Dâu bể tang thương (Danlambao) - Sau hơn 2500 năm từ khi thăng thiên, một hôm nhàn rỗi, đức Khổng Tử nảy ra ý định khảo hạch lại các học trò để xem trình độ của họ đã tăng tiến đến đâu. Ngài liền gọi ba thầy Tử Lộ, Tử Cống và Nhan Hồi đến gặp mặt. Đức Khổng Tử phán:
- Từ rất lâu ta không biết được trình độ tu dưỡng của các ngươi đã tiến bộ đến mức nào. Vậy hôm nay hãy trả lời lại câu hỏi năm xưa của ta: thế nào là người "trí", thế nào là người "nhân"?(1)
Thầy Tử Lộ thưa:
- Người "trí" là người làm thế nào để cho người ta biết mình, người "nhân" là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo:
- Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn. Nhưng câu trả lời của ngươi vẫn như xưa, không có chút đổi mới nào hết, cần phải cố gắng thêm.
Tiếp theo sau, thầy Tử Cống thưa:
- Người "trí" là người biết người, người "nhân" là người yêu người.
Đức Khổng Tử bảo:
- Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn. Có điều người cũng giống như Tử Lộ không có chút thay đổi gì cả. Ngươi cũng cần phải cố gắng hơn.
Đến lượt thầy Nhan Hồi thưa:
- Người "trí" là người tự biết mình, người "nhân" là người tự yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo:
- Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử. Tuy nhiên các ngươi chẳng có chút đột phá gì, khiến ta thật thất vọng.
Sau khi ba thầy lắng nghe giáo huấn rồi hổ thẹn lui ra, đức Khổng Tử ngồi buồn bã và một ý nghĩ mới xuất hiện trong đầu ngài. Tại sao ta không thử hỏi ý kiến của đám hậu sinh nhỉ, biết đâu lại có điều gì hay ho? Tuy nhiên lần này phải tìm ở ngoài nước Tàu nếu không thì đơn điệu đến phát chán mất thôi. Nghĩ là làm, ngài liền vung tay chụp xuống trần gian nơi lãnh thổ Việt Nam và bắt được bốn tên dị hình dị dạng, giống người thì ít, giống súc vật thì nhiều. Ngài ôn tồn bảo chúng:
- Các ngươi đừng sợ, ta chính là Khổng Tử mà người đời thường nhắc đây. Ta đưa các người đến đây hoàn toàn không có ác ý, chỉ muốn các ngươi trả lời một câu hỏi. Sau đó sẽ được quay trở về chốn cũ an toàn và lành lặn. Trước hết các ngươi hãy cho ta biết họ tên và nghề nghiệp đã.
Một tên có vẻ ngoài đạo mạo nhưng đờ đẫn như một con nghiện bước lên trước và nói:
- Thưa đức phu tử, người đời gọi con là thằng Lú dù tên cúng cơm của con là Trọng. Con đính chính hoài chẳng được nên chán quá cứ dùng luôn cái biệt hiệu này. Con hiện nay là tổng bí thở của ĐCSVN.
Tên thứ hai cất tiếng oang oang như chuông rè:
- Thưa phu tử, con là Hùng nhưng không phải là mạnh khỏe (雄)
mà là con gấu (熊). Cha mẹ kể lại ngay từ lúc mới chào đời, con đã biểu lộ một bản tính côn đồ, anh chị nên họ đặt cho con cái tên Sinh Hùng hàm ý là đầu gấu bẩm sinh đấy ạ. Con vẫn đang làm chủ xị quốc hội nước CHXHCNVN.
mà là con gấu (熊). Cha mẹ kể lại ngay từ lúc mới chào đời, con đã biểu lộ một bản tính côn đồ, anh chị nên họ đặt cho con cái tên Sinh Hùng hàm ý là đầu gấu bẩm sinh đấy ạ. Con vẫn đang làm chủ xị quốc hội nước CHXHCNVN.
Đến lượt tên thứ ba nếu nhìn thoáng qua cứ tưởng là họ hàng của Trư Bát Giới nhất là khi hắn mở miệng tự giới thiệu:
- Con là Gôn thưa đức phu tử. Thật ra tên cúng cơm của con là Thanh khùng, nói lái là khung thành. Để cho ngắn gọn, con dùng luôn chữ Gôn (goal) cho nó có vẻ thể thao bóng đá một chút. Con là người đứng đầu bộ quốc phòng nước CHXHCNVN.
Tên có cái nhìn láo liên, gian xảo nhất trong bọn bây giờ mới lên tiếng:
- Thưa đức phu tử, so với ba anh bạn kia thì con là người đáng thương nhất vì bản thân cũng chẳng tỏ tường gốc gác của mình. Người dân trong nước coi con như ếnh ương còn nước ngoài thì ví von với Mr Bean. Phu tử cứ tạm gọi con là Ba Ếch vậy. Con được ĐCSVN phân công là thủ tướng cướp của nước CHXHCNVN.
Đức Khổng Tử ráng nhịn cười và làm mặt nghiêm phán:
- Thôi được, để không lãng phí thời gian của ta và của các ngươi, màn giới thiệu bản thân như thế là đủ. Bây giờ hãy suy nghĩ thật kĩ và trả lời cho ta biết: thế nào là người "trí", thế nào là người "nhân"?
Tên Gấu nhanh nhảu trả lời như sợ bị giành mất phần:
- Người "trí" là người đổ hết mọi sai trái của quốc hội lên đầu dân vì chính dân bầu ra quốc hội. Người "nhân" là người dựa vào quy định nhà nước bắt con dân đen đi nghĩa vụ thay cho con mình. (2-3)
Tên Gôn vội vàng cướp lời ngay:
- Người "trí" là người nhận giặc làm cha. Người "nhân" là người lo lắng khi thấy giặc ngoại xâm bị nhân dân mình căm ghét. (4-5)
Tên Ếch cười tủm tỉm tiếp lời:
- Các anh nói không sai nhưng tôi vẫn muốn bổ sung thêm quan điểm của mình. Theo tôi, người "trí" là người nói một đàng, làm một nẻo. Người "nhân" là người giúp cho đồng chí của mình được về chầu tổ tiên một cách nhanh chóng.
Đến lúc này Lú mới vào cuộc sau khi đã chỉnh tranh y phục lại tươm tất và không quên gắn huy hiệu ĐCSVN lên ngực áo. Gã bình thản phát biểu một cách chậm rãi:
- Cả ba anh đều đưa ra những nhận xét chính xác tuy nhiên nó không nêu bật hết tính "ưu việt" của đảng ta. Nhân danh người đứng đầu ĐCSVN, tôi khẳng định rằng người "trí" là người cương quyết chống suy thoái đạo đức để tiếp tục con đường xây dựng CNXH dù không biết nó là cái gì. Người "nhân" là người không xây dựng CNXH một mình mà bắt toàn dân phải đi theo. (6-7)
Nghe xong bốn câu trả lời này, đức Khổng Tử kinh ngạc mở to mắt, nói không nên lời, râu tóc dựng đứng. Mãi một lúc sau, ngài mới qua được cơn bàng hoàng và lên tiếng với giọng lạc hẳn đi:
Thế này thì tên Tập Cận Bình còn phải khổ công xây dựng học viện mang tên ta ở nước Nam làm gì? Trường đảng Nguyễn Ái Quốc đã làm quá tốt vai trò rồi. Chủ nghĩa cộng sản thật là lợi hại hơn hẳn Nho giáo của ta. Tuy chúng không biết trồng cây nhưng lại giỏi trồng ngợm!!!
Ngày 20/01/2015
______________________________________
Tài liệu tham khảo: