Thấy gì qua sự kiện tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia? - Dân Làm Báo

Thấy gì qua sự kiện tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia?

Tàu hải giám Trung Quốc (Nguồn: AFP Photo/Hoang Dinh Nam)
Bao Thien (Danlambao) - Sự kiện cuối tuần qua ở bờ biển quần đảo Natuna thuộc Indonesia không phải là lần đầu tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Indonesia. Trong quá khứ Indonesia đã tịch thu và phá hủy “tượng trưng” một tàu cá Trung Quốc sau nhiều lần tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải nước này.

Những lần vi phạm trước phía Indonesia chỉ thông báo và sau đó giữ im lặng để không có sự kiện nào xảy ra ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia ít nhất là trên mặt trận phát ngôn giữa hai bộ ngoại giao.

Vùng đặc quyền kinh tế EEZ thuộc Indonesia là vùng có màu đỏ. Quẩn đảo Natuna là nơi được đánh dầu mũi tên đỏ - vị trí này nằm bên ngoài rìa giáp với khu vực thuộc đường 9 đoạn của Trung Quốc ở South China Sea

Sự kiện cuối tuần qua không còn là việc phải giữ im lặng vì nó bước qua ranh giới của sự ôn hòa mà Indonesia muốn duy trì. 

Sau khi tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc va chạm với lực lượng tuần dương của Indonesia mà sau đó Indonesia đã bắt giữ 8 ngư dân Trung Quốc, một cuộc điện thoại từ Bắc Kinh đã được gọi cho phía đối tác ở Jakarta để “cầu xin” phía Indonesia không đưa thông tin này ra cho báo giới như những lần trước đây vì ít ra theo như Bắc Kinh mớm lời “vì chúng ta vẫn là đối tác hữu hảo lớn ở khu vực”. 

Tuy nhiên, phía Indonesia đã không chấp thuận đề nghị này và họ đã thông qua bộ thủy sản của họ công bố thông tin của sự kiện va chạm ở quần đảo Natuna.

Ván cờ South China Sea liệu có thay đổi gì sau sự kiện “va chạm” này giữa Indonesia và Trung Quốc?

Trước hết, quẩn đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia và Trung Quốc công nhận việc này. Trong bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc ở South China Sea, vùng chủ quyển quanh đảo Natuna không nằm trong yêu sách đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và việc này rõ ràng theo luật pháp quốc tế cũng như theo thỏa thuận của hai quốc gia này. 

Trước nay Indonesia luôn đứng ngoài và tuyên bố họ không có bất kỳ tranh chấp vể chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với những quốc gia đang tranh chấp ở South China Sea. 

Phía Trung Quốc cũng chưa bao giờ có tuyên bố nào phủ nhận chủ quyền hay đòi hỏi chủ quyền liên quan đến khu vực quần đảo Natuna.

Trong thế cờ mới, nếu Indonesia tiếp tục giữ im lặng khi các tàu cá, tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm lãnh hải của họ thì có thể xem như họ đã tạo tiền lệ để phía Trung Quốc có những động thái mới - theo những nhà quan sát cho biết - để tiến tới việc mở rộng đường 9 đoạn về hướng tây nam của South China Sea (nơi có quần đảo Natuna và là nơi có trữ lượng khí gas tự nhiên lớn - chiếm 1/3 trữ lượng khí gas mà Indonesia có được).

Phía Indonesia đã gởi công thư phản đối Bắc Kinh và yêu cấu phía Bắc Kinh có giải thích cho sự kiện này khi cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của họ. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh sau khi không thể giữ Jakarta im lặng đã lớn lối cho người phát ngôn của bộ ngoại giao TQ yêu cầu Jakarta thả ngư dân TQ vô điều kiện vì tàu của họ chỉ đánh bắt ở vùng ngư trường truyền thống của Trung Quốc mà thôi.

Indonesia với chiến lược đòn bẫy hàng hải của họ sẽ có thể gặp “trở ngại” khi những sự kiện va chạm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc South China Sea với các quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng kế hoạch thâu tóm và mở rộng vùng biển quan trọng này. 

Có thể Bắc Kinh đang đi nước cờ thử và nhử Jakarta để xem phản ứng của Indonesia trước khi có kế hoạch để triền khai tiếp các bước của họ ở South China Sea. 

Và phản ứng của Jakarta cho thấy Bắc Kinh vừa bước vào một thế cờ mới khi họ khiêu khích một trong những đối tác lớn, mạnh nhất của họ ở ASEAN là Indonesia. 

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố tàu cá TQ đánh cá trong vùng ngư trường truyền thống của TQ thì Hoàn Cầu Thời Báo lại có thêm tuyên bố rằng mặc dù Bắc Kinh công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia ở quẩn đảo Natuna. Song song đó việc vùng đặc quyền kinh tế EEZ thuộc Natuna có chồng lấn vào khu vực thuộc đường 9 đoạn là một phần cần phải xem xét vì nó có thể tạo ra tranh chấp về ngư trường.

Cho đến thời điểm này có thể thấy Indonesia vẫn tuyên bố họ không tham gia vào các tranh chấp ở South China Sea. Nhưng Jakarta cho biết họ sẽ cho truy tố 8 ngư dân Trung Quốc theo đúng luật pháp của Indonesia và về mặt ngoại giao yêu cầu Bắc Kinh giải thích về sự kiện tàu hải giám xâm phạm vào vùng biển thuộc quẩn đảo Natuna.

Đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức từ Bắc Kinh cho Jakarta sau phát ngôn của bộ ngoại giao TQ. 

Nếu đây là bước thử của TQ đối với Indonesia thì có thể thấy Bắc Kinh đã đi một nước cờ lớn để họ có thể triển khai mạnh, nhanh kế hoạch của họ ở South China Sea như thế nào trong thời gian tới. Và nếu Indonesia buộc phải tham dự vào các tranh chấp ở South China Sea, ASEAN có thể sẽ đạt được sự đồng thuận cao hơn trong thế đương đầu với Trung Quốc.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Hong Kong, vùng EEZ thuộc Indonesia có sự chồng lấn vào vùng EEZ thuộc đường 9 đoạn mà Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền. Và điểm mấu chốt này đang được Bắc Kinh lấn tới để thử lửa Indonesia. Bộ trưởng ngoại giao Indonesia vừa tuyên bố rằng "Chúng tôi [Indonesia] không có bất kỳ tranh chấp nào ở khu vực South China Sea với các quốc gia có vùng biển giáp ranh.

24/3/2015



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo