Nguồn gốc hỗn danh Trọng Lú - Dân Làm Báo

Nguồn gốc hỗn danh Trọng Lú


Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - «Ứng dụng câu “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” vào cuộc ‘bầu cử’ QH trong tháng 5/2016 tới đây, ngay bây giờ ta đã thấy gì? - Xin thưa. Điều thứ nhất, ta đã thấy, đã biết trước mười mươi Chủ tịch nước có tên là Trần Đại Quang; Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân! Thứ hai, để khẳng định điều Thứ nhất, ta hãy quay lại “lịch sử”…»

*

Như mọi người còn lưu tâm đến thời cuộc Việt Nam, HY em đã theo dõi và đã kinh ngạc theo từng câu trả lời của cụ đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (72 tuổi) trong buổi họp báo đầu tiên – ngay sau khi một mình một chợ cụ «bất ngờ tái đắc cử quyền đảng trưởng kỳ 2 với số phiếu bầu gần như 100%, tuyệt đối» trong Đại hội đảng XII, ngày 28/01/2016. Phải thừa nhận là cụ ông đã «đủ độ mềm dẻo» vận dụng kỳ thư ‘Duy vật biến chứng Mc Lê Nin’ (1) trong cuộc phỏng vấn này. Riêng trên trang DLB nhỏ bé này cũng đã có khối bình luận đa chiều về cuộc phỏng vấn nêu trên, thế cho nên, ở đây HY em chỉ mạo muội tự nêu lại thắc mắc, rồi tự phê và tự bình, với hoài bảo cùng bạn đọc «vui free cũng được một vài trống canh». 

1-. Tại sao cụ đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (Tổng Trọng) lại vướng phải ung thư rối rắm mọi sự việc đơn giản?

- Phóng viên AFP: Dưới sự lãnh đạo tiếp tục của ông, Việt Nam có thể trở thành đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn không?

- Tổng Trọng: [Câu hỏi này mang tầm chiến lược xa quá. Cá nhân tôi là một bộ phận của tập thể. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Không phải cá nhân độc đoán chuyên quyền. Dù đảng lãnh đạo nhưng thông qua tập thể, dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân.

Lãnh đạo tập thể nhưng cá nhân phụ trách, phát huy vai trò người đứng đầu. Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì có gọi dân chủ không? Một số nước dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất, ai dân chủ hơn ai?

Có thực hiện dân giàu, dân chủ hơn không? Khẩu hiệu xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu lâu dài. Trước mắt phải sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Dân chủ thì chắc các bạn biết hơn tôi. Dân chủ là qua sinh hoạt QH, HĐND, đoàn thể chính trị - xã hội. Hàng mấy trăm, hàng nghìn tổ chức ra đời, hoạt động nhưng phải làm sao vẫn có kỷ cương. Một đất nước mà không có kỷ cương thì rối loạn. Dân chủ - kỷ cương đi liền với nhau. Kỷ cương trên cơ sở phát huy dân chủ. Không tuyệt đối hóa mặt nào. Phiến diện là thất bại.] (SGGP, 28/01/2016).

HY em 1: Câu trả lời tràng giang mê cung Củ Chi của cụ Tổng Trọng nêu trên có thể giản dị trong mấy chữ cấp bình dân học vụ: Việt Nam dưới sự cầm quyền kỳ 2 của tôi tất nhiên sẽ phải trở thành đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn…bây giờ!

HY em 2: Cụ Tổng Trọng đánh giá câu hỏi của phóng viên AFP «mang tầm chiến lược xa quá». Vậy mà vào ngày 23 tháng 10 năm 2013 chính cụ đã phán «xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ [21] này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa !” Lẽ nào cụ Tổng Trọng đã quên rồi sao? Xin hỏi: Mục tiêu «đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn», so với xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa, cái nào «mang tầm chiến lược xa quá»?

HY em 3: Cái máu nhiêu khê hoá sự đơn giản của cụ Tổng Trọng làm HY em nhớ lại mẩu chuyện dưới đây:

Tại Viện Toán cao cấp nọ, Giáo sư Fiêu bổ đề 3 thí sinh cùng một lúc và cùng một đáp án: 2 + 2 bằng mấy?

Thí sinh A đáp: 4, Thí sinh B: 3, Thí sinh C: 5.

Nhà toán học hàng đầu thế giới – Giáo sư Louis Chen thuộc Đại học quốc gia Singapore, hỏi: Ai đáp trúng? 

– Thí sinh C dĩ nhiên. Fiêu Giáo sư bể đồ với lời giải thích:

Một là, câu trả lời chính xác (2+2= 4) của thí sinh A thể hiện niềm kiêu hãnh và nỗi lạc quan trí thức tạng giãy hoài không chết như ở xứ Sing này!

Hai là, câu trả lời tiêu cực (2+2 = 3) của thí sinh B phản ánh nỗi bi quan mà nội hàm là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống - chứ gì nữa”. Đáng bị xử lý.

Và Ba là, thí sinh C, dù đã đưa ra câu trả lời cường điệu tích cực (2+2= 5), nhưng lại biểu lộ được sự nhất trí dồi dào đảng tính mà nội hàm là tinh thần cúc cung theo phương án, theo định hướng, theo ray quy trình do đảng và nhà nước xhcn tiền chế, đó là: 

a-. Lạc quan sai, b-. Bi quan cũng sai, c-. Chỉ có hoang mang là đúng! Và, Fiêu Gs chốt: Câu trả lời 2+2 = 5 => Hoang mang. Mà Hoang mang là đặc tính không có không được của chế độ xhcn ưu việt! (2) Did you understand?

2-. Thực hư cụ Tổng Trọng sớm vướng bệnh Alzheimer? 

Alzheimer là chứng mất trí, nôm na kêu là bệnh hay quên, tiếng chữ gọi là Lú lẫn. Chứng này thường úm người trọng tuổi. Muốn rõ ngọn ngành, bạn đọc chỉ việc vào đây.

Theo Điều lệ của đcs VN, Uỷ viên Trung ương tái cử không quá tuổi 65.

Còn nhớ, ngày 19/01/2011, tân đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi) bày tỏ lòng [tri ân với những người do quá tuổi đã không ứng cử vào BCH Trung ương khóa XI để tạo điều kiện và cơ hội cho những người trẻ (dưới 65 tuổi). Xin ghi nhận đóng góp và nghĩa cử của các đồng chí và xin các đồng chí tiếp tục đóng góp cho đất nước] (VNN). 

* Ấy thế mà 5 năm sau, ngày 28/01/2016, cụ Tổng Trọng (72 tuổi, già nhất trong BCHTƯ) trong buổi ‘đăng quang’ kỳ 2, lại nhơn nhơn cám ơn các đồng chí Trung ương khoá XI gương mẫu không ứng cử vào BCH Trung ương khóa XII (hàm ý tiếp tục ép cụ trụ trên ngai vàng thêm 1 nhiệm kỳ). Trích đoạn cụ phát biểu:

[Thưa Đại hội,

Tại Đại hội XII của đảng, nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI còn sức khoẻ, đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm công tác song đã gương mẫu, không ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, tạo điều kiện để trẻ hoá, bổ sung lực lượng mới vào cơ quan lãnh đạo của đảng trong nhiệm kỳ mới. Đó là một nghĩa cử cao đẹp, đầy trách nhiệm.] (Giáo Dục.Net.VN).

HY em 4: Hiện tượng trường kỳ “nói lời rồi lại ăn lời được ngay” của cụ Tổng Trọng, nên chăng liệt cụ vào hệ ‘langue de bois / lưỡi gỗ’? Thì “tiên tích việt trên đây: Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?” Hoặc là mặc kệ hai chữ Liêm và Sỉ, ta xuề xoà kiểu Nam Bộ, hỷ xả đút đại cụ vào viện Alzheimer cho nó lành? – Lành thì lành cho cụ và 4,5 triệu đảng viên cộng sản - đã đành, nhưng chắc chắn sẽ cực kỳ Dữ cho 85 triệu phi đảng viên trên toàn chữ S, từ nay cho tới mùa hè Thành Đô 2020!

3-. Nguồn gốc hỗn danh Trọng Lú

Đông Tây cổ kim đều có lời răn về lời nói. Có người đã ví «lời nói như mũi tên, không nên lấc cấc bắn bậy, đã lọt vào tai ai thì không tài nào rút ra được». Người khác có câu «nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy / một lời nói đã phát ra, bốn ngựa không theo kịp». Lại có câu Pháp ngữ «Il faut tourner la langue setp fois avant de parler / Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói». Đó là những lời răn chung về phát ngôn dành cho cả nhân loại bình thường, đủ biết mỗi lời nói của bậc ‘phụ mẫu chi dân’ quan trọng đến mực nào. Vua thời phong kiến vốn vạn quyền, trừ quyền nói đùa, đồng nghĩa với nói cho sướng cái mồm!

Sau ‘thành công tốt đẹp toàn diện’ của Đại hội đảng XII mà người ‘đại thắng’ - nhờ bí pháp Duy vật 244 QD/TW, là cụ Tổng Trọng, trên mạng nảy ra câu hỏi “Cụ Tổng Trọng có lú hay không?” Người nói có, kẻ nói không. HY em rất hoang mang, vì ai cũng có lý lẽ khả tín và thuyết phục cả. Thế là để tự tiêu hoá sự hoang mang trong lòng, HY em cầu cứu tới ông thần Gu-gồ. Ngài phán:

[Trong thời gian Nguyễn Phú Trọng làm bí thư Thành ủy (2000-2006), người Hà Nội đặt câu vè rằng: “Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu” = Thăng Long Tứ Trụ.

Tấm bia miệng này ghi tên Tứ trụ gồm quý đồng chí Phùng Hữu Phú - phó của đ/c Trọng; đồng chí Hoàng Văn Nghiên - cựu chủ tịch Thủ đô (2) và đồng chí Nguyễn Quốc Triệu - phó của đ/c Nghiên. Từ đó đến nay, ông Trọng có biệt hiệu Trọng Lú. Khi ông kiêm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (tháng 11 năm 2001), người ta đổi thành “Đồng Lú Lẫn Trung Ương.” Nhiều người gọi ông là Trọng Lú, Trọng Lú mãi, đến nỗi có người ngoại quốc không hiểu, tưởng rằng tên ông là Trọng, họ Lú. 

Một phóng viên người Mỹ quả quyết một người anh em ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam làm ăn rất khá ở Quận Cam, ông này tên là Quán. Anh ta còn biết người anh em ông Trọng mở nhiều quán cà phê mang tên mình, Quán Lú.] (3) 

[Các cụ mình có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn.” Từ khi lên làm Tổng bí thư, ông Trọng đã có nhiều “chú” làm cố vẫn. Gần đây họ đã tìm được cách biến cái tên hiệu người lú thành một lời khen. Họ giải thích rằng trong “Thăng Long Tứ Trụ” thì có ba người được mô tả là “giàu,” là “lật lọng,” là “tiêu tiền như rác.” Tóm lại là gian, là tham. Nhưng ông Trọng không bị gán cho những tính tham, tính gian, thì phải coi là ông trong sạch, hiền lành! Theo họ lý luận, người đặt ra câu vè cố ý khen ông Nguyễn Phú Trọng không giàu, không gian, chỉ lú thôi. Mà lú là thứ nhược điểm dễ thương nhất! Nhóm mưu sĩ của ông Tổng bí thư đã viết một bài lý luận như vậy; bài đưa lên mạng ký tên là Thăng Long.

Nhiều người được “bố trí” vào làm việc với ông, sau ba tháng mới thì thầm nói nhỏ với bạn bè, “Cái đầu ông ấy làm sao ấy các cậu ạ! Nó làm sao ấy!” Có người làm việc dưới quyền ông một tháng đã thổ lộ, “Làm việc với cụ khó quá, nói mỏi rã miệng cụ mới hiểu mình nói cái gì.” Có người nhanh hơn, sau một tuần đã lắc đầu nói, “Cụ chỉ biết hô khẩu hiệu thôi, ra ngoài các khẩu hiệu cụ chẳng biết cái chó gì cả!”] (3). 

Tạm kết:

Ai chịu khó ‘ma xó’ tí tẹo cũng đều dễ dàng nhận ra nét độc đặc của quý vị trong giuộc “vua tập thể xã nghĩa VN”, rằng mỗi khi thiếu tờ giấy tiền chế trên tay hay tệp giấy soạn sẵn trước mặt là y như rằng có màn lở mồm long móng trong phát ngôn! 

Câu rằng “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” cũng thuộc sở hữu trí tuệ của cụ Trọng Lú, khi cụ trả lời về cuộc‘bầu cử dân chủ’ trong Đại hội đảng khoá XII nêu trên. Dân số Việt Nam hiện có trên 90 triệu người. Cụ Trọng Lú khẳng định hai chữ Dân chủ trong ĐHĐ XII nơi hội tụ 1510 người chính thức đại diện cho 4,5 triệu đảng viên cộng sản. Vậy, Đại hội XII là chuyện riêng, chuyện kín của đảng cộng sản VN, không mắc mớ gì tới 85 triệu nhân dân phi đảng viên. 

Ứng dụng câu “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” vào cuộc ‘bầu cử’ QH trong tháng 5/2016 tới đây, ngay bây giờ ta đã thấy gì? – Xin thưa. Điều thứ nhất, ta đã thấy, đã biết trước mười mươi Chủ tịch nước có tên là Trần Đại Quang; Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân! Thứ hai, để khẳng định điều Thứ nhất, ta hãy quay lại “lịch sử”: 

Nơi nơi, Hiến pháp là do Quốc hội soạn ra. Hiến pháp là mẹ, là gốc của Quốc pháp. Vậy mà:

1-. Ngày 28/9/2013, trong cuộc tiếp xúc đại biểu cử tri 2 quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm - Hà Nội, cụ Trọng Lú nhà người ta đã khẳng định, nguyên văn: «Đến nay còn 4 vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp – văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất, sau Cương lĩnh của đảng.” (VNN)

2-. Ngày 06/12/2014, cũng tại Hà Nội, cụ Trọng Lú tái khẳng định, nguyên văn: «Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị, tôi phải nói thật như thế». (VNEconomy).


[Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, vô sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.

Nghĩ cho kỹ, thì Sỉ cần hơn Liêm: người vô liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.

Khổng nói: “Hành kỷ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Thầy Mạnh nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.

Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ. Không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.] (4).



______________________________

Tài liệu tham khảo và trích dẫn từ Internet:

(1) Sư tổ của C.B/HCM - Karl Marx, có câu: "Duy loài vật mới quay lưng lại nỗi khổ đau của đồng loại, để chỉ chăm lo cho bộ lông của riêng mình".

(2) Xem thêm: Hoàng Văn Nghiên và scandal về căn biệt thự công vụ «khủng» tại Hà Nội http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ong-hoang-van-nghien-8-nam-chua-tra-xong-biet-thu-3216277/

(3) Ngô Nhân Dụng: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo