Minh Dân (Danlambao) - Khi hai cô biên tập viên xinh như mộng nói lời chào tạm biệt thời sự buổi tối, 19:43 phút ngày 17 tháng 2 năm 2014, mặt mũi người xem như xạm lại, càng xám xịt sau một ngày nặng nhọc thứ hai đầu tuần.
Ngày 16 và 17 tháng hai năm hai ngàn mười bốn, không hề có một thông tin nào về ngày tự vệ biên giới 17/2/1979 chống ngoại xâm Trung Cọng, tôi thấy các cô BTV khuôn mặt và hình dáng có vẻ xấu xí hơn mọi ngày.
Tôi gỡ gạc bằng cách cố lục lọi trên báo mạng, tất nhiên là báo quốc doanh, nhưng có vẻ hôm nay là ngày xấu tận cùng. Từ khóa của tôi là 17/2; 17-2; 17 tháng 2, và từ khóa này chỉ có thể là kết quả hàng ngàn, hàng triệu của báo tự do, blog.
Tôi muốn chia sẻ với bạn tôi, với những người chung suy nghĩ không quen biết nhưng chắc chắn là tình sẽ rất thân về sự trút ra, sự nổi loạn về "cái loại" bỏ bê này, không thể tìm ra một ngôn từ ngữ nào cho thật xứng đáng...
Một sự im lặng của loài quỷ cõi âm, một sự đối phó của kẻ bề trên hay một sự thách thức, một sự coi thường, quấy rối của một lũ có kiểu xử sự rất vô học?
Người ta im lặng nhưng song song đó là một kiểu diễu cợt rất tuyên giáo.
Tôi đã đọc những bài báo mà thật tình tôi không biết là nên khinh hay nên giận.
Người ta như đã ném tờ báo vào mặt với cái title sau:
Tôi không muốn biết tên tác giả, tôi không nghĩ tựa đề là của tòa soạn vì tác giả đã mở đầu bài rất "của tôi":
"Hôm nay, 17.2.2014, đúng 35 năm ngày mở đầu cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới phía Bắc, cũng là kỷ niệm 35 năm ngày cưới của tôi."
Tựa bài và nội dung hoàn toàn mâu thuẫn, không muốn nói là khoa trương.
Tác giả muốn nói lên điều gì? Ngày cưới hay ngày giỗ của dân tộc? Một ngày cưới mang bản sắc bộ chính trị, có cả Trường Chinh, Tố Hữu, Văn Tiến Dũng...? Một bài báo kỷ niệm cá nhân vào đúng ngày này sao tác giả và tòa soạn?
Những khúc tâm tình vô tình hay hữu ý, có nhiều điều khác thường mọi người cùng xem lại:
“Hôm qua thấy đám cưới vẫn diễn ra, thấy mọi việc vẫn bình thường, và đặc biệt, nhìn nét mặt của ông già mày, bọn tao tin Trung Quốc chẳng đánh đến Hà Nội được đâu...”. (câu nói của đồng đội tác giả).
Tim tôi thắt lại, trời ạ! Trung quốc muốn đánh đông đánh tây miễn sao không đánh tới Hà Nội là được... và đám cưới vẫn... thành công đại thành công.
Và: "..người Hà Nội điềm tĩnh pha chút tự hào kín đáo nhìn lại: Trung Quốc đã không thể kéo dài cuộc chiến và không thể đánh đến Hà Nội..." Tác giả có quá tự tin không và Hà Nội rất "mặc kệ nó"?
"Cha tôi còn nói: Nếu theo lẽ bình thường, Trung Quốc không nên đánh Việt Nam...
Nhưng có lẽ người Việt Nam là vậy, một khi điều bất bình thường nhất đã xảy ra, họ bình thản đón nhận."
Trời ạ! sao lại dùng từ "không nên", Trung Quốc không được đánh (xâm lược) Việt Nam mới đúng chứ, thật ra đây là một câu rất thụ động.
Mẹ ơi! một đất nước bị đánh chiếm (điều bất bình thường nhất đã xảy ra) họ bình thả đón nhận, Có nghĩa là không tưởng niệm (theo đạo lý con người thôi nhé) cũng là điều bình thường và "coi như chưa có gì xảy ra"
Có người Việt Nam nào như trên không? bình thản đón nhận điều bất thường!
Thưa ông tiến sỹ Lê Kiên Thành, việc người dân thành kính tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014) có phải là hiện tượng phẫn nộ không?, ông đã có một câu nói đăng báo: "Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn"
Thưa các người đưa tin, thế nào là một sự phẫn nộ cho cái thế giới ngầm rất yêu cảnh im lặng nhưng biết phá đám rất ư vô giáo dục?
Không, dân chúng tôi không cần phẫn nộ, phúc của dân tộc chúng tôi không có một thế lực độc tôn nào quyết định được, dù cho có một rừng vũ khí im lặng, vài trò múa rối, trăm cái dùi cui cũng không bao giờ xâm phạm được cái óc suy nghĩ rất lẽ phải của dân được.
Phúc của dân tộc tôi thực sự đã phải đánh đổi bằng dùi cui, trấn áp, thưa các ông Tiến sĩ.