Chị Nguyễn Phương Thảo bị Thiếu uý Trung (Công an TP Hải Dương) đánh chấn thương sọ não. Ảnh, chú thích: giadinh.net |
Người Quan Sát (Danlambao) - “Việc đó không quan trọng và tôi đang rất bận" là câu trả lời báo giới của Đại tá Hoàng Đức Thúy - Trưởng phòng Tham mưu công an tỉnh Hải Dương về việc thiếu úy Trần Minh Trung (24 tuổi, Đội cảnh sát trật tự, Công an thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) hành hung chị Nguyễn Phương Thảo (20 tuổi, ngõ 82 Bạch Đằng, Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng) chấn thương sọ não, mặt mũi bầm tím. (1)
Câu trả lời “không quan trọng” này nghe quen quen đúng không bà con?
Vâng, đó cũng chính là câu trả lời “chưa nghiêm trọng” của đại tá Vũ Văn Lâu - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai trước sự việc thiếu tá Vũ Đức Khiêm (Trưởng Công an xã Ia Dơk, Đức Cơ, Gia Lai) mang theo sung đến trường THCS Quang Trung (thị trấn Chư Ty, Đức Cơ, Gia Lai) đánh bảo vệ, học sinh và mắng chửi cô giáo trường THCS Quang Trung lúc 16h30' ngày 2/3/2016. (2)
Thiếu úy công an Trần Minh Trung cầm kéo hành hung chị Thảo, nhắn tin doạ giết cả gia đình chị Thảo là “không quan trọng”?.
Một đoạn nội dung đe dọa của anh Trung được chị Thảo tố cáo. Ảnh VOV
Thiếu tá công an Vũ Đức Khiêm cầm súng (hay vật giống súng) hành hung bảo vệ chảy máu đầu, ngất xỉu, đánh học sinh, mắng chửi giáo viên là “chưa nghiêm trọng”.
Vậy như thế nào mới đủ nghiêm trọng?
Hai phát ngôn của hai lãnh đạo công an tại Hải Dương và Gia Lai một lần nữa cho thấy bản chất bao che, giấu tội cho nhau của ngành công an.
Công an đánh dân lên bờ xuống ruộng, chấn thương sọ não hay ngất xỉu là chuyện chưa nghiêm trọng, không quan trọng.
Chứ dân mà thách thức hay tát công an thì án tù lãnh đủ ngay.
Ai sẽ xử lý các hành vi côn đồ tấn công người dân của những công an như thiếu úy Trung hay thiếu tá Khiêm khi người đầu ngành phát biểu dửng dung như vậy?
Từ hai câu chuyện này, người đọc có thể liên tưởng đến lối hành xử của tướng Trần Đại Quang – người chịu trách nhiệm cao nhất ngành công an.
Ông Quang chưa một lần trả lời báo chí hay có bất kỳ phát ngôn nào về tình trạng người dân bị đánh đập, bị tra tấn và bị giết chết trong các đồn công an.
Sự im lặng của ông Quang hiển nhiên là câu trả lời gương mẫu cho các đồng đảng của ông rằng: đánh người, giết người là không quan trọng, chưa nghiêm trọng.
Với các sai phạm bạo lực hiển nhiên trước mắt, với các phát ngôn coi thường dư luận, ngành công an chắc chắn sẽ sử dụng bạo lực và coi đó là phương pháp nghiệp vụ ắt phải có của mình.
Đừng hỏi vì sao dân chết dưới tay công an – bởi đó không phải là việc quan trọng với ngành.
Nhiệm vụ của công an Việt Nam bây giờ không phải là bảo vệ người dân, họ chính là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ.
_____________________________________
Chú thích: