WikiLeaks: Úc ban hành lệnh cấm tường thuật về vụ án tham nhũng liên quan đến các lãnh đạo quốc gia - Mã lai, Indo và Việt Nam - Dân Làm Báo

WikiLeaks: Úc ban hành lệnh cấm tường thuật về vụ án tham nhũng liên quan đến các lãnh đạo quốc gia - Mã lai, Indo và Việt Nam

WikiLeaks - Mike Nguyen (Danlambao) dịch - Ngày 29 tháng 7 năm 2014, nguồn WikiLeaks rò rỉ thông tin cho biết, Úc đột xuất ban hành về lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án tham nhũng nhiều triệu đô la, trong đó có các nguyên thủ quốc gia, các thân nhân và những giới chức cao cấp dưới quyền, hiện đang tại chức, hoặc đã về hưu của các quốc gia như Indo, Mã Lai và Việt Nam. Bởi sự việc có liên quan tới an ninh quốc gia và ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế đối với Úc, cho nên lệnh tòa đã nghiêm cấm tường thuật về sự việc này. Một “trát lệnh triệt để” được ban ra bởi tòa, theo sau vụ buộc tội bí mật hồi ngày 19 tháng 6 năm nay, liên quan tới 7 viên chức cao cấp từ một công ty in tiền “Securency & Note Printing Australia”, trực thuộc ngân hàng trung ương của Úc (RBA). Vụ việc này liên quan tới số tiền lời lên đến nhiều triệu đô la mà công ty này kiếm được qua các hợp đồng in tiền Polymer cho các chính phủ quốc gia như Indo, Mã Lai, Việt Nam và các quốc gia khác có liên hệ.

Một danh sách liệt kê tất cả 17 cá nhân bao gồm cả cựu thủ tướng của Mã Lai, đương kiêm chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang và đương kiêm tổng thống của Indo, ông Megawati Sukarnoputri và 14 các viên chức cao cấp khác và các thân nhân của họ mà tên và danh tánh chính thức chưa được công bố.

Tài liệu này cũng cho biết việc cấm xuất bản hay in ấn lại bản sao của “lệnh tòa” cũng như các bản tuyên thệ hồi tháng trước bởi các giới chức đại diện nước Úc, là những người được bổ nhiệm vào các chức vụ “Đại Diện Thường Trực” của Chính Phủ Úc ở Liên Hiệp Quốc. Lệnh triệt để của tòa có hiệu liệu không công bố vụ tham nhũng cao cấp nhất trong giới chức Úc và các vùng liên hệ.

Lệnh áp đặt của quốc gia này lần trước được biết là vào năm 1995 và có liên hệ tới các hoạt động tình báo phối hợp giữa Hoa Kỳ và Úc nhắm vào tòa đại sứ Trung Cộng ở Canberra.

Nhà sáng lập WikiLeaks’ ông Julian Assange nói rằng:

“Với một lệnh tòa như vậy, sẽ là một ghi nhớ tồi tệ nhất mà chính phủ Úc đã áp đặt triệt để lên giới báo chí của Úc, nó là một sự bịt mắt công luận Úc. Đây là một câu hỏi không đơn giản về chính phủ Úc đã thật bại không thông qua sự giám sát của công chúng Úc, trong vụ án tham nhũng có liên quan tới quốc tế. Bộ trưởng Ngoại Giao Úc, bà Julie Bishop phải giải thích là tại sao bà ta đang đe dọa các công dân Úc với mức án tù trong nỗ lực muốn che đậy một vụ scandal có liên quan tới tham nhũng xấu hồ có liên quan tới các giới chức trong chính phủ Úc.

Khái niệm về an ninh quốc gia không có nghĩa là một cụm từ bỏ trống để che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan tới những viên chức chính phủ tại Úc hay ở các quốc gia khác. Đây là quyền lợi của công chúng thông qua báo chí để tường thuật sự việc, mà có liên quan tới các công ty con của ngân hàng trung ương của Úc. Ai làm trung gian và mối trung gian đó được làm như thế nào với tư cách là một quốc gia? Những cuộc điều tra về tham nhũng và những lệnh triệt cấm bí mật như thế này mượn cớ vì lý do an ninh quốc gia là cái cớ rất lạ lùng. Thật là oái oăm thay sự việc như thế này đã mà WikiLeaks’ ông Julian Assange đã bị ông Tony Abbot tống ra khỏi nước Úc."


Người dịch:


*







Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo