Bùi Quang Vơm - Phải nói rằng, lúc đầu, việc Trần Đại Quang được Bộ Chính trị đảng giới thiệu và trung ương 14 nhất chí đề cử vào vị trí Chủ tịch nước làm dư luận hết sức bất ngờ. Nhiều người nghĩ, bà Tòng Thị Phóng, uỷ viên bộ chính trị hai nhiệm kỳ, nếu không làm chủ tịch Quốc Hội, thì phù hợp nhất cho bà là vị tri Chủ tịch nước. Không lẽ để bà này làm gì cho hết nhiệm kỳ cuối cùng, trong khi chẳng có gì bị cho là sai lầm.
Vả lại, từ trước tới nay, Quân đội và Công an là đại diện cuả công cụ bạo lực, thường không nắm ngôi đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước, chỉ để giữ bộ mặt dân chủ và thể diện ngoại giao. Người ta buộc phải suy luận rằng, Trần Đại Quang chắc vừa lập công trạng gì rất lớn liên quan tới vận mệnh sinh tồn của chế độ. Suy luận tưởng chỉ đơn thuần là cảm tính này có lẽ lại đúng.
Theo tập quán tuyên dương công trạng trong nội bộ đảng từ trước đến nay, công đầu là công cứu giá, tức cứu nguy chế độ thường được hưởng ngôi Chủ tịch nước. Ông Lê Đức Anh đột ngột lên Chủ tịch nước vì có công giải vây cho chế độ, bằng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tránh cho chế độ một nguy cơ sụp đổ do kiệt quệ, cuối những 80. Điều này khớp với tin tức bị tiết lộ và đồn đoán về vụ âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh mà Trần Đại Quang là người phát giác và trực tiếp tổ chức chiến dịch dẹp loạn. Cũng theo tin rò rỉ và dư luận, âm mưu đảo chính là có thật.
Sự hình thành âm mưu có thể bắt nguồn từ chuyến đi có quy mô khác thường cuả Bộ quốc phòng Việt Nam thăm Trung Quốc, từ ngày 16 đến 18 tháng 10 năm 2014, do chính Phùng Quang Thanh dẫn đầu cùng 16 sĩ quan cao cấp khác, trong đó có 12 người mang quân hàm cấp tướng (6 trung tướng, 6 thiếu tướng), 1 người mang quân hàm đại tá, lần lượt đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và Quân khu 2.
Trong cuộc hội đàm ngày 17/10 với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, hai bộ trưởng đã đạt được được “Đồng thuận nguyên tắc 3 điểm”, trong đó điểm thứ hai là "quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của đảng Cộng sản hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội."
Sau đó, ngày 18/10, một việc cũng rất khác thường là việc ký kết Bản ghi nhớ kỹ thuật về việc thiết lập đường dây điện thoại nối thẳng bảo mật giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Trước đó, cùng ngày 16 tháng 10 năm 2014, khi đoàn ông Thanh sang Trung Quốc, tại Milan, Italia, bên lề hội nghị cấp cao ASEM 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Nhưng tin tức không nói gì về nội dung trao đổi.
Ngày 13/02/2015 trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, ông John Kerry đã nhắc lại lời mời của Tổng thống Obama mời TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ trong năm 2015.
Ngày 17/03/2015, Trần Đại Quang thăm Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ ngày 6-10/07/2015 cuả Nguyễn Phú Trọng.
Gần hai tháng sau, ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền thanh Việt Nam (VOV) chính thức tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất.
Hai ngày sau đó, ngày 15/5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại biên giới Lào Cai một cách long trọng nhân dịp tổ chức buổi Tọa đàm hữu nghị quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ hai. Tại cuộc tọa đàm này có một chi tiết rất nhiều hàm ý là việc Thường Vạn Toàn tận tay trao tặng Phùng Quang Thanh chiếc bình sứ Trung Quốc, như một thông điệp "hãy giữ lấy bình quý."
Rất có thể bằng cách nào đó, tình báo Trung Quốc đã nắm được nội dung chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, trong đó có việc nâng quan hệ Việt Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện, và những cam kết đặc biệt về quan hệ Quốc phòng, mà Trung Nam Hải coi là mối nguy hiểm như một sự phản bội chủ nghĩa. Có khả năng Trung Quốc tạo dựng một tài liệu tình báo và gây áp lực cho Phùng Quang Thanh chuẩn bị cuộc đảo chính, không cần biết có thành công, nhưng ít nhất cũng đe dọa cảnh cáo sự tồn vong của chế độ nếu thân Mỹ.
Những thông tin mật loại này, có thể bị mạng lưới đặc tình của Trần Đại Quang phát giác. Và những động tác chuẩn bị chiến dịch, có thể bị mạng lưới an ninh chính trị quân đội nằm trong tay Bí thư TW đảng, Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Ngô Xuân Lịch phát hiện.
Âm mưu có thể được dự kiến kế hoạch thực hiện vào thời gian Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ.
Nhưng ngay từ ngày 19/06/2015 Phùng Quang Thanh đã phải sang thăm Pháp. Không biết có lời mời của chính phủ Pháp hay không, nhưng báo chí Pháp trong thời gian này, không hề có dòng tin nào. Bức ảnh gặp Bộ trưởng M. Le Drian cũng chỉ thấy trên các báo cuả Việt Nam. Báo Việt Nam cũng không hề nói chuyến thăm này bắt đầu ngày nào và kết thúc ngày nào.
Căn cứ vào một phóng sự video cuả TTXVA được quay tại bệnh viện George Pompidou, thì Phùng Quang Thanh nhập viện ngày 20/06, một ngày sau khi gặp Bộ quốc phòng Pháp và xuất viện ngày 10/07, đúng ngày kết thúc chuyến thăm Mỹ cuả Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, Phùng Quang Thanh có lẽ đã bị "treo" từ trước và suốt thời gian chuyến thăm Mỹ cuả Nguyễn Phú Trọng, theo kế hoạch định trước cuả Bộ Chính trị.
Trước chuyến thăm Mỹ ba ngày, ngày 03/07/2015, cùng một lúc, Tư lệnh và Chính uỷ bộ tư lệnh thủ đô, trung tướng tư lệnh Phí Quốc Tuấn và trung tướng chính uỷ Lê Hùng Mạnh nhận quyết định cuả "thủ tưởng cơ quan", bàn giao tức khắc cho thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tư lệnh và thiếu tướng Nguyễn Thế Kết - Phó Chính Ủy, và nghỉ chờ về hưu. Lễ bàn giao do Ngô Xuân Lịch chủ trì điều khiển.
Báo tuổi trẻ đưa tin cả con và cháu cuả Phùng Quang Thanh đều sang Pháp đón Phùng Quang Thanh về nước, nhưng trong bản tin tường thuật ngắn tại sân bay Nội Bài, thì chỉ tả lại Phùng Quang Thanh "có vẻ khoẻ mạnh, tươi cười, tự đi và không có người dìu", kèm theo bức ảnh chụp mờ từ xa, không hề có mặt "con và cháu" trong đám người xúm quanh. Trong khi đó, tin vỉa hè nói rằng cả Phùng Quang Hải và bà vợ ông Thanh đều "bị trúng đạn, và đều tử vong".
Có thể suy đoán rằng, thông qua mật vụ và đặc tình, Bộ chính trị chắc đã khẳng định âm mưu đảo chính cuả Phùng Quang Thanh là có thật. Một kế hoạch nhằm dập tắt âm mưu đã được cấp bách thảo luận trong số những uỷ viên quan trọng nhất. Trong số này chắc không có Nguyễn Tấn Dũng, bởi dù không có bằng chứng đồng mưu, nhưng chính ông Dũng là người bổ nhiệm các ông Phí Quốc Tuấn và ông Lê Hùng Mạnh. Và đúng ngày 1/07/2015, tại hội nghị tổng kết thi đua toàn quân, ông Dũng nói Quân đội trước hết phải trung thành với Tổ quốc.
Trong những ý kiến xử Phùng Quang Thanh chắc có ý kiến đòi xử tử hình, nhưng không đựơc chấp nhận, nên tư tưởng này bị các phần tử thù ghét họ Phùng lợi dụng mượn gió bẻ măng, tự tuyên xử tử hình cho Phùng Quang Thanh, và có ý định tự tổ chức ám sát, ngay trong thời gian ông Thanh nằm viện. Những người thực hiện ý đồ này chính là những người tuồn tin cho Hãng tin Đức DPA nhằm mục đích tung hoả mù, tạo không khí thật thật, giả giả, gây nhiễu loạn để lợi dụng cơ hội thực hiện mưu đồ ám sát. Nhưng công việc đã không thành. Chắc chắn phải là người trong cuộc, có bằng chứng đủ sức thuyết phục mới được hãng tin này đưa lên mặt báo. Trong những người theo ông Thanh sang Pháp, không thể không có tai mắt cuả ông Lịch, thậm chí là người mà ông Thanh không thể nghi ngờ.
Phùng Quang Thanh chắc chắn sau khi rời bệnh viện, đã được đưa về, và giam lỏng tại trụ sở bộ Tổng tham mưu.
Ngày 16 -18 tháng 7, ông Trương Cao Lệ, Phó thủ tướng và là thành viên ban Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung quốc viếng thăm Việt Nam.
Hai ngày sau, ngày 20/7/2015, Tướng Võ Văn Tuấn, phó Tham mưu trưởng quân đội CSVN đã công bố Tướng Thanh về nước ngày 25/7, đồng nghĩa với việc cho Tướng Thanh tái xuất hiện trở lại nhưng chỉ trong khuôn viên Bộ quốc phòng, không được về nhà, sau cả tháng chữa bệnh ở nước ngoài.
Những chuyện đưa đón lộn xộn sau này, chỉ là chuyện dàn dựng, và báo Tuổi trẻ được chỉ định làm con rối đầu đàn.
Thư ký riêng cuả ông cho biết vì lý do chưa hoàn toàn hồi phục, ôngThanh sẽ tránh gặp đông người, ồn ào, dễ gây căng thẳng có hại cho sức khoẻ. Nhưng lần ra khỏi khuôn viên Bộ Tổng tham mưu, từ sau ngày về nước lại là tối liên hoan “Khát vọng đoàn tụ”. Tại sao lại là khát vọng đoàn tụ. Ai khát vọng, và đoàn tụ với ai. Bản nhạc mở màn lại là bản nhạc “Ca Ngợi tổ quốc” nổi tiếng cuả Trung Quốc. Đêm liên hoan này đã được chuẩn bị từ trước. Nghĩa là chuẩn bị cho việc ăn mừng đảo chính thành công. Ông Quang, ông Lịch và ông Trọng vẫn lịch sự cho diễn, nhưng ông chủ của đêm diễn bây giờ được đưa đến từ phòng giam dưới hầm Bộ Tổng tham mưu. Sự xuất hiện này của ông cho biết là ông đã thú nhận để đổi lấy toàn mạng cho riêng ông và giữ được "bình" cho chế độ.
Cho đến Đại hội đảng XII, người ta vẫn cho ông lên ngồi chủ tịch đoàn. Ông phải làm tốt vai diễn để chứng thực cho sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ đảng. Ông phải thể hiện lòng trung thành để đổi lấy cái mạng sống của ông.
Thằng con trai của ông, đại tá Phùng Quang Hải biệt vô âm tín từ ngày ông bị cho đi chữa bệnh, không biết thực còn sống hay đã chết. Cái tổng công ty 319 cuả nó và của ông bây giờ chưa thấy ai gì tới triển vọng, tương lai ra sao cả.
Câu chuyện này có thật không? Khi nào người Việt có dân chủ, tức là khi nào Cộng sản đi, thì mọi việc khắc rõ.
05/02/2016