Nhân dịp Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch, tổ chức cuộc Hội luận về: “Tiếng nói của các xã hội dân sự bị ngăn cấm” tại Phòng XXIV, Điện Quốc Liên, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30. Tham gia phát biểu tại hội luận sẽ có ông Võ Văn Ái và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, và hai băng thu âm từ Việt Nam của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, hai nhân chứng bị quản thúc và mất quyền đi lại ngay trên chính quê hương họ.
*
GENEVA, ngày 3.2.2014 (UBBVQLNVN) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ áp lực Việt Nam cam kết cụ thể việc thực thi nhân quyền trong kỳ Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) lần thứ hai trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 5.2.2014.
Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tổ chức mỗi bốn năm một lần cho các quốc gia thành viên đến phúc trình về tình trạng thực thi nhân quyền tại nước mình. Cuộc Kiểm điểm này bao gồm những thông tin đến từ 3 nguồn cung cấp: a. Phúc trình của Việt Nam, b. Bản đúc kết thông tin của LHQ thu tập từ những cơ cấu liên hệ và của các Báo cáo viên Đặc biệt, và c. các Phúc trình của các tổ chức Phi chính phủ hay Xã hội dân sự (Stakeholders’ Report), qua phúc trình này còn có cuộc thảo luận liên ngành để cho các thành viên LHQ chất vấn nhằm đưa tới các khuyến nghị thù ứng để thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.
Bình luận về cuộc Kiểm điểm lần này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói: “Tiến trình Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát là cơ hội hiếm hoi thúc đẩy Việt Nam chấp nhận tự phê và đối thoại xây dựng về kỷ lục nhân quyền của họ. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại Việt Nam sử dụng cuộc Kiểm điểm như một vỡ diễn trắng trợn trước Cộng đồng quốc tế để che giấu những vi phạm nhân quyền trầm trọng”.
Thật đúng vậy, tại cuộc Kiểm điểm lần thứ nhất năm 2009, Việt Nam đã khẳng quyết hứa hẹn thực thi nhân quyền khi chấp nhận 93 lời khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ. Nhưng than ôi, trong thực tế, không những Việt Nam chẳng làm tròn nghĩa vụ quốc tế, mà trái lại còn hạ thủ những đòn đàn áp khốc liệt chống tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp trong mấy năm qua.
Trong bản Phúc trình chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đệ nạp Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 6.2013 theo thủ tục, đã được Hội đồng Nhân quyền LHQ đưa lên Trang nhà LHQ, và được trích dẫn 12 lần trong Bản đúc kết thông tin của LHQ làm tài liệu cơ bản cho cuộc chất vấn về những chứng liệu Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nêu trường hợp của 160 người bị kết án tổng cộng 1052 năm tù giam giữa tháng 5.2009 đến tháng 6.2013 với những án lệnh mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự. Những điều luật này vi phạm các tiêu chuẩn luật quốc tế, vì không phân biệt giữa tội bạo động với các hành xử tự do ngôn luận ôn hòa.
Lý do khiến ông Võ Văn Ái lên án: “Ngày nay ở Việt Nam đặt bom hay gửi Email ra nước ngoài đều phạm tội như nhau. Chúng tôi yêu cầu các Quốc gia thành viên LHQ lật tẩy một thảm trạng không thể nào chấp nhận như thế, nhất là đối với một thành viên có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ như Việt Nam”.
Trong cùng thời điểm nói trên, các nhà hoạt động ôn hòa và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền đã bị công an hành hung, đánh đập, vi phạm thân thể phụ nữ, sách nhiễu, bắt giam tùy tiện, và “giam giữ hành chính” trong các trại lao động, cải huấn hay nhà thương điên. Việt Nam cũng ban hành những sắc luật hạn chế nhân quyền, như Nghị định 72 về Innternet, và Nghị định 92 về tôn giáo.
Hai tháng gần đây, Việt Nam mở cuộc đàn áp tới tấp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhằm ngăn chận cuộc lễ tại Tu viện Long Quang ở Huế hôm 10.1.2014. Công an ngăn chận, sách nhiễu chư Tăng, Ni, Phật tử trên toàn quốc, kiểm soát chặt chẽ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hiện đã có trên 100 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị quản chế không lý do, kể cả vị lãnh đạo tổ chức là Huynh trưởng Lê Công Cầu.
Trong bản Phúc trình chung nói trên, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã trình bày chi tiết các cuộc bắt bớ tùy tiện, đàn áp tôn giáo, khủng bố các bloggers, công dân mạng và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự kiểm duyệt báo chí và Internet, đối xử tồi tệ với công nhân, điều kiện giam giữ bất nhân với tù nhân chính trị, cưỡng chiếm đất đai nông dân, và sử dụng bừa bãi án tử hình. Bản Phúc trình cũng nhắc tới quyền phụ nữ với những tệ nạn bán dâm, từ khước quyền thừa kế đất đai của người phụ nữ, hay cưỡng bức hạn chế sinh đẻ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ nêu bật những điều quan ngại khẩn cấp trên đây tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát hôm 5.2 và yêu sách việc cải cách cũng như bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Chẳng hạn như:
- Hủy bỏ các điều luật an ninh quốc gia trong bộ Luật Hình sự, đưa các điều luật quốc gia lên ngang tầm tiêu chuẩn luật quốc tế ; trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức bị giam cầm vì những điều luật “an ninh quốc gia” hoàn toàn trái chống với Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị;
- Hủy bỏ Pháp lệnh 44 về giam giữ hành chính, tức dùng hình thức quản chế tại gia, đưa vào trại cải huấn hay nhà thương điên để pháp luật hóa việc giam cầm không thông qua tòa án;
- Trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tôn giáo khác không được thừa nhận; giải chế và trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ;
- Chấm dứt việc công an sách nhiễu, hành hung và theo dõi những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, bloggers, các nhà hoạt động ôn hòa tham gia các cuộc biểu tình hoặc thực hiện chính đáng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp ôn hòa của họ;
- Chấm dứt kiểm duyệt báo chí, Internet và các Blogs; cho phép ấn hành báo chí độc lập; trả tự do cho các nhà báo bị giam cầm bất công vì hoạt động nghề nghiệp của họ;
- Hủy bỏ điều 4 trên Hiến Pháp quy định Đảng Cộng sản độc quyền; cho phép ra đời các Đảng chính trị độc lập, cũng như Công đoàn tự do và các Xã hội dân sự;
- Thực thi Quyền phụ nữ bằng cách ban hành những sắc luật chống buôn bán phụ nữ, chấm dứt việc cưỡng bách hạn chế sinh đẻ, và ban hành các điều luật Đất đai để người phụ nữ hưởng quyền thừa kế đất đai;
- Hợp tác với các cơ cấu nhân quyền quốc tế bằng cách mở rộng và sẵn sàng thỉnh mời các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về bảo vệ người đấu tranh cho nhân quyền, về Tự do ngôn luận, và Tổ Hành động Chống Bắt bớ tùy tiện của LHQ, cũng như ấn định thời điểm Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng đến Việt Nam.
Nhân dịp Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch, tổ chức cuộc Hội luận về: “Tiếng nói của các xã hội dân sự bị ngăn cấm” tại Phòng XXIV, Điện Quốc Liên, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30. Tham gia phát biểu tại hội luận sẽ có ông Võ Văn Ái và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, và hai băng thu âm từ Việt Nam của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, hai nhân chứng bị quản thúc và mất quyền đi lại ngay trên chính quê hương họ.
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail: queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*
Vietnam must commit to measurable human rights progress at upcoming Universal Periodic Review
GENEVA, 3 February (Vietnam Committee) – The Vietnam Committee on Human Rights urges U.N. member states to press Vietnam to commit to concrete, measurable improvements when it examines the second Universal Periodic Review (UPR) of Vietnam at the Human Rights Council on 5 February 2014.
The UPR is a four-yearly human rights review which all UN member states undergo. It is based on information from three reports – Vietnam’s country report, a compilation of information from UN treaty bodies and Special Rapporteurs, and a “stakeholders’ report” of concerns raised by NGOs and civil society, and consists of an interactive discussion in which UN members may pose questions and make specific recommendations to advance human rights in Vietnam.
“The UPR process presents a rare opportunity to engage Vietnam in a constructive critical dialogue on its human rights record”, said Mr. Vo Van Ai, President of the Vietnam Committee on Human Rights (VCHR). “However, we are concerned that Vietnam is using it as a stage to play out a cynical scenario before the international community and mask its gross abuses of human rights”.
Indeed, Vietnam made firm promises to improve human rights at its last UPR in 2009, accepting 93 recommendations by UN member states. In reality, however, it not only failed to uphold its pledges but, on the contrary, launched one of the most intensive crackdowns on freedom of expression, religion and assembly in recent years.
In a Joint Submission to the UN Human Rights Council submitted with the FIDH (International Federation on Human Rights), the VCHR cited cases of 160 persons condemned to a total of 1,052 years in prison between May 2009 and June 2013 alone under vaguely-worded “national security” provisions in the Criminal Code. These provisions seriously violate international human rights standards because they make no distinction between violent crimes and acts of peaceful expression. “In Vietnam today, planting a bomb or sending an E-mail abroad carries the same punishment”, deplored Vo Van Ai. “UN members should make it clear that such a situation will not be tolerated, especially for a member of the Human Rights Council such as Vietnam”.
During the same period, peaceful activists and human rights defenders were subjected to unprecedented Police brutality, including beatings, sexual assaults, harassments, arbitrary arrest and “administrative detention” in labour camps and psychiatric institutions. Vietnam also introduced new legal measures to restrict the exercise of human rights, such as Decree 72 on the Internet, and Decree 92 on religion.
In recent months, Vietnam has also launched a fierce crack-down on the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). To prevent the UBCV from holding a gathering at Long Quang Pagoda in Hue on 10 January 2014, Police intercepted and harassed UBCV monks, nuns and followers all over the country, and tightened controls on UBCV Patriarch Thich Quang Do. Today, over 100 members of the Buddhist Youth Movement remain under house arrest without charge, including their leader Le Cong Cau.
In the Joint Submission, the Vietnam Committee on Human Rights and the FIDH also gave detailed cases of arbitrary detention, religious persecution, crack-downs on bloggers, netizens and human rights defenders, censorship of the press and Internet, abuses of worker rights, inhumane detention conditions, state confiscation of lands and the widespread use of the death penalty. It also raised grave concerns on women’s rights, such as sex-trafficking, denial of land rights and coercive birth control policies.
The VCHR and the FIDH call on UN member states to raise these urgent concerns at the UPR Review on Wednesday and recommend specific reforms for human rights protection in Vietnam, such as:
- Repeal national security provisions in the Penal Code and bring domestic legislation into line with international human rights law; release all prisoners of conscience detained under national security provisions in violation of the ICCPR;
- Abrogate Ordinance 44 on Administrative Detention which legalizes detention without trial under house arrest, in rehabilitation camps or in psychiatric institutions;
- Re-establish the legitimate status of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and all other non-recognized religious organizations; release UBVC leader Thich Quang Do;
- Cease harassments, Police brutality and surveillance of human rights defenders, bloggers and peaceful activists who take part in demonstrations or otherwise seek to exercise their legitimate rights to freedom of expression, religion and peaceful assembly;
- Cease censorship of the press, Internet and Blogs; authorize the publication of independent newspapers; release all journalists detained unjustly for legitimate professional activities;
- Repeal Article 4 of the Constitution on the mastery of the Communist Party and allow the establishment of independent political parties, as well as free trade unions and independent civil society;
- Improve women’s rights by enforcing anti-trafficking legislation, ceasing coercive birth control, and implementing provisions in the Land Law that ensure women’s right to land;
- Cooperate with international human rights mechanisms by extending a standing invitation to the UN Special Rapporteurs on Human Rights Defenders, Freedom of Expression and the UN Working Group on Arbitrary Detention, and fix a date for the visit of the Special Rapporteur on Freedom of Religion and Belief.
In preparation for the UPR on Vietnam, the FIDH and the Vietnam Committee on Human Rights, co-sponsored by Amnesty International and Human Rights Watch are organizing an Information Meeting entitled “Banned Civil Society Voices”. Speakers include Mr. Vo Van Ai and Thich Giac Dang, with exclusive audio testimonies from UBCV Patriarch Thich Quang Do and Buddhist Youth leader Le Cong Cau, both of whom are currently under house arrest. The meeting is in Room XXIV, Palais des Nations from 1.00pm until 2.30pm on Tuesday 4 February 2014.