Nếu bạn tìm một tượng đài, hãy nhìn chung quanh bạn! - Dân Làm Báo

Nếu bạn tìm một tượng đài, hãy nhìn chung quanh bạn!

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - "Con số kinh phí khủng trong dự án khùng này làm HY em “tâm tư”: Theo truyền thống xhcn, họ Xây bao nhiêu, họ Cất bao nhiêu? Ở ta, nếu đất đai, đường cao tốc đẻ ra vàng, ra bạc, thì tượng bác tệ tệ cũng đẻ ra đồng...!".

*

Sir Christopher Michael Wren (20/10/1632 - 25 /2 /1723) là một kiến trúc sư, một nhà thiết kế, nhà thiên văn học và hình học người Anh thế kỷ 17. Ông được coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất nước Anh thời kỳ đó. Trong 35 năm lao động, Sir C. M. Wren đã thiết kế 53 nhà thờ ở London - kỳ vĩ nhất là Thánh đường Saint Paul, cũng như rất nhiều công trình lâu đời khác. Ông cũng là người sáng lập ra Hội Hoàng gia (làm chủ tịch từ 1680-1682). Các công trình khoa học của Sir C. M. Wren được 2 danh nhân thế giới là Isaac Newton và Blaise Pascal đánh giá rất cao. (1)

Vậy mà khi ông qua đời ở tuổi 91, chính con trai ông đã khắc trên mộ chí người cha vĩ đại của mình vỏn vẹn một hàng chữ bằng tiếng La tinh: "Lector, si monumentum requiris, circumspice" / "Reader, if you seek a monument, look around you"/Bạn đọc, nếu bạn tìm tượng đài [của Christopher Michael Wren], hãy nhìn chung quanh bạn.

Thánh đường Saint Paul tại London, Anh quốc.

Phía trong Nhà hát Sheldonian - Đại học Oxford, Anh quốc.

Mới đây, 23/3/2015, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 92. Trong điếu văn do đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên đọc, đã mượn ý câu khắc trên bia mộ của Sir Christopher Michael Wren để thay mặt toàn khối quốc dân tri ân người sáng lập ra đất nước Singapore nhỏ bé, đa dân tộc, đa ngôn ngữ, dân chủ, tự do, nhân tâm thống nhất trong hiện đại, thịnh vượng, sạch đẹp, yên bình ngày nay; cũng như để nói với du khách trên toàn thế giới khi họ có dịp đến Singapore: “Bạn đọc, nếu bạn tìm tượng đài [của Lý Quang Diệu tức là cha ông ấy], hãy nhìn chung quanh bạn.”.

Một góc phố ven biển tại Singapore.

Singapore by Night 

Chẳng bù khắp chữ S, dưới ánh sáng độc bá xhcn “đỉnh cao trí tuệ” từ hơn 40 năm qua: Bắc-Nam thống nhất nhưng nhân tâm bát nháo; độc lập nhưng chẳng dân chủ, chẳng tự do; kinh tế trì trệ gần đội sổ so với các nước trong khu vực…; cái gọi là “đổi mới” mà người người nhìn thấy ở vài tỉnh thành như Hà Nội, Thành Hồ, Đà Nẵng…, thực chất là sự hoành tráng made by ODA! (2).

Thuở sinh thời, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng có nhiều nhận định tích cực về Việt Nam, đơn cử: “Nếu người nào từng thấy Sài Gòn và Singapore vào năm 1954, người đó hẳn phải nói Singapore là một thứ bỏ đi, chứ không phải Sài Gòn.”(3). “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau bất cứ nước nào trong khu vực.” (4).

*

HY em lược soạn ra bài này là nhân đề án tượng đài nghìn tỷ tại Sơn La. Tỉnh Sơn La nằm ở miệt miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích 14.174,4 km2 (4,27% tổng diện tích Việt Nam), xếp thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố, với dân số hiện nay trên dưới 1,6 triệu người, gồm 12 dân tộc (đơn cử Việt, Thái, H'Mông, Mường, Dao, Khơ Mú…). Sơn La là tỉnh thiếu đói Top 1/4 của chữ S xhcn, hàng năm đều phải gào cứu đói từ Trung ương. Vậy mà ban lãnh đạo Sơn La lại dự tính xây cất “Tượng đài bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”, trong một quần thể di tích cùng tên với kinh phí sơ khởi lên tới 1400 tỷ đồng VN (± 59 triệu Euro = ± 65 triệu USD)! (5).

Con số kinh phí khủng trong dự án khùng này làm HY em “tâm tư”: Theo truyền thống xhcn, họ Xây bao nhiêu, họ Cất bao nhiêu? Ở ta, nếu đất đai, đường cao tốc đẻ ra vàng, ra bạc, thì tượng bác tệ tệ cũng đẻ ra đồng...!. Và em nhớ lại mẩu chuyện dưới đây:

[Tutsugen, một người hiến mình cho Thiền ở Nhật, quyết định xuất bản một bộ kinh mà thời bấy giờ chỉ được thông dụng bằng chữ Nho.

Những quyển sách được in bằng những tấm bảng gỗ trong một lượt xuất bản bảy ngàn bản, thật là một việc làm kinh khiếp.

Tutsugen bắt đầu du hành làm một cuộc lạc quyên để thực hiện việc in kinh. Một vài người có nhiều thiện cảm cho Tutsugen một trăm đồng tiền vàng, nhưng phần nhiều Tutsugen chỉ nhận được vài xu nhỏ của những kẻ khác. Tutsugen tạ ơn những người có hảo tâm bằng một tấm lòng biết ơn bằng nhau. Sau mười năm, Tutsugen đã đủ tiền và bắt đầu công việc.

Nhằm mùa nước lớn của sông Uji tràn ngập. Nạn đói xảy ra. Tutsugen đem tất cả vốn liếng đã góp để in kinh, cứu những người khác khỏi chết đói. Rồi Tutsugen bắt đầu đi quyên lại.

Bảy năm sau đó, bệnh dịch lan tràn khắp nước Nhật. Tutsugen lại đem những gì đã góp được ra giúp mọi người.

Vì thế, Tutsugen lại bắt đầu lần thứ ba và sau hai mươi năm ý nguyện của Tutsugen đã được thực hiện hoàn toàn. Những bản in gỗ ra đời lần thứ nhất là những bộ kinh mà ngày nay người ta thấy trong tu viện Obaku ở Kyoto.

Người dân Nhật bảo với con cái họ rằng Tutsugen đã làm được ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình nhưng vượt hẳn bộ sau cùng.] (Xuất bản kinh, bài 37 – trích từ Góp nhặt cát đá (nguyên tác Nhật ngữ Thạch Sa Tập của Thiền sư Muju/Vô Trú), bản việt dịch Đỗ Đình Đồng, xuất bản tại Sài Gòn trước 1975, trang 52).


10/8/2015


______________________________________

Chú thích:


(2) ODA: Official Development Assistance / Hỗ trợ phát triển chính thức = Vay nợ với lãi xuất thấp => một hình thức đầu tư nước ngoài. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), cuối năm 2014 nợ công CH xncn VN là 110 tỷ USD, bình quân mỗi người Việt phải gánh 1212,00 USD. Dân số nước ta vào cuối năm 2014 là 90,7 triệu người. Kinh Doanh/VNE: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/world-bank-viet-nam-no-cong-110-ty-usd-3251846.html

(3) "If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon”. http://www.thecrimson.com/article/1967/10/23/lee-kuan-yew-plee-kuan-yew/


(5) Hiện nay Việt Nam đã có 134 tượng đài Hồ Chí Minh các loại, tuy nhiên đảng, nhà nước cộng sản VN vẫn chưa cho là đủ, nên đang lên kế hoạch xây cất thêm 58 cái nữa từ nay đến hết năm 2030! RFA: http://www.rfavietnam.com/node/2733 .


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo