Phạm Bình Minh: 'Tốt vẫn bị chỉ trích' - Dân Làm Báo

Phạm Bình Minh: 'Tốt vẫn bị chỉ trích'

"Dù có làm tốt đến đâu vẫn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về nhân quyền" - Phạm Bình Minh

BBC - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam đã đáp ứng 80% trong 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.

Ông Minh vừa tham gia phiên Dân hỏi Bộ trưởng trả lời đầu tiên trong năm 2014 trên Truyền hình Việt Nam hôm 2/2.

Ngày 5/2 tới tại Geneva, Thụy Sỹ, Việt Nam sẽ phải trả lời các chất vất về nhân quyền trong phiên Kiểm điểm Định kỳ (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam mới trở thành thành viên.

Khi được hỏi về các chỉ trích đối với Hà Nội về nhân quyền, ông Phạm Bình Minh khẳng định: "Qua 30 năm đổi mới, quyền con người ở Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng được bảo đảm".

Ông phó thủ tướng dẫn ra một thí dụ là tốc độ phát triển internet ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới và "người dân sử dụng internet ở Việt Nam trên mức bình quân của thế giới". Ông cũng nói Việt Nam là một trong số ít nước thực hiện được các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ trước thời hạn.

Theo ông Phạm Bình Minh, trong số 123 khuyến nghị mà các nước đưa ra cho Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ đầu tiên năm 2009, "Việt Nam đáp ứng hầu hết (trên 80%)".

Một báo cáo dài 20 trang đã được Việt Nam công bố trước phiên UPR ngày 5/2 này.

Tăng cường đối thoại

Ông Phạm Bình Minh

Ông Phạm Bình Minh -phó thủ tướng
kiêm bộ trưởng ngoại giao
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng "dù có làm tốt đến đâu vẫn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về nhân quyền.

"Quốc gia nào cũng có vấn đề về quyền con người".

"Có một số người luôn luôn tìm cách chỉ trích.... Chúng ta dù có làm tốt đến bao nhiêu thì vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích chúng ta về quyền con người vì những mục tiêu khác nhau."

Ông khuyến cáo cần tăng cường đối thoại, "cung cấp thông tin để cho người ta hiểu, đồng thời đưa ra những vấn đề chúng ta cần tiếp tục thực hiện".

Trong phiên UPR ngày 5/2, troika gồm ba nước Costa Rica, Kazakhstan và Kenya sẽ chủ trì việc chất vấn với các câu hỏi về nhân quyền dành cho Việt Nam.

Trước đó, các nhà vận động cũng sẽ tổ chức một hội thảo để thúc đẩy quốc tế tăng áp lực lên chính quyền Hà Nội.

Hôm 1/2, Việt Nam đã không cho nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ TP HCM đi Geneva để tham gia hội thảo này.

Ngày 3/2, ông Dũng đã gửi thư điều trần về nhân quyền Việt Nam tới Hội đồng Nhân quyền LHQ nói: "Ngay trước thềm UPR, hành động các cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân... vi phạm các cam kết về nhân quyền của LHQ, vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính nhà nước này".



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo