(Gửi Phóng Viên Lê Đức Dục tác giả loạt bài viết này)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Thông thường, với các đề tài có liên quan ít nhiều về các sự kiện từ quá khứ các sử gia chân chính khuyên rằng: Khi ngòi bút chạm vào lịch sử, người viết ngoài cái “tầm” còn phải có thêm cái “tâm” trong sáng và trái tim lạnh lùng, nếu không cẩn thận, trung thực và khách quan, đôi khi sẽ làm cho nhân cách mình vô tình thấp xuống khiến ngòi bút cũng phải cùn theo.
Trong mở đầu bài viết có tựa (nói trên) kỳ 1 đăng trên báo Tuổi Trẻ 16/7 rất đông đồng bào trong, ngoài nước đọc thấy lời này:
Tại nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” ở bờ bắc sông Bến Hải thuộc khu di tích “Đôi bờ Hiền Lương” có trưng bày bản photo một văn bản lịch sử “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.
Cuối văn bản ấy là hai chữ ký của ông Tạ Quang Bửu - thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - và thiếu tướng quân đội Pháp tại Đông Dương Henri Delteil. Sau thời khắc văn bản ấy được ký kết, lịch sử Việt Nam đã đi một chặng dài trĩu nặng phân ly, suốt hơn 20 năm dằng dặc...(**)
Chắc rằng không ít người đọc trong số đó, nhất là những bạn đọc trẻ (sinh sau 1975) phải tự hỏi? Có “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” như thế thì sao lại có cuộc nội chiến nồi da xáo thịt 20 năm dài dằng dặc đến tận 30/4/1975? - Dù khá phức tạp về chính trị - nhưng Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 20/7/1954 Trong đó có những điều khoản qui định về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam, một trong những điều khoản quan trọng đó đã chỉ rõ:
“Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (½ Cầu Hiền Lương và ½ Sông Bến Hải), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ, cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam, cấm xây dựng căn cứ quân sự mới “cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào, cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ một chính sách quân sự nào”.(***)
Tuy nhiên chữ ký chưa ráo mực thì ông Hồ Chí Minh và CS Bắc Việt tự xé bỏ hiệp định mà mình vừa đặt bút ký để câu kết toa rập “Liên Minh” như tay sai với quốc tế CS Nga Tàu xin chi viện vũ khí âm mưu đánh chiếm, để CS hóa “nhuộm đỏ” miền Nam VN kế tiếp là Đông Dương và toàn vùng Đông Nam Á - Tất cả, nhiều tư liệu nhân chứng vật chứng hiện nay phổ biến trên mạng truyền thông Internet đã chứng minh chỉ ra điều đó mà cụ thể nhất là câu huấn thị khét tiếng cho “ba quân” CS Bắc Việt của ông lê Duẫn đáng để “lưu danh” muôn thuở: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”!?
Củng một lối hành văn thảm thiết như lời thoại cho tuồng cải lương thường thấy trong các bài viết trên dặm trường dã ngoại của tác giả hay đăng ở báo tuổi trẻ, PV Lê Đức Dục mơ màng thổn thức ….Cái quãng đường dọc con sông ấy, bây giờ chúng tôi đang chạy xe máy ở phía bờ nam, đi qua các thôn Xuân Hòa về Xuân Long, Bạch Lộc của xã Trung Hải. Bờ sông đã được kè bêtông đẹp như công viên. Đứng bên này sông, nhìn qua mặt nước Hiền Lương lấp loáng nắng trưa, phía bờ bắc cánh đồng nuôi tôm của bà con xã Vĩnh Thành, những máy sủi khí tung bọt trắng trên đồng tôm, thật khó hình dung những khắc khoải cách chia của hơn nữa thế kỷ trước.
Đồng bào,Bạn đọc muốn chân thành hỏi lại tác giả Lê Đức Dục điều này! Liệu tác giả có hình dung ra được, nếu hơn nữa thế kỷ trước CS Bắc Việt củng nghiêm túc (như Nam và Bắc Hàn) tuân thủ Hiệp Định Geneve 1954 và HĐ Paris 1973 cứ thương dân miền Bắc, chăm chỉ lo cho dân giàu nước mạnh, không ngang ngược cuồng tín vượt vĩ tuyến 17 gây tang thương cốt nhục tương tàn để “xuất khẩu” CNCS lên miền Nam thì giờ này bờ Nam cầu Hiền Lương và sông Bến Hải sẽ ra sao?
Hơn nữa thế kỷ gần 3 triệu trai tráng đồng bào, sinh lực nguyên khí một thế hệ của quốc gia nằm xuống vô nghĩa chỉ để…Nối một nhịp cầu…Cho ngày này hàng trăm ngàn con cháu “Bác ta” xếp hàng nối đuôi nhau chen chúc trên chiếc cầu đó bước sang Hàn Quốc một quốc gia “đếch cần Thống Nhất” để làm osin,vợ hờ,bán sức lao động nhặt nhạnh từng đồng đôla mang về cho “đảng ta” xây dựng XHCN!? Liệu đó có là chân lý là thức thời là “khát vọng thống nhất bên bờ Hiền Lương”?? – Khát vọng Thống Nhất?? hay khát vọng “nhuộm đỏ” miền nam - PV Lê đức Dục không nên “hoa lá cành” lừa bịp tuổi trẻ Việt Nam như thế!
Củng trong bài viết “60 năm Hiệp Định Geneve” tác giả Lê Đức Dục khắc khoải như tiếc nuối với khoảng thời gian hơn nữa thế kỷ…Vây thì xin mời tác giả tham khảo củng trong khoảng thời gian ấy, 3 nhân vật có cùng thời gian, tuổi đời và địa vị suýt soát như nhau nhưng di sản để lại cho dân tộc thì hoàn toàn rất khác nhau…Có kẻ rất đáng nguyền rủa, có người nhân dân trân trọng gọi là quốc phụ…
Ông Hồ Chí Minh sinh: 1890 - 1969
CT/ Đảng CSVN,
CT/ nước VN/DCCH 1945-1969
Hiện nay rất thuận tiện và nhiều dữ liệu để chúng ta có thể đối chiếu và so sánh. Internet nối mạng toàn cầu, mọi sự thật không có chất cường toan nào xoá nổi. Hãy thử gõ vào Google “Sự Thật Hồ Chí Minh”, click một cái ta có khoảng 17.800.000 kết quả (0,14 giây) chi tiết liên quan đến nhân vật này cho những ai trong tinh thần: Đi tìm sự thật, công bằng trong quang minh chính trực, để đặt ông HCM vào đúng chỗ của ông, một người dù có công hay có tội, củng phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với đất nước trước lịch sử. Không công bằng chút nào nếu chúng ta nói về nhân vật này mà bỏ quên những cái chết của 172.000 người dân vô tội miền Bắc (CCRĐ) và vô số những cuộc thanh trừng đẫm máu bởi không cùng ý thức hệ hay khác biệt chính kiến với người CS dưới thời kỳ ông HCM cầm quyền và quan trọng hơn hết là chính ông Hồ phải chịu trách nhiệm về một thứ CNCS ngoại lai mà ông ta du nhập vào VN đang đẩy đất nước trước hoạ binh đao trên biển Đông hiện nay.
Nên chăng? chúng ta cũng thử so sánh Ông Hồ Chí Minh với một vài lãnh tụ của vài quốc gia lân cận trong khu vực gần với VN mà bối cảnh và thời gian lãnh đạo quốc gia, họ cũng xấp xỉ hay gần gặn như Ông HCM để xem có cùng một quỹ thời gian, nhưng khác nhau. họ đã làm được những gì cho dân tộc mình…
Ông Tưởng Giới Thạch: Sinh 1887 - 1970
CT/ Quốc Dân Đảng -
CT/CP/Trung Hoa Dân Quốc
Sinh ngày 31/10/1887 một nhà quân sự và chính trị trong lịch sử cận đại TQ Chủ Tịch Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Năm 1949, sau thất bại ở Lục địa Tưởng Giới Thạch và binh lính của ông đã di chuyển đến Đài Bắc, Đài Loan một đảo biển nghèo nàn chưa có nền kinh tế do quân phiệt Nhật chiếm đóng trước đó. Ông lãnh đạo, tổng chỉ huy Quân đội, kiện toàn chính phủ Trung Hoa - là thành viên Liên Hiệp Quốc trong một thời gian dài, tuy nhiên 1971 đã bị thay bằng Trung Quốc Cộng Sản. Từ 1950 Đài Loan không có nền kinh tế, đến 1960 có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người chỉ 170 usd, tương đương với Zaire và Cộng hòa Côngô các nước nghèo Châu phi (thua xa miền Nam VN bấy giờ). Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo nhân dân đảo quốc Đài Loan phát triển kinh tế liên tục, trung bình 8% năm trong ba mươi năm, đến 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 usd/năm, (lúc này Việt Nam sau “giải phóng” chỉ 700 usd/năm) - 2010 gần 40.000 usd/năm, bên cạnh nền kinh tế là một quân đội hùng mạnh tiên tiến ở châu Á tương đương Nhật Bản, Hàn Quốc, đủ để Trung Quốc phải kiêng dè. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước phát triển Châu Âu. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27, rất cao), và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc. Đài Loan phát triển khoa học, công nghiệp hoá một cách nhanh chóng trong nửa cuối của thế kỷ 20, Đài Loan trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,Philippines, Malaysia, Việt Nam - và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan”. Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hongkong và Singapore được gọi là bốn con rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á).
Hai lãnh tụ, ở cương vị Chủ Tịch / Đảng và Nhà Nước như nhau, có tuổi đời suýt soát như nhau, nhưng sau đệ II thế chiến cả thế giới hòa bình chỉ riêng duy nhất tại Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sử dụng quỹ thời gian của mình để gây chiến tranh đẫm máu và nước mắt với ngay chính dân tộc, trên quê hương ông để phục vụ cho lợi ích của quốc tế Cộng Sản. Còn ông Tưởng Giới Thạch thì sử dụng cũng một quỹ thời gian ấy, biến một hoang đảo từ tay quân phiệt Nhật thành một quốc gia tự do dân chủ, dân giàu nước mạnh cho chính dân tộc mình mà thế giới cũng phải cúi chào. Dự trữ ngoại tệ cho nền kinh tế hiện nay: Đài Loan 400 tỷ usd - Việt Nam 37 tỷ usd.
Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn
từ 1948 đến 1960
Trong nguyệt san “Thế giới tự do” do bộ thông tin Hoa Kỳ ấn hành,được phòng thông tin tòa đại sứ tại Sài Gòn phổ biến 1965 có viết khái quát về vị tổng thống Hàn Quốc này:
Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1948. Có tài liệu nói ông là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường thái tử nhà Lý nước Đại Việt (VN).
Ngày 25-6-1950, miền Bắc (Hàn Quốc) tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào miền Nam dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc và một số lực lượng quân sự nước ngoài khác. Toàn bộ bán đảo bị tàn phá do những cuộc xung đột. Cuối cùng, một hiệp định ngừng bắn đã được ký kết tháng 7-1953. (Thời gian này tại Việt Nam Ông Hồ Chí Minh nhận lệnh từ CS Nga và CSTQ tiến hành khởi đầu cuộc CCRĐ kéo dài trên toàn miền Bắc VN trong 3 năm đẫm máu và nước mắt gây ra cái chết cho 172.000 nhân dân vô tội). Trong điêu tàn đổ nát chiến tranh, cả miền Nam Hàn Quốc thiếu lương thực trầm trọng, Tổng Thống Lý Thừa Vãn đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khốn khó. Trong các năm tiếp theo ông thực hiện một loạt cải cách thức thời chấn hưng nền kinh tế. Ông thuyết phục thành công để Hoa Kỳ cho Hàn Quốc hưởng ưu đãi tối huệ quốc trong thuế quan và mở rộng cửa cho mọi sinh viên Hàn đến Mỹ du học. Ông khuyến khích một làn sóng thanh niên Hàn qua Nhật Bản lao động tiếp thu học hỏi khoa học kỹ thuật từ Nhật - đây là tiền đề, cái nền của các công ty nổi tiếng của Hàn Quốc: SamSung, Hyundai, GM Daewoo sau này. Ông và gia đình làm gương mang tất cả của cải quí kim cho quốc gia vay mượn không lãi để thuyết phục, huy động, nhân dân chắt chiu từng đồng vốn góp sức cho ngân sách quốc gia mà không gánh nợ lãi, nhờ thế một thời gian ngắn kinh tế Hàn hồi sinh mạnh mẽ, giúp cho GDP toàn dân tăng trưởng rất ngoạn mục, phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hoá mới (NICS). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hàn".
Năm 2005 GDP của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỷ USD, tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng1097 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Quan trọng là từ chính sách hướng ngoại mạnh mẽ của Tổng Thống Lý Thừa Vãn trước đây trên cái nền khoa học kỹ thuật du nhập về, những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Trong số đó điển hình có thể kể tới Samsung, Hyundai, GM.Daewoo, LG…
Có thể cá nhân ông có vài vấn đề còn bàn cãi trong hậu trường chính trị, nhưng nhân dân Hàn Quốc cho ông là vị Tổng Thống đầu tiên đã thiết kế và tạo bệ phóng cho nền kinh tế Hàn Quốc cao lớn mạnh mẽ “Hóa Rồng” hôm nay!. Dự trữ ngoại tệ cho nền kinh tế: 361 tỷ usd - So VN: 37 tỷ usd.
Và đây nữa sau “60 năm Hiệp Định Geneve” Việt Nam trong mắt nhân loại là như thế này: Mới đây, ngày 24/6/2014 Cộng đồng thế giới ghi nhận một dữ liệu: “Chỉ số Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tốt và tử tế) đã được xếp hạng phát hành trên The Independent tại Anh quốc, bởi Simon Anholt Cố vấn chính sách độc lập, dựa trên sự phân tích từ 35 loại dữ liệu khác nhau của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế phi chính phủ khác.
Xếp thứ 124/125 Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng Good Country Index.(chỉ số quốc gia tốt và tử tế).(Ảnh: Vietnamnet)
Sự thật là chân lý của mọi chân lý, vì thế buộc chúng ta (người cầm bút) phải nghĩ đến danh dự quốc gia, nhân cách và liêm sĩ của chính mình mà cẩn trọng hơn trong quang minh chính trực, để không vì công danh hay cơm áo mà bôi tro trét trấu hay điểm xuyến tô hồng những sự thật mà trong phạm trù đạo đức là không nên chút nào, khi nó liên quan đến máu xương hàng triệu lương dân vô tội đồng bào với mình đã nằm xuống.
Bởi vì, nếu thật đó là chân lý là thắng lợi của một thứ chủ nghĩa thì không ai chấp nhận được một thứ chủ nghĩa chân lý thấm đẫm máu xương và nước mắt của đồng bào, nhân loại như thứ CNCS mà nhân loại đang lên án nguyền rủa là tội ác chống nhân loại hôm nay.
_________________________________
Chú thích:
(*) (Tựa của Báo Tuổi Trẻ TP/HCM)