Nguyễn Văn Tung - Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và công ty bất động sản Bản Việt (VCRE).
Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì?
Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị, đổi tên ngân hàng này thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt”. Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt?
Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS “tư vấn” Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ.
Không cần phải là chuyên gia tài chính để tính toán được lợi nhuận từ số cổ phần Mobifone mà bà Phượng sẽ nắm giữ thông qua tăng vốn và bán trạm, khi mà VCSC định giá Mobifone có giá trị sổ sách chỉ ở mức 2 tỷ USD, còn giá trị IPO dự kiến (trước khi có việc mua AVG) là 10 tỷ USD.
Lời ngỏ:
Tại thời điểm tôi viết bài này, việc điều tra những sai phạm của Mobifone và cá nhân ông Lê Nam Trà khi mua 95% cổ phần của AVG đã chính thức được bắt đầu. Bản thân ông Trà cũng đang chạy khắp các cửa để cố gắng đưa vụ việc chìm xuống. Với số tiền lớn thu được từ khoản chênh lệch gần 8000 tỷ đồng mua đắt AVG, tôi nghĩ ông Trà hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để làm được việc này. Ngoài ra, tôi cũng được biết hiện nay Nhà nước đang yêu cầu gia đình Thủ tướng Dũng phải chuyển trả cho ngân sách một số tiền lớn để đền bù trách nhiệm mà ông Dũng và các quả đấm thép đã gây ra. Trách nhiệm cá nhân có thể được cho qua thông qua việc đền bù nhưng Mobifone là một doanh nghiệp lành mạnh và bền vững, xin hãy cứu nó không bị hủy hoại từng ngày bởi những con người có tư duy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Kính đề nghị Chính phủ mới, Ban Nội chính TW, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cùng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ hãy làm rõ các vấn đề sau:
1. Làm rõ tính hợp pháp, hợp lệ của Quyết định chỉ định thầu tư vấn định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp của ông Lê Nam Trà cho Công ty Cổ phần chứng khoản Bản Việt (VCSC). Việc chỉ định thầu này hoàn toàn không có cơ sở và thiếu căn cứ pháp lý. Hủy bỏ tư cách tư vấn của VCSC chính là cứu lấy Mobifone.
2. Làm rõ tính hợp pháp của Quyết định mua 95% cổ phần AVG với giá 8.900 tỷ đồng mà ông Lê Nam Trà đã ký vào ngày 25/12/2015. Làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông Lê Nam Trà và một đồng chí Thứ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông trong việc này. Việc định giá AVG chỉ được Mobifone trình lên Bộ Thông tin Truyền thông và lấy í kiến của Thủ tướng chứ hoàn toàn không qua Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư thẩm định như đúng quy định về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Cảm ơn nhà báo Phan Nam – Báo Diễn đàn doanh nghiệp đã đề cập những thông tin khách quan trong bài báo: “Mobifone chờ gì ở AVG?” đăng ngày 26/2/2016.
3. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân ông Lê Nam Trà trong việc để các công ty sân sau như ITT lũng đoạn thị trường tại Mobifone. Công ty ITT, sân sau của ông Lê Nam Trà (hiện đã được bán phần lớn cổ phần cho Vina Capital của Nguyễn Thanh Phượng), đã lũng đoạn thị trường viễn thông tại Trung tâm Thông tin di động khu vực II, IV, VI, nay là Trung tâm Mạng lưới Miền Nam – Mobifone. Công ty ITT và một số công ty sân sau khác bằng các hình thức thông thầu, chỉ định thầu bất hợp pháp, triển khai trước đấu thầu sau, đã trúng gần như tất cả các gói thầu của Mobifone về dịch vụ kỹ thuật, mua bán thiết bị viễn thông tại Miền Nam và đang trúng rất nhiều gói thầu tại Miền Trung và Miền Bắc nhờ sức ép của Chủ tịch Mobifone – Lê Nam Trà. Với việc Mobifone tăng tốc đầu tư trong năm 2016 (tổng mức đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó), việc để các công ty sân sau bao sân là trái quy định, trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Luật đấu thầu và là hành vi tham nhũng, gây thất thoát nghiêm trọng.
___________________________________
Bài đã đăng:
- Phía Tổng bí lú rục rịch tấn công tay chân của Thủ X?
- Lê Nam Trà và đại án tham nhũng ở Mobifone (kỳ 2)
- Lê Nam Trà và đại án tham nhũng ở Mobifone (kỳ 2)