Hạ Trắng (Danlambao) - Trong bài “Đưa tin kiểu báo lề đảng”, có đoạn: “Khi có chỉ thị, bọn bồi bút sẵn sàng dùng những ngôn từ hoa mỹ nhất để ca ngợi ngư dân như những vị anh hùng. Đấy là khi cần những con người khốn khổ kia bất chấp tính mạng, ra khơi bám biển, khẳng định chủ quyền. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vốn là nhiệm vụ trực tiếp của quân đội. Nhưng quân đội hèn với giặc, ác với dân nên để ngư dân… làm thay. Bồi bút, đã góp một phần đẩy ngư dân vào chỗ chết. Hết giá trị lợi dụng, mạng sống của ngư dân, chuyện biển đảo lại dẹp để nhường chỗ cho chân dài, cho chuyện hở vú hở mông của giới Showbiz Việt”.
Và hôm nay 12/3/2016, bồi bút lại lải nhải: “Đây là việc làm ý nghĩa nhằm động viên, cổ vũ ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Những ngôn từ hoa mỹ nhưng sống sượng và lố bịch ấy dùng để ca ngợi việc làm chẳng giống ai là trao tặng 300 lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân của Đoàn khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Long và Bình Thuận.(*)
Khốn nạn, và vô sỉ hết chỗ nói!
Việt cộng đã bán Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung cộng nhưng vẫn lùa ngư dân ra biển. Ngư dân không hề hay biết về trò đi đêm của “chính quyền”, vẫn cứ lạc quan ra khơi với tâm thế “biển của quê hương ta” để rồi bị cướp, bị bắn, bị giết mà vẫn không hiểu nguyên nhân tại sao.
Đấy là cái khốn nạn thứ nhất.
Khi Trung cộng tấn công ngư dân, từ lãnh đạo cao nhất trong bộ máy cầm quyền đến các quan chức địa phương cho tới giới báo chí “lề đảng”, đều im lặng hoặc phản ứng yếu ớt, lấy lệ. Thậm chí không dám chỉ mặt đặt tên mà phải dùng từ “tầu lạ”, “nước lạ” vừa để bao che cho hung thủ, vừa để chứng minh sự thần phục và trung thành tuyệt đối với kẻ cướp đã bắn giết dân mình.
Đó là cái khốn nạn thứ hai.
Khi ngư dân gặp nạn, thay vì phải có hành động bảo vệ kịp thời, có chính sách hỗ trợ để khắc phục những mất mát, khó khăn thì chúng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hoặc giả nếu phát cho ngư dân một vài phần quà (từ chính tiền thuế của dân) thì cũng làm ầm ĩ trên báo đài. Để làm gì? Để đánh lừa công luận rằng “đảng ta thật nhân đạo, biết chăm lo cho đời sống người dân”.
Đó là cái khốn nạn thứ ba.
Ra khơi đồng nghĩa với việc mạo hiểm đối mặt với rủi ro, với cái chết. Nhưng để đủ điều kiện đánh bắt xa bờ thì phải nâng cấp tầu cá. Muốn có tiền nâng cấp tầu cá thì phải... vay vốn. Và hàng loạt những quy định chồng chéo, nhiêu khê được vẽ ra để đánh đố ngư dân.
Đẩy ngư dân vào tình cảnh: bám biển thì đối mặt với nguy cơ chết trong tay Trung cộng, bám bờ thì đứng trước nguy cơ.. chết đói.
Đấy là cái khốn nạn thứ tư. Và còn rất nhiều điều khốn nạn nữa mang tên cộng sản.
Một bọn bán nước, tiếp tay cho giặc giết đồng bào mình, bọn ấy không phải là chính quyền, mà là ngụy quyền.
Một bọn coi thường mạng sống người dân, không trân trọng, gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại là bọn không có nguồn gốc.
Lá cờ, vốn là biểu tượng thiêng liêng và lòng tự hào của mỗi dân tộc. Nhưng Việt cộng lại chọn cờ đỏ sao vàng, mang nguồn gốc từ Phúc Kiến của người Tàu và bắt người dân phải tôn thờ nó như biểu tượng của Tổ quốc. Không có nguồn gốc, không có tổ quốc thì không thể có lòng tự tôn dân tộc. Không riêng gì đoàn khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Long, Bình Thuận mà ngay cả nhà cầm quyền cộng sản cũng không đủ tư cách để tặng cờ (dù là cờ rởm) cho người dân.
Điều mà ngư dân cần là tính mạng được đảm bảo, được yên ổn làm ăn trên chính vùng biển quê hương mình. Lá cờ và mọi lời ca tụng giả dối trên báo chí, trên cửa miệng mỗi tên lãnh đạo cộng sản chỉ là điều thừa thãi và lố bịch. Chưa biết chừng, lá cờ trên mỗi con tầu lại là nguồn cơn của mọi rủi ro cho ngư dân mỗi lần ra khơi, bám biển.
Việc tặng cờ cho ngư dân của Đoàn khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Long và Đoàn khối các cơ quan tỉnh Bình Thuận là khốn nạn, và vô sỉ!