Bài 1: Kìa: Ẩn có đủ thứ ảnh, nhưng thiếu ảnh: “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.” - Dân Làm Báo

Bài 1: Kìa: Ẩn có đủ thứ ảnh, nhưng thiếu ảnh: “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.”


“Edward Lansdale: “Phạm Xuân Ẩn = Điệp viên hoàn hảo?” - Oh, Câu chuyện cũng nên “được chấm thêm với một hạt muối”!”

“Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam

Phần I. Phạm Xuân Ẩn không phải là Cộng Sản!

Chương 1. Chuyện lạ.”

I. Những thắc mắc của nhà báo Mỹ Thomas A.Bass. (Tác giả The Spy Who Loved Us. The Vietnam War and Pham Xuan An’s Dangerous Game.)

1. Kiệt tác

"Giờ đây chúng ta biết đó mới chỉ là một nửa công việc Phạm Xuân Ẩn đã làm trên cương vị một nhà báo, mà lại không phải là nửa chính. Phạm Xuân Ẩn đều đặn gửi cho chính phủ cộng sản ở Hà Nội những tài liệu quân sự mật và những bức điện viết bằng mực vô hình, nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, chính những báo cáo được đánh máy của ông, hiện đang được khóa kỹ trong kho lưu trữ của tình báo Việt Nam tại Hà Nội, mới được coi là chef d’oeuvre (kiệt tác) của ông. Phạm Xuân Ẩn đã viết 498 báo cáo tin tình báo (con số chính thức được chính phủ Việt Nam công bố năm 2007), trung bình mỗi tháng một báo cáo, trong suốt sự nghiệp 55 năm của ông trên cương vị một điệp viên tình báo." Trích Điệp viên yêu chúng ta, trang 2.

- Phạm Xuân Ẩn luôn lảng tránh. 

“Phạm Xuân Ẩn luôn lảng tránh sang chuyện khác mỗi khi tôi hỏi ông về các chi tiết liên quan đến những tài liệu mật mà ông xử lý, nhưng rõ ràng là chúng được ấn vào tay ông bởi tất cả mọi người ở tất cả các bên. Phạm Xuân Ẩn đã từng là một trong những thành viên sáng lập của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam và là phụ tá tin cẩn của Trần Kim Tuyến, giám đốc đầu tiên của tổ chức này. Ông được cho là làm việc cho CIA, và ông được tùy nghi xem xét những hồ sơ tư liệu của Time. Các sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa coi Phạm Xuân Ẩn như một nhà khí tượng chính trị địa phương. Ông là người dự báo mà bạn muốn hỏi ý kiến trước khi tiến hành một vụ đảo chính hoặc một chiến dịch hay những thay đổi lớn khác trong đời sống chính trị” (Điệp viên yêu chúng ta, trang 180)

Nhận xét: Có không?

2. Những thắc mắc của nhà báo Mỹ Thomas A.Bass. 

“Phóng viên: Ông cố tình để vài trang sách trắng trong cuốn sách, tại sao vậy? Vẫn còn nhiều trang bỏ trống trong cuộc đời ông Ẩn mà ông còn muốn biết? 

Chúng ta sẽ không bao giờ biết đầy đủ về cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn cho đến khi được tiếp cận kho dữ liệu của cơ quan tình báo và đọc những báo cáo mà ông Ẩn từng viết trong suốt cuộc đời điệp viên dài và cực kỳ thành công của mình. 

…Phóng viên: Sau năm năm, ông có muốn bổ sung gì cho cuốn sách về ông Ẩn? 

- Tôi xin kêu gọi lần nữa việc cho phép các nhà sử học được tiếp cận các giấy tờ chính thức về ông Ẩn. Đây sẽ là hành động rất dũng cảm và quan trọng của Chính phủ Việt Nam.” (Đầu tiên và hơn hết, ông ấy là một người yêu nước, Báo tuổi trẻ, 28/04/2014)

Nhận Xét: Vì sao? Lý do gì? Để không công khai “những báo cáo mà ông Ẩn từng viết ”?

Vì sao? Lý do gì? Để không công khai dù chỉ là một quyết định kết nạp Đảng năm 1953?

II. Behold: Ẩn had any kind of pictures but the picture of "Document Party registered him as Trần Văn Trung".

Ảnh chứng minh Ẩn với tư cách một phóng viên Time. 

Phải nói rằng, Phạm Xuân Ẩn với tư cách một phóng viên Time thì hồ sơ cán bộ và những bức ảnh mà PERFECT SPY X6 sưu tầm được khá đầy đủ:

Ảnh học sinh khi 9 tuổi.

Thẻ Căn Cước.

Là học sinh 1950

Thẻ Nhà Báo tập sự 1959.

Thẻ Nhà Báo 1960. 

Thẻ Nhà Báo 1963. (của hãng thông tấn Reuters)

Thẻ nhà báo do Tổng cục chiến tranh Chính trị cấp.

Bằng lái xe 1960.

Bằng Lái Quân Xa.

2. Ảnh chứng minh Ẩn với tư cách một cán bộ Cộng Sản.

Không có gì! “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.” đâu rồi?

3. Thắc mắc của nhà báo Mỹ Thomas A.Bass về Hồ sơ Đảng.

"Tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn xem ông còn giữ bức ảnh hay tài liệu nào ghi lại thời điểm ông vào Đảng không.

Không, không ai ký vào bất kỳ thứ gì hết,” ông nói. “Đó chỉ là một buổi lễ đơn giản. Đây chính là lý do tại sao sau này rất nhiều người không có cách nào để chứng minh rằng họ là đảng viên. Họ lại phải trải qua toàn bộ quá trình đó từ đầu. Người giao thông liên lạc của tôi, bà Nguyễn Thị Ba, phải vào Đảng tới ba lần, mặc dù bà ấy đã làm việc cho những người cộng sản từ khi còn là một thiếu nữ 18 tuổi.”" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 63)

Nhận Xét: Sự thật là gì? 

Thế mới thật là: Sự thật có lỗi gì đây
Để ông kiểm duyệt cắt phăng thế này?
Nhà báo thì ảnh có nhiều
Ảnh là cộng sản thì không... cái nào!

Thắc mắc: Sự thật là gì? Xin xem các bài sau sẽ rõ.


_____________________________________

Chú thích:

Dàn bài những phần sẽ đăng:

Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam. 

Lời nói đầu 

Phần I. Phạm Xuân Ẩn – Điệp Viên Hoàn Hảo được… Vẽ ra. (Hay chuyện LARRY BERMAN bị lừa mà vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho một âm mưu… lừa đảo của CSVN!) 

Chương 1. Chuyện lạ. 
Bài 1: Kìa: Ẩn có đủ thứ ảnh, nhưng thiếu ảnh: “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.” 
Bài 2. Việt Nam nho nhỏ lại có Điệp Viên to to! 

Chương 2. Ẩn kể chuyện láo, phét, phịa, lung tung và phi logic! 
Bài 3. Ẩn chẳng có “chuyên môn” Việt Cộng và Tình Báo. 
Bài 4. Quá trình tuyển dụng Ẩn vào Cộng Sản - chuyện là không thế! 
Bài 5. Ẩn - Siêu Điệp Viên quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! 
Bài 6. Cả nhà cùng biết và giúp Siêu Ẩn hoạt động “Cách mạng”! 
Bài 7. Cộng Sản từ đầu hay là mới đây? Hay chuyện: Nói liều, nói lảng – một phương pháp kể chuyện bịa! 
Bài 8. Những câu hỏi còn để ngỏ - Một đất nước do Salvador Dali tạo ra. 
Bài 9. Những câu chuyện ... Phịa láo! 
Bài 10. Những câu chuyện... Hài. 

Chương 3. Cộng sản ăn cháo đá bát? Không! Sự thật là một cái gì đó nhiều hơn thế! 
Bài 11. Thành Tích mà bị Giám sát - Kiên định mà lại nghi ngờ! 
Bài 12. Tháng 2 Siêu Ẩn mới… dự họp cùng ủy viên Bộ Chính Trị! Nhưng: Tháng 4 - Ẩn… đưa vợ con chạy trốn! 
Bài 13. Siêu điệp viên đã làm “Vua xúc động, Chúa hài lòng”... Nhưng: Sau 30/4 thì Ẩn lại… Sợ? 
Bài 14 . Chuyện Ẩn đi học: "Mua vé máy bay qua Mỹ, Đảng CS trả tiền." - "Học phí, CIA trang trải." ... Nhưng, về tới Sài Gòn - Ẩn sợ. 
Bài 15. Quá tài và may mắn - Chuyện con rắn vuông. "Ngang tàng - không tuân lệnh" ...Nhưng: sau 30/4 thì Ẩn lại ...tuân lệnh đến chết! 

Chương 4. Ẩn không phải Cộng Sản! 
Bài 16. Ẩn không phải Cộng Sản! 
Bài 17. Những ông trùm CIA bị mù và sự diễn dịch: "Mỗi người mới chợt nhớ ra một điều gì đó ..." 
Bài 18. Dựng Ẩn là âm mưu của chế độ Cộng Sản và Cái chết của Diễn Viên đóng xong vở kịch! 

Chương 5. Luận về cách làm của bọn quỷ. 
Bài 19. Tùy chọn: "Hành trình vào chốn vô định " hoặc “trao danh hiệu Anh hùng.” 
Bài 20. Dựng Ẩn là âm mưu của chế độ Cộng Sản và Cái chết của một Diễn viên khi đóng xong kịch! 

Phần II. Siêu điệp viên chúng là ai? 

Chương 6. Siêu điệp viên chúng là ai? 
Bài 21. Ẩn kể chuyện láo về Phạm Ngọc Thảo và Ba Quốc cũng kể chuyện láo. 
Bài 22. Ẩn quan hệ bừa bãi với ít nhất là 4 người giao liên... mà không lộ - và 4 giao liên của Ẩn kể chuyện láo. 
Bài 23. Ẩn kể láo - Tư Cang cũng kể láo. 
Bài 24. Mười Hương - Trần Quốc Hương quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! (Xem chi tiết tại quyển 33) 
Bài 25. Vũ Ngọc Nhạ, Ba Quốc, Lê Hữu Thúy... kể chuyện láo = Phạm Xuân Ẩn! (Xem chi tiết tại quyển 33) 
Bài. 26. Trò hề! "Các siêu điệp viên Cộng sản" quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! 

Chương 7. Kể láo về chuyện tấn công Dinh Tổng Thống và đánh Sứ quán Mỹ. 
Bài 27. Cộng Sản Việt Nam và Tư Cang kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện "cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống ". 
Bài 28. Cộng Sản Việt Nam và Trần Sĩ Hùng kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện “đánh Sứ quán Mỹ” năm 1968. 

Chương 8. "Các siêu điệp viên Cộng sản" đều bị nghi ngờ, bị giám sát = Phạm Xuân Ẩn. Và bí ẩn chuyện "Cộng sản Nguyễn Ái Quốc". 
Bài 29. "Các siêu điệp viên Cộng sản" đều bị nghi ngờ = Phạm Xuân Ẩn. 
Bài 30. Bị Giám sát tới khi chết - chuyện chung của các Siêu Điệp Viên. 
Bài 31. Phạm Ngọc Thảo không phải Cộng Sản! Phạm Ngọc Thảo bị giết bởi Mafia Hồ Chí Minh! 
Bài 32. Sự thật câu chuyện "Siêu điệp viên - thăm quê." - Cả nhà "Cộng sản Nguyễn Ái Quốc" đã bị giết hoặc đầu độc để quỷ "Thăm quê". 

Chương 9. Ẩn được viết lại từ Tiểu Thuyết. Và khi vở kịch hoàn thành - Diễn viên chính phải chết. 
Bài 33. Ẩn được viết lại từ Tiểu Thuyết. 
Bài 34. Các "Siêu Điệp Viên Cộng sản" đều kể chuyện giống... phương pháp của Ẩn! 
Bài 35. Diễn viên chính - đang khỏe mạnh - bỗng chết! (Đỡ phải giám sát) 

Phần III. Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam 

Chương 10. Thắc mắc về Ẩn – Robert Shaplen, một nhà báo Mỹ đã bị đầu độc mà chết. 
Bài 36. Edward Lansdale: “Phạm Xuân Ẩn = Điệp viên hoàn hảo?” – Oh, Câu chuyện cũng nên “được chấm thêm với một hạt muối”!  "Phạm Xuân Ẩn có chăng cũng chỉ là một nghệ sĩ nhanh nhạy đã kịp ngả sang hàng ngũ của phe chiến thắng vào phút cuối cùng.” 
Bài 37. Tại sao Cộng sản Việt Nam muốn Robert Shaplen chết? Một thắc mắc chết người của Robert Shaplen 
Bài 38. Muốn giữ bí mật, phải diệt người thân! "Mối quan hệ trong nghề gần gũi nhất của Ẩn là với Bob Shaplen!" 
Bài 39. Robert Shaplen đang khỏe .. qua đời vì ung thư tuyến giáp! 

Chương 11. Giết người bằng thuốc độc. 
Bài 40. Ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng tới mạng sống. 
Bài 41. “Ung thư tuyến giáp” cướp đi mạng sống của Bop Shalen chỉ có thể là do bị nhiễm phóng xạ liều cao. 
Bài 42. Cái chết của Alexander Valterovich Livinenko 
Bài 43. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh. 
Bài 44. "Polonium-210: Nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ." 

Phần 4. Chương kết: Nguồn gốc câu chuyện "Siêu điệp viên" - Những bí ẩn cần giải tiếp. 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo