Đôi điều nhắc nhở Nguyễn Phú Trọng - Dân Làm Báo

Đôi điều nhắc nhở Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Vài ngày nữa Nguyễn Phú Trong đi thăm Mỹ. Ông Trọng nên nhớ rằng: Nếu cộng sản Việt Nam còn đánh đu giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, thì Tổ quốc Việt Nam sẽ mắc họa bị Trung cộng xâm lăng. Trong tương lai, khi quan hệ Việt Mỹ xuống thấp, khi Trung cộng đã mặc cả xong xuôi với Hoa Kỳ chia chác Biển Đông, lúc đó sẽ là thời điểm Trung cộng xâm lược Việt Nam cả trên biển và trên đất liền. Khi ấy, giá mà dân tộc Việt Nam phải trả cho chiến lược “khỉ đu dây” này, để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình, là vô cùng thê thảm....

*

1. Việt Nam cộng sản tại Shangri-La: Toạ sơn quan hổ đấu

Một nghịch lý rất lớn tại Shangri-La là nước Mỹ dù không có tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông nhưng đã đấu tranh kiên quyết chống TQ tôn tạo đảo ngầm thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa. Ngược lại, nước bị TQ chiếm 8 đảo tại Trường Sa năm 1988, trong cuộc hải chiến mà thế giới gọi là cuộc thảm sát hèn hạ của 1 bên có súng đạn, còn bên thứ 2 chỉ có xẻng cuốc; nước đang bị uy hiếp mạnh về an ninh quốc gia từ phía biển do những hoạt động của TQ tôn tạo 8 đảo này thành các cứ điểm quân sự, thì lại im thin thít, không có tham luận, với logic quái gở như sau: "Tình hình càng căng thẳng thì càng phải giữ độc lập, tự chủ. Đó là nguyên tắc nhất quán của Việt Nam," hay: "đặt vấn đề xung đột vũ trang ở Biển Đông là quá sớm"( Nguyễn Chí Vịnh, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La).

Có thể ví Shangri-la 2015 là bản hợp xướng đầu tiên, đồng điệu, phê phán TQ vi phạm luật lệ quốc tế về Biển, do Bộ trưởng quốc phòng Mỹ làm chỉ huy trưởng, thì thái độ trên đây của Nguyễn Chí Vịnh rất là lạc điệu, vô lý và hại cho Việt Nam, có lợi cho Trung cộng.

2. Đôi điều nhắc nhở Nguyễn Phú Trọng

Bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ là mối bang giao có tính quyết định đến an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam trong lịch sử hiện đại.

Trong khoảng thời gian 1970 đến 1995, Trung cộng đã xâm lược Việt Nam bằng các cuộc chiến tranh mà hậu quả của các cuộc chiến tranh này là những tuyên bố chủ quyền của Trung cộng, chiếm gần 80% Biển Đông.

Khi Trung cộng giải quyết được quan hệ Mỹ-Trung 1971, lúc đó họ quay sang lấn ép, cước bóc lãnh hải của Việt Nam: năm 1974, Trung cộng đã cướp Hoàng Sa của Việt Nam.

Còn khi quan hệ Việt- Mỹ xấu nhất, năm 1979, Trung cộng đã trở mặt, gây 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc với VN, với sự đồng lõa ngầm của Hoa Kỳ.

Hôm nay quan hệ Việt Mỹ đã là đối tác toàn diện. Tuy nhiên cư sử của VN tại Shangri-La đã gây bất bình lớn cho Hoa Kỳ.

Tại Shangri-La, người Mỹ hy vọng Việt Nam sẽ có những tuyên bố mạnh mẽ phản đối hành động bồi đắp các đảo chìm thành căn cứ quân sự của Trung cộng, trực tiếp gây nguy hại an ninh cho tuyến thương thuyền thế giới, thì cộng sản VN lại im lặng.

Sự im lặng này thực chất là một ủng hộ cho Trung cộng.

Sự bất bình của Hoa Kỳ thể hiện qua phản ứng của Tổng thống Mỹ Obama.

Kể từ khi ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu rằng Trung cộng không có bằng chứng lịch sử và pháp lý để đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, thì chính quyền Mỹ chưa bao giờ có cử chỉ nào thân thiện với những đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng tại Biển Đông.

Bây giờ 1 phát biểu của Obama (theo VOA): “Nhà lãnh đạo Mỹ nói với một nhóm các nhà lãnh đạo trẻ đến thăm nước Mỹ rằng “Có thể có một số” tuyên bố chủ quyền lãnh hải nào đó của Trung Quốc là hợp pháp. Tuy nhiên họ không nên tìm cách xác lập bằng cách đẩy người ta ra ngoài, ông vừa nói vừa hích khuỷu tay ra phía ngoài bục.cho rằng Trung cộng có thể có lý, khi đòi hỏi chủ quyền tại một số đảo tại Trường Sa”, đã là gợi ý đầu tiên cho cộng sản Việt Nam rằng, Hoa Kỳ có thể chơi lá bài công nhận chủ quyền của Trung cộng tại Trường Sa, nếu cộng sản Việt Nam còn lèo lái, đánh đu giữa Hoa Kỳ và Trung cộng.

Lúc ấy cộng sản Việt Nam sẽ cư sử ra sao?

Mà Tổng thống Hoa Kỳ không chỉ nói xuông. Hôm nay đã có 1 tiếng kèn thổi nốt nhạc đầu tiên cho lá bài này qua The Diplomat. BBC đưa tin: “Bài viết ngắn của tác giả Greg Austin trên báo điện tử The Diplomat gọi Việt Nam là 'kẻ hung hăng nhất ở Biển Đông”. 

Bài báo này đã đánh đồng 8 đảo của Việt Nam bị Trung cộng xâm lược năm 1988 với các đảo đã thuộc chủ quyền Việt Nam hàng trăm năm nay.

Người Việt Nam ta đã trải nghiệm thế nào là tuyên truyền của Hoa Kỳ trong cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979. Cho dù Pol Pot đã tàn sát hàng triệu người Campuchia, thì Việt Nam vẫn bị thế giới tẩy chay cả một thập niên dằng dặc, vì xâm lược. Cho dù Trung cộng tàn bạo giết hại dã man người dân thường Việt Nam tại 3 tỉnh biên giới phía Bắc, thì truyền thông thế giới vẫn tảng lờ như không có chuyện gì xảy ra, dạo theo cây gậy nhạc trưởng của Mỹ.

Vài ngày nữa Nguyễn Phú Trong đi thăm Mỹ. Ông Trọng nên nhớ rằng: Nếu cộng sản Việt Nam còn đánh đu giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, thì Tổ quốc Việt Nam sẽ mắc họa bị Trung cộng xâm lăng.

Trong tương lai, khi quan hệ Việt Mỹ xuống thấp, khi Trung cộng đã mặc cả xong xuôi với Hoa Kỳ chia chác Biển Đông, lúc đó sẽ là thời điểm Trung cộng xâm lược Việt Nam cả trên biển và trên đất liền.

Khi ấy, giá mà dân tộc Việt Nam phải trả cho chiến lược “khỉ đu dây” này, để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình, là vô cùng thê thảm.

Để ngăn chặn tình huống này, Việt Nam phải tiến tới đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ, Việt Nam phải thuyết phục được Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa, Trường Sa.

Nếu Nguyễn Phủ Trọng không tiến theo hướng này, ông ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội bảo vệ Việt Nam, ông ta sẽ là tội đồ của dân tộc Việt Nam.

25/06/2015




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo