Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Sau khi ăn cơm nhà vác chổi chà “chà” được ba “đống” “CG Dân Tộc” (cha già lận đận, cha già bán con, cha già giết con), Chổi tôi định nghỉ bồi dưỡng bằng chuyến lên đường… xếp hàng viếng lăng bác để được ổ bánh mì thịt của Bộ Tư Lệnh Bảo vệ Lăng, dè đâu có người đẹp Trần Thị Hải Ý lên mạng hỏi, “Chổi có biết Mẹ Già Dân Tộc VN (tức là vợ 'có hôn thú' của CGDT) là ai hông?”
Thế là, ai chứ “người đẹp” hỏi là Chổi sáng mắt lên ngay, như CG lúc sinh thời mỗi lần được các cháu từ Miền Nam mang vú sữa ra dâng “Người” (Người viết hoa); chỉ khác ở chỗ CG thấy cháu ngoan là nhào vô chụp đầu hôn chùn chụt ngay, Chổi nhảy lên mạng tìm Người Yêu của Lính, à quên, Người Yêu của Bác, chính xác là “Những Người Đàn Bà Đi Qua Đời Cha Già DânTộc Hồ Chí Minh”
Theo tài liệu của bà Sophia Judge (Bùi Tín, “Về Ba Ông Thánh”, trang 153), ta thấy CG rất chi là đào hoa: “Anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm. Ông còn để lại khi về nước một va-ly áo quần ông sắm cho vợ ông tòan là loại sang, cô bé Nga này lấy ra dùng bao nhiêu năm mới hết!” HCM còn “yêu” cả vợ của Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu khi đang dan díu với người phụ nữ Nga Vera này”, nên vợ của CG đủ sắc tộc, rải rác tứ phương, theo dấu chân đi làm Kách mạng của “Người”, khiến bọn phản động nói xấu, “CG đến đâu đ. đó”.
Nếu ‘vợ có hôn thú’ của CGDT mới được tính là Mẹ Già Dân Tộc (MGDT) thì trong cái lô vợ của Bác: Marie Bière/Pháp, Vera Vasilieva/Nga, Tăng Tuyết Minh/Tàu, Nguyễn Thị Minh Khai/Việt, Đỗ Thị Lạc/ có một con gái với CG (Theo “Một con gió bụi” của Trần Trọng Kim), Nông Thị Ngác/Tày/mẹ Nông Đức Mạnh(đồn là con của CG)*, Nông Thị Xuân/Nùng/mẹ Nguyễn Tất Trung (con của CG), chỉ có Tăng Tuyết Minh “đạt tiêu chuẩn”.
“Theo cuốn "Hồ Chí Minh với Trung Quốc" (Hu Zhiming Yu Zhongguo) xuất bản năm 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng), nhà sử học, phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm. Cuộc hôn nhân này ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối vì bà lo Nguyễn Ái Quốc hoạt động nay đây mai đó không ổn định, nhưng lại được Tăng Cẩm Tương, anh của Tăng Tuyết Minh, tán thành vì nhận xét Nguyễn Ái Quốc là người có học vấn, cẩn trọng và tâm huyết với sự nghiệp. Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography, một số đồng sự của Lý Thụy như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân. Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.” (http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/170465)
Tiện đây, Chổi xin phiền lòng qúy độc giả đã “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” để có đôi lời gửi riêng qúy vị nào còn chưa chịu hiểu rằng danh xưng “CGDT” dành cho “bác” Hồ, không do Chổi “phong”, nhưng đó là do bác ấy tự phong
(http://www.thegioinguoiviet.net/PageHtm/TaiLieu/HuyenThoaiHCM/HCMTuXungLaChaGiaDanToc.htm).
Nên chi nếu qúy vị bức xúc, bực mình xúc đổ đi không được, thì cứ phản biện với bác ấy, hay các bác “lão thành Kách Mạng” đến nay vẫn còn “phản biện trung thành” với CG, thay vì “bức xúc” với chổi cùn này.
(http://www.thegioinguoiviet.net/PageHtm/TaiLieu/HuyenThoaiHCM/HCMTuXungLaChaGiaDanToc.htm).
Nên chi nếu qúy vị bức xúc, bực mình xúc đổ đi không được, thì cứ phản biện với bác ấy, hay các bác “lão thành Kách Mạng” đến nay vẫn còn “phản biện trung thành” với CG, thay vì “bức xúc” với chổi cùn này.
Trong tinh thần đó, bà cụ Tăng Tuyết Minh nào đó bên Tàu, là vợ có hôn thú của “bác” Hồ ,mặc nhiên là “Mẹ Già DânTộc”, dân tộc nửa người nửa ngợm nửa đười ươi.
Bà Tăng Tuyết Minh lúc trẻ, và khi già dưới hình chồng/HCM