Vì đại tướng quân đội (tàu) Phùng Quang Thanh đã từng tuyên bố: "Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc."
Như Tâm (VnExpress) - Philippines lo ngại Bắc Kinh sẽ sớm điều dân thường và quân nhân ra chiếm giữ Trường Sa do tiến độ nhanh chóng của hoạt động cải tạo bãi đá và các dự án phát triển của Trung Quốc tại đây.
Hình ảnh từ vệ tinh giám sát trên không cho thấy
Bãi Gạc Ma hồi tháng 3/2014 chỉ có một khu nhà tạm cho công nhân (trái).
Gần đây (ảnh phải), xuất hiện thêm nhiều công trình và cây cối.
Ảnh: Philippines Star.
Phil Star dẫn lời tướng Pio Gregorio Catapang, tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, xác nhận trong cuộc gặp truyền thông hồi tuần trước rằng các dự án của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang được thực hiện nhanh chóng.
"Nó đã hoàn thành 50%. Điều này đáng báo động bởi nó có thể được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích hòa bình", ông nói.
Tướng Catapang đảm bảo quân đội Philippines biết rõ về tình hình tại Biển Đông thông qua tuần tra trên không và trên biển. Kết quả giám sát trên không tháng 10 và 11 cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các tòa nhà, bến cảng và sớm hoàn thành một con đường hình tròn ở khu vực cải tạo trên bãi Gạc Ma. Bãi đá Gạc Ma, thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép năm 1988.
Quân đội Philippines hồi tháng 3 mới chỉ phát hiện một kiến trúc hình chữ nhật được sử dụng làm nơi ở tạm cho công nhân trên Gạc Ma. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc đã hoàn thành một tòa nhà và trồng các loại cây nhiệt đới ở phía sân trước. Họ còn bắt đầu xây dựng thêm một tòa nhà ba tầng.
Tại bãi Chữ Thập, Trung Quốc được cho là đang xây dựng một đường băng có thể dùng cho máy bay thân rộng cũng như chiến đấu cơ.
"Giờ chỉ còn vấn đề thời gian trước khi những thực thể được Trung Quốc khai hoang này sẵn sàng để chiếm đóng", một quan chức an ninh Philippines nhận định.
Trung Quốc được cho là đang bồi đắp để biến 6 hoặc 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, thành các đảo nhân tạo và xây dựng các công trình kiên cố trên đó. Việc thay đổi hiện trạng là vi phạm Tuyên bố của các bên về Ứng xử Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002.
*
Và theo lời Trương Tấn Sang "bà con ngư dân yên tâm bám biển...":
2 tàu cá ngư dân Lý Sơn bị Tàu Khựa đập phá
Văn Mịnh (TT) - Ngoài tàu cá QNg 96372 bị tàu ngư chính Trung Quốc rượt đuổi, đập phá gần đảo Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN ngày 7-1, còn có thêm hai tàu cá Lý Sơn cũng bị đập phá.
Tàu cá của anh Nguyễn Chí Thạnh bị đập phá
và cướp nhiều ngư cụ - Ảnh: Văn Mịnh
Bà Phạm Thị Hương - phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - cho biết ngoài tàu cá QNg 96372 của ngư dân Lê Tân (thôn Tây, xã An Hải) bị tàu ngư chính Trung Quốc rượt đuổi, đập phá gần đảo Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN ngày 7-1, còn có thêm hai tàu cá Lý Sơn cũng bị đập phá.
Chính quyền địa phương xác minh vụ việc để có văn bản phản đối gửi Nghiệp đoàn nghề cá VN và các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi. Ðồng thời tuyên truyền, vận động ngư dân phải cảnh giác khi tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa.
Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (32 tuổi), chủ tàu QNg 96093 - một trong hai tàu bị phía Trung Quốc đập phá gần đây - cho biết ngày 7-1 khi tàu đang khai thác hải sản gần đảo Xà Cừ thì xuất hiện hai canô với 10 người Trung Quốc từ đảo Xà Cừ chạy ra rượt đuổi, đập phá tàu, lấy toàn bộ tài sản trên tàu cùng 1 tấn cá.