Khải Minh (Danlambao) - ...Điều quan trọng là một số người dân Việt Nam cứ chia làm 'hai phe' để đánh giá, chỉ là cố nuôi một hy vọng. Thực chất hai phe ấy chỉ dành nhau quyền lực qua việc dành nhau khối Ủy viên TƯ thôi. Do đó Trọng bảo loại Dũng đi (đám tham nhũng) thì đất nước sẽ khá lên là láo. Dũng bảo dẹp Trọng đi (đám bảo thủ) thì đất nước sẽ lên cũng là láo luôn. Vì bộ máy ấy vẫn toàn cán bộ do đảng sắp đặt trên tất cả các cấp, và cũng cùng một cơ chế vận hành việc nước như cũ, thì bảo rằng chỉ cần thay một phe mà thay đổi được được đất nước thì quả là may hơn Cụ Rùa đang chết bỗng dưng sống lại!
*
Có thật Trung Cộng ủng hộ các ông Trọng, Sang, Hùng!? Và khối Tây phương và Hoa Kỳ ủng hộ ông Dũng không!? Thử đưa ra các nhận xét dưới đây:
Theo tình huống hiện nay, Trung Cộng không thể có khả năng động thủ hay manh động gì với Việt Nam hay bất cứ nước nào trong vùng biển Đông. Hay 'bảo vệ giúp Đại hội 12’ gì cả!
Phe Dũng không nắm tình hình này, nên không dám tràn lên làm mạnh, và vì không có các quân sư giỏi.
Trung Cộng lo nhất không phải Mỹ, mà là Nhật và các thành phần khác trong khu vực.
Quan điểm của Mỹ là không có phe nào 'thân Tây Phương hay Thân Mỹ' tại Việt Nam. Phe Dũng có phát biểu chống Tàu, nhưng chưa hề có phát biểu nào là 'thân Mỹ' hay thân Tây phương.
Đừng quên là Mỹ làm việc với Mubarack hơn ba chục năm. Mỹ làm việc với Noriega cũng lâu dài tương tự.
Thực tế là về tất cả mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao... Việt Nam không đủ tầm cỡ để được Mỹ nâng lên hàng ưu tiên xử lý trên bàn cờ thế giới.
Trên bàn cờ khu vực, thì Việt Nam đã để mất cơ hội làm một thành viên có trọng lượng. Ngay sau Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta đến thăm Cam Ranh năm 2012, và nhận định không tốt về lập trường hàng hai của Cộng sản Việt Nam, ông ta đã nhanh chóng ký các thỏa ước quân sự với Phi và Singapore để khép kín trận đồ an ninh hàng hải biển đông. Việt Nam sau đó đến nay chỉ đóng vai trò chầu rìa.
Đối với Mỹ và Tây phương thì họ sẽ lựa chọn làm việc với bất cứ phe nào lên nắm quyền tại Việt Nam mà không có trở ngại gì nhiều. Hy vọng Mỹ ủng hộ cụ thể một phe nào là huyễn mơ. Hay huyên hoang rằng phe mình được Mỹ và Tây phương ủng hộ cụ thể chỉ là đánh bạc bịp.
Điều quan trọng là người dân Việt Nam cứ chia làm 'hai phe' để đánh giá, chỉ là cố nuôi một hy vọng. Thực chất hai phe ấy chỉ dành nhau quyền lực qua việc dành nhau khối Ủy viên TW thôi. Do đó Trọng bảo loại Dũng đi (đám tham nhũng) thì đất nước sẽ khá lên là láo. Dũng bảo dẹp Trọng đi (đám bảo thủ) thì đất nước sẽ lên cũng là láo luôn. Vì bộ máy ấy vẫn toàn cán bộ do đảng sắp đặt trên tất cả các cấp, và cũng cùng một cơ chế vận hành việc nước như cũ, thì bảo rằng chỉ cần thay một phe mà thay đổi được được đất nước thì quả là may hơn Cụ Rùa đang chết bỗng dưng sống lại!
Chuyện đó sẽ bàn sau, giờ lo bàn việc chống Tàu trước.
Vì Tàu vốn trăm việc phải lo, chỉ là khéo dấu, nay lại vừa thêm mấy búa vào đầu, chính là cơ hội cho Việt Nam chống Tàu có hiệu quả.
Bằng cách, trước hết là việc đánh bọn theo Tàu ráo riết.
Thêm các chi tiết:
Cho rằng phe Dũng biết chắc dứt khoát Tàu không động thủ thì có thể là hơi chủ quan. Có lẽ họ đoán biết, nhưng không cụ thể đâu.
Dĩ nhiên Mỹ biết chuyện Nhật làm gì, Tàu làm gì và Việt Nam làm gì.
Nhưng trong việc thu lượm và kiểm định thông tin, những cái 'biết' chia ra nhiều bậc, từ chung chung đến chính xác. Biết chung chung, là vẫn còn tồn nghi, chỉ có giá trị phòng ngự, chứ không đủ để quyết định ra đòn chính xác.
Chia sẻ thông tin cũng thế, Mỹ không chia sẻ thông tin cho Việt Nam hoàn toàn, chi tiết, và xác định (affirmative) bao giờ.
Như trận 1979 Mỹ cho Hà Nội biết Tàu chuẩn bị đánh Việt Nam nhưng không cho biết chi tiết đích xác, đồng thời Mỹ cũng không ngăn Tàu đánh Việt Nam, để phá hệ thống bệ phóng hỏa tiễn chĩa qua Trung Cộng do Liên Xô thỏa thuận với Hà Nội xây rải rác dọc theo biên giới Tàu-Việt.
Tương tự hiện nay Mỹ có chia sẻ với Việt Nam các thông tin về biển Đông, nhưng tập trung vào các sự việc xoay quanh vấn đề an ninh trục thủy lộ hàng hải xuyên qua biển Đông thôi, không có các thông tin quân sự chi tiết liên quan.
Việc Tô Lâm, hay nhiều quan chức cao cấp của Cộng sản Việt Nam làm việc chặt chẽ với Mỹ, được chia sẻ thông tin về biển Đông hay các thông tin khác không có nghĩa là Mỹ đã xác định là họ, hay có một phe nào, thân Mỹ hay thân Tây phương tại Việt Nam.
(Nhận định này bao gồm cả các phe dân chủ. Vì họ ngoài chuyện vận động nhân quyền dân chủ với công luận thế giới, chưa có một tổ chức nào từng công bố một cương lĩnh hay thậm chí một quan điểm chính trị nào rõ rệt. Và vì vậy đương nhiên họ chưa hề có một tiếng nói có trọng lượng trong cục diện hiện nay).
Chính xác, là các phe đang tranh chấp quyền lực trong Đại hội đảng không biết gì chính xác.
Việc họ biểu dương các lực lượng, nanh vuốt trong những ngày gần đây không phải để răn đe quần chúng. Nhân dân Việt Nam đã bị tước đoạt quyền lựa chọn, bất cứ điều gì, từ lâu rồi, nên chả cần phải thị uy ghê thế.
Họ, các phe đang tranh quyền, dù đã cố gắng hết sức, qua những tuyên bố thân Tàu, ngay cả đưa ông Nguyễn Sinh Hùng qua thỉnh ý và đề nghị trực tiếp vào giờ chót.
(So sánh hiện tượng này với thời điểm ông Trọng được đưa lên làm Tổng bí thư nhiệm kỳ trước thì quả có cách biệt quá xa! Lúc ấy, sự chi phối rất rõ rệt qua bao nhiêu cuộc qua lại của các quan chức Trung Cộng để cầm nắm, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc hỗ trợ...)
Cho nên họ cần chứng minh với Tàu là họ đáng được chọn. Và biểu dương lực lượng là để chứng minh với Tàu rằng chính phe của họ mới có thực lực, nhắm cầu tìm một động thái phản hồi tích cực và cụ thể từ Tàu biểu lộ sự ủng hộ phe họ.
Rất tiếc, và cũng rất may, điều này cho đến nay vẫn không (chưa) xảy ra.
Đối với Tàu, sách lược của họ đối với Việt Nam là mọi sự đã mặc nhiên xong rồi. Họ chỉ tiếp tục có các động thái hà hiếp, trấn áp Việt Nam dưới danh nghĩa kiểm ngư, hay đáp các chuyến bay để xác định chủ quyền không phận là của Tàu, là nhằm quảng diễn với thế giới tình huống 'mặc nhiên' theo chủ ý của họ thôi.
Hơn nữa, ai cũng biết Trung Cộng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, và tình trạng này đang bất ngờ gia tăng trong những ngày gần đây.
Cho nên họ không thể mạo hiểm cam kết dấn thân phiêu lưu vào một cuộc tranh chấp cục bộ tại Việt Nam, để có thể bị lún sâu vào một tranh chấp khu vực, kéo dài, thất thế, do không lường trước được các phản ứng có thể đến từ các tay chơi trong cục diện biển đông như Nhật, Hàn, Úc, cho dù Mỹ có án binh bất động, không trực tiếp tham gia.
Tình thế chung, đang có lợi cho phe nào muốn dẹp phe theo Trung Cộng, nếu họ biết cách hành động.
Một trận Showdown!? Quyết chiến!? Có thể xẩy ra, và xác suất thành công rất cao, nếu phe chống Tàu (nếu có) trong Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định được ít nhất các nhận định trên đây.