày ấy bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm, đã chống Tàu cộng, vì Mỹ nghĩ rằng kéo được Tàu về phía mình sẽ tách dần Tàu khỏi Liên Xô là một siêu cường Cộng sản đáng ngại, đang có chiến tranh lạnh với mình. Một năm sau, các tay vợt của Hoa lục cũng sang thăm Mỹ, chơi hàng loạt trận đấu để biểu hiện tình hữu hảo.
- Đến ngày 27-4-1971, Đại sứ Pakistan chuyển cho Cố vấn Mỹ là Tiến sĩ Henry Kissinger một thông điệp của Thủ tướng Chu rằng: “Chính phủ Trung Hoa xác nhận sẽ sẵn sàng đón tiếp công khai ở Bắc Kinh một phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ hoặc là Bộ trưởng Ngoại giao hoặc là chính bản thân Tổng thống Mỹ”. Để dọn đường cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nixon, Kissinger liền bí mật đi tiền trạm sang Bắc Kinh nhằm chuẩn bị chương trình và trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề mà Mỹ-Trung đang quan tâm. Ngày 1-7-1971, Kissinger chính thức sang Bắc Kinh, hai bên đã thảo luận những quan điểm về cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nixon với Chủ tịch Mao và Thủ tướng Chu sẽ vào năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, Kissinger hối hả điện về Mỹ, một chữ duy nhất “Eureka” (Thấy rồi!, Tìm ra rồi!).
Ngày 17-2-1972, Tổng thống Nixon lên phi cơ Air Force One, đến Hawaii ở lại hai ngày, rồi tới Thượng Hải. Mỹ trong vị thế một siêu cường số một, Trung Hoa trong thân phận một cường quốc đông dân số, gần triệu dân, nhưng yếu kém về kinh tế. Tổng thống Nixon đã ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, mở ra một trang sử mới về quan hệ giữa hai nước.
- Phái đoàn Tổng thống Nixon vừa rời Bắc Kinh, liền sau đấy 5 ngày thì Chu Ân Lai bay qua Hà Nội, để trấn an Hà Nội là cam đoan với chính quyền Hà Nội là Bắc Kinh không bán rẻ Hà Nội trong cuộc họp thượng đỉnh với Nixon. Vì nghĩ rằng nếu Hà Nội không còn tin tưởng Bắc Linh sẽ có thể theo hẳn Liên Xô.
Trong khi ấy, tại miền Nam, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu luôn lo ngại, dù rằng Mỹ vào miền Nam Việt Nam là để ngăn chặn làn sóng đỏ của Cộng sản từ Hoa lục tràn qua Việt Nam và lan đến các nước khác, theo Học thuyết Domino từ thời Tổng thống Mỹ Eisenhower: “Nếu để miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino”. Tổng thống Nixon cũng trấn an Tổng thống Thiệu với giác thư đề ngày 31-12-1971: “Ngài có thể tin tưởng tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tới các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác… Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lại hoà bình cho Việt nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.”(**)
Thế nhưng, sau này được biết trong hồi ký của Tổng thống Nixon viết lại trong những ngày viếng thăm Trung cộng từ ngày 21 tới 28-2-1972, Nixon đã nói với Thủ tướng Chu: “Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo ở miền Bắc Việt Nam, nếu hai bên có thể thương thuyết cho một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó?!”.
Từ đấy, Tàu cộng có điều kiện phát triển, sau đây là những sự kiện và thời gian đáng lưu ý
- Năm 1978: Phó Thủ tướng Tàu cộng Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch cải cách kinh tế với chính sách “mở cửa”.
Đến ngày 1-1-1979, Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa lục. Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thông báo với chính quyền Đài Loan rằng: “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Đài (US-Taiwan Mutual Defense Treaty) sẽ chấm dứt vào ngày 1-1-1980”.
Từ ngày 28-1-1979 đến 5-2-1979, Đặng Tiểu Bình công du Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ là Jimmy Carter. Nhưng sự kiện Quảng trường Thiên An Môn 1989, quan hệ Mỹ-Trung bị khó khăn trở lại, Washington đã áp dụng nhiều hình thức trừng phạt Bắc Kinh.
Ngày 19-11-1993: Chủ tịch Tàu cộng là Giang Trạch Dân hội kiến với Tổng thống Mỹ là Bill Clinton tại Seattle, Washington, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Ngày 26-5-1994, Tổng thống Mỹ là Bill Clinton tuyên bố công nhận quy chế “Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation: MFN) cho Trung cộng” là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Và cũng từ đấy các hãng xưởng của Mỹ mở ra tại Hoa lục ào ạt, nhờ đấy nền kinh tế ở Trung cộng bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Ngày 19-5-1997: Tổng thống Mỹ là Clinton quyết định gia hạn quy chế Tối huệ quốc cho Trung cộng thêm một năm nữa. Mùa thu năm 1998, Tổng thống Mỹ là Bill Clinton công du Tàu cộng đã tạo ra mốc lịch sử trên lộ trình đối tác chiến lược giữa Mỹ-Trung trong thế kỷ 21.
Trung cộng được Mỹ hỗ trợ nên phát triển vượt qua cả Nam Hàn và Nhật, trở thành nước có nền kinh tế mạnh thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Người Tàu lại một lần nữa mang ơn to lớn từ Hoa Kỳ. Nhưng sự trỗi dậy của Trung cộng, lại không tạo ra hòa bình cho các nước láng giềng, mà họ khư khư ôm lấy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dùng sức mạnh để o ép các nước yếu hơn và mưu mô trong việc bang giao quốc tế đầy thủ đoạn và lừa lọc!. Điều này lộ rõ mưu mô bành trướng bá quyền của đại Hán, vì virus (mầm độc) đã đặc sệt trong dòng máu Hán từ tổ tiên đến con cháu của họ?!
Đã vậy, đến tháng 12-2001, Chính quyền George W. Bush, công nhận Trung cộng chính thức là hội viên thứ 143 của WTO (World Trade Organization: WTO), lúc ấy WTO có 155 thành viên (Việt Nam vào WTO năm 2007). Ngày nay, Trung cộng đã thành thế lực cạnh tranh với Mỹ về sản xuất và bán ra các mặt hàng công nghiệp có trình độ công nghệ cao, như các máy điện toán, thiết bị của nhà máy... Trung cộng, chẳng những cạnh tranh với Mỹ trên các thị trường khác trên thế giới mà còn xâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ, đã gây cho các xí nghiệp và doanh nghiệp Mỹ luôn lo lắng phập phồng?!!! Ngoài ra, theo Đài BBC vào thứ tư, 29-5-2013, đã loan tải: “Máy bay chiến đấu F-35 cũng nằm trong danh sách bị Trung Quốc trộm bí mật thiết kế, Hacker Trung Quốc đã tiếp cận được mẫu thiết kế của hơn hai chục loại vũ khí của Mỹ, một tờ báo Mỹ đưa tin: Các mẫu thiết kế chiến cơ, chiến hạm và hệ thống phòng thủ tên lửa nằm trong số bị lộ, Washington Post dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết”?!.
Phải chăng từ “Ân oán gay go giữa Mỹ-Trung và về vùng nhận dạng phòng không của Trung cộng” mà Phó Tổng thống Mỹ là Joe Biden vội vã công du Châu Á trong 6 ngày hay không?! Chính quyền Hoa Kỳ đang giải quyết rắc rối chính trị trong nước và lo lắng những vùng đang tranh chấp ở Trung Đông. Dù vậy, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vội vã sang châu Á, vì cả khu vực châu Á đang muốn biết Washington sẽ nghĩ gì và làm gì về ADIZ.
Tại Tokyo, Phó Tổng thống Biden khi hội đàm với Thủ tướng Nhật là Shinzo Abe đã mạnh mẽ khẳng định rằng: “Chúng tôi vẫn sẽ kiên định trong cam kết liên minh giữa chúng ta. Tôi sẽ trực tiếp đề cập đến những mối quan tâm chính hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc”. Ngoài ra, mọi người theo dõi thời cuộc thì nghĩ rằng: “ADIZ của Trung cộng sẽ là vấn đề nóng nhất trong chuyến công du của Phó Tổng thống Biden”. Nhưng hôm nay (4-12-2013) nguồn tin từ RFA cho biết: “Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã hội kiến ở Bắc Kinh hôm nay. Sau cuộc thảo luận, cả 2 ông đều không nói gì với báo chí về việc Trung Quốc vừa thành lập ‘vùng phòng không’ mới, cho dù trước khi cuộc gặp diễn ra, phía Hoa Kỳ cho biết đây sẽ là một trong những đề tài được đưa ra thảo luận”.
Nghe xong tin này, tôi có ít nhiều sững sốt, vì theo dài VOA ngày 04-12-2013: “Các nhà quan sát trong khu vực nhận định rằng việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông hiện tranh chấp với Nhật Bản có thể là một phép thử cho vấn đề biển Đông”. Dù rằng Hoa Kỳ muốn đóng vai trò hòa giải giữa hai nước Nhật-Trung. Nhưng Tổng thống Barack Obama khi vừa lên nắm quyền, đã cam kết: “Theo chiến lược tái cân bằng sẽ dồn toàn lực cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Washington sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự, đưa 60% tàu chiến đến Thái Bình Dương vào năm 2020”.
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến Hoàng đế Quang Trung, ngày 25 tháng chạp Mậu thân (1788), Vua cho gấp rút tiến quân. Để nuôi lòng kiêu căng của giặc, Vua cử sứ đoàn Trần Danh Bính đến Thăng Long, gặp Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, ngỏ ý cung thuận với “thiên triều”(Tàu). Tôn Sĩ Nghị xé thư, giết Trần Danh Bính và giam toàn thể nhân viên sứ đoàn lại, rồi truyền hịch kể tội Nguyễn Huệ và nói sẽ đánh tới Quảng Nam cho sạch cả gốc lẫn ngọn. Do giặc kiêu căng như vậy, đã giúp cho chiến trận Xuân Kỷ Dậu (1789) diệt 20 vạn quân Thanh (Tàu) nhanh và gọn. Phải chăng Hoa Kỳ cũng muốn theo sách lược của vua Quang Trung. Theo báo Calitoday ngày 2-12-2013: “Hải Quân Mỹ đã gửi đợt đầu tiên các phi cơ P-8 Poseidon có chức năng săn tìm và diệt tàu ngầm địch... Có 6 máy bay P-8 Proseidon đã đến phi trường quân sự Kaneda ở Okinawa (Nhật) hôm qua”. Theo Washington, việc yêu cầu các hãng hàng không tuân thủ chính sách cảnh báo của nước ngoài “không có nghĩa rằng Chính phủ Mỹ chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc về vấn đề ADIZ. Dù vậy, các hãng hàng không thương mại Mỹ là United, American và Delta cho hay họ đã thông báo cho giới chức Trung Quốc lịch trình bay khi đi qua ADIZ”.
Dù vậy chúng ta cũng chờ xem cuộc thảo luận tại Hàn Quốc diễn tiến sẽ ra sao?! Nhưng đã có nguồn tin cho biết: “Sau khi rời Hoa Lục, Phó Tổng thống Mỹ sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 5-12-2013. Tại Hàn Quốc, ông sẽ hội kiến với Tổng thống Park Geun-Hye, chủ đề thảo luận chính sẽ bàn về mối đe dọa hạt nhân CHDCND Triều Tiên và tham dự các hoạt động đánh dấu kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Mỹ-Hàn. Sau cùng đi thăm Vùng phi quân sự chia đôi hai miền Triều Tiên trước khi quay về Washington”.
Theo thiển nghĩ của người viết: “Chính quyền Trung cộng tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), là thiếu suy nghĩ kỹ càng ‘chưa xét mình, chưa hiểu người’ rạch ròi, có thể sẽ bị tác dụng ngược, ADIZ Trung cộng đã tuyên bố, như đã “ngồi trên lưng hổ”, họ đang tìm cách chống chế và bước xuống mà thôi!”
Ngày 4-12-2013
_____________________________
(*). en.wikipedia.org/wiki/Office of Strategic Services.
(**). Khi Đồng minh tháo chạy: “Chương 3 Củ cà rốt và cái gậy”-Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.