Nói về nhân cách của 2 lãnh tụ Bắc Nam - Dân Làm Báo

Nói về nhân cách của 2 lãnh tụ Bắc Nam

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) Xin được tóm lược trước tiểu sử vắn tắt của 2 lãnh tụ Bắc Nam trước khi so sánh 2 nhân cách của Hồ Chí Minh và Cố TT Ngô Đình Diệm.

Trước hết nói về Hồ Chí Minh người khai sinh ra nước VNDCCH. 

Hồ là con của một vị quan văn từng đỗ phó bảng tên là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan quê ở làng Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ngày 19/05/1890. 

Sau khi Cha là Nguyễn Sinh Sắc bị mất chức về vườn vì đánh chết một người Dân. Nguyễn Sinh Cung đã làm đơn xin chính quyền Bảo Hộ Pháp chấp nhận cho học trong trường Pháp. 

Sau khi bị từ chối, ngày 5 tháng 6 năm 1911, xuống Tàu Pháp xin làm bồi bàn để cứu đói. 

- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc. 

- Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. 

- Từ năm 1923-1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan. 

- Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. 

Sau CMT8 1945: 

- HCM trở về nước và kéo theo bộ sậu cố vấn Tàu Cộng thường xuyên ghé hang Pắc Pó để bàn chuyện nhiếp chính. 

- HCM đã phát động phong trào kháng chiến chống Pháp và đã đẩy thanh niên VN vào trận Điện Biên Phủ cho Võ Nguyên Giáp nướng 500 ngàn quân. theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng Pháp. (1)

- HCM phát động phong trào CCRĐ đem gần 200 ngàn người ra đấu tố, giết luôn cả người ơn của mình là bà Nguyễn Thị Năm, đội nón, đeo kính, bịt râu ra xem đấu tố. (2)

- HCM đã phát động chiến dịch Mậu Thân 1968- 1969 khi đọc mấy câu thơ chúc tết thế là có gần 5000 người Dân Huế vô tội bị đập đầu chôn sống chết thảm. (3)

HCM là người nghiện thuốc lá, thích uống rượu Tây, rất yêu thích trẻ em, hay ôm hôn môi các cháu thắm thiết, được CSVN thổi phồng là người yêu các cháu nhi đồng hơn ai hết. Là người mà ai cũng biết là lắm vợ, lắm con rơi, giết người không chùn tay nhưng lại được CSVN phong thánh ngồi ngang hàng với Phật. đúng là thời đại mạt pháp XHCN rồi. 

Đó là nói về lãnh tụ HCM thuộc VNDCCH. bây giờ xin đề cập tới lãnh tụ Ngô Chí Sĩ (Ngô Đình Diệm), nền đệ nhất Cộng Hòa. 

I. Tóm tắt tiểu sử anh hùng Ngô Đình Diệm:

- Ông sinh ngày 27 tháng 07 năm 1897 nhằm ngày 28 tháng 6 năm Đinh Dậu (ở tài liệu khác ghi ngày 03- 01- 1901 nhằm ngày 13 tháng Giêng năm Canh Tý) trong một gia đình có chín người con. Thân sinh là cụ Ngô Đình Khả, từng làm quan dưới thời vua Thành Thái. 

- Thủa nhỏ theo học tại trường Pellerin Huế. Năm 1913, thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt và Pháp Ngữ; Đến năm 1917, ông đỗ hạng nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. Vì số tuổi còn quá trẻ mà lại đạt thành tích xuất sắc, nên thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. 

- Năm 1918 được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. 

- Đến năm 1919 được vào học trường Hậu Bổ, (như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau 1954). Trong suốt ba năm liền, luôn luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp. Và đã tốt nghiệp thủ khoa. 

- Sau khi tốt nghiệp được triều Nguyễn thâu nhận, bổ làm Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết. 

- Nhờ thành tích phục vụ dân chúng xuất sắc, vua Bảo Đại bổ nhiệm ông ở chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (tương đương với Bộ Nội Vụ ngày nay). Ở trách nhiệm này, ông đề đạt những cải cách quan trọng cho đất nước, tiếc rằng không được chấp nhận nên từ chức. Sự từ chức này gây chấn động triều đình nhà Nguyễn và nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ ở Đông Dương. 

- Sau khi từ chức, bản thân cư ngụ tại nhà thân phụ ở Huế. Tất cả lời mời cộng tác của Nhật, Việt Minh và Bảo Đại đều bị ông từ chối. Ngay cả khi bị bắt đưa đến gặp Hồ Chí Minh cũng không làm ông thay đổi lập trường. 

- Ông Ngô Đình Diệm được VM trả tự do bởi áp lực của Giám mục Lê Hữu Từ cũng như bối cảnh chính trị phức tạp và áp lực quốc tế. Sự trả tự do cho ông Ngô Đình Diệm, thực tế VM muốn thu phục nhân tâm của các thành viên cựu trào. 

- Sau đó ít lâu, ngày 05-06-1948 Pháp thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua việc ký kết Hiệp Ước Vịnh Hạ Long. 

- Năm 1950 sống lưu vong ở Hoa Kỳ, tại đây ông được chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ để cầm quyền trong trường hợp người Mỹ thay thế người Pháp can thiệp vào Đông Dương khi tình hình tại chỗ có nhiều thay đổi quan trọng, nhất là Trung cộng vừa chiếm Hoa lục năm 1949. 

- Ngày 07-07-1954 về nước Việt Nam chấp chánh ở vai trò Thủ tướng do Quốc trưởng Bảo Đại đề cử. 

- Ngày 20- 07- 1954 hiệp định chia đôi nước Việt Nam diễn ra ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa kịch liệt phản đối. Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ trên toàn miền Nam để phản đối hiệp định này. 

- Hai lần tổ chức trưng cầu dân ý (bán chính thức và chính thức) để truất phế vua Bảo Đại (29- 04 và 26- 10- 1955). Trong thời điểm này, ông Diệm chưa sẵn sàng để làm Tổng thống cũng như truất phế vua Bảo Đại (lý do thủ tướng Diệm là người theo nho học vẫn còn mang nặng tư tưởng trung quân nhưng không trung quân một cách mù quáng).

- Ngày 26-10-1956 lễ ban hành Hiến Pháp của nền Đệ Nhất Việt- Nam Cộng- Hòa. Và cũng chính ngày này ông Ngô Đình Diệm chính thức trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nền Cộng Hòa Việt Nam. 

- Sau chín năm cầm quyền và chế độ Đệ I Việt Nam Cộn- Hòa đang trên đà chiến thắng Việt cộng, vì cương quyết bảo vệ quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt Nam nên ông tuẫn quốc ngày 02- 11- 1963 nhằm ngày 17 tháng 9 năm Quý Mão lúc 8 giờ sáng (giờ Thìn) cùng với bào đệ và cũng là cố vấn Ngô Đình Nhu. (4)

Cố TT Diệm là người học cao, hiểu rộng, tốt nghiệp các trường Pháp khi còn chế độ vua chúa và chế độ Pháp Thuộc, sống rất mực giản dị, hay mặc bộ Quốc Phục hay bộ Vest trắng và đôi giày cũ đã mòn. 

TT Diệm sống độc thân suốt đời không có vợ con. Cũng có tin đồn Ông có một người vợ và một con trai ở miền Tây Nam Bộ, nhưng đó chỉ là tin đồn. Ông không biết hút thuốc lá, cũng không uống rượu, chỉ tiếp khách một chút gọi là ngoại giao lịch sự khi được mời. 

Khuôn mặt ông lúc nào cũng tươi cười niềm nở, nhưng cách tiếp khách hay các nhà ngoại giao rất lịch thiệp và uy nghi. (5)

Ông là người theo đạo Thiên Chúa và rất ngoan đạo, lợi dụng điểm này VC đã xúi giục Phật Tử thiếu hiểu biết nổi loạn, suốt ngày mít tinh, biểu tình chống chế độ, ghép Ông tội độc tài. gia đình trị. 

Ông một lòng lo cho sự nghiệp đất nước, không muốn nước lớn nào áp chế, vì thế Mỹ đã đem lóng thù hận, mua chuộc các tướng lãnh phản trắc bằng Dollar để đảo chánh và giết hại Ông. 

Nếu so sánh sự khác biệt giữa 2 nhân cách thì 2 lãnh đạo Bắc Nam khác nhau một trời một vực. Một người giỏi về mọi mặt, biết 2 ngoại ngữ Anh Pháp, một người chỉ giỏi tiếng Hán, một người hay mặc Quốc Phục trong các buổi lễ long trọng, một người chuyên môn mặc đại cán theo kiểu Mao. Một người không bao giờ ngậm thuốc lá trong miệng, còn một người lúc nào cũng có điếu thuốc trên tay. Một người không có vợ con, một người nói không có vợ con nhưng lại cả đàn cả đống vợ con. Một người không muốn cho ngoại bang có mặt nên bị đảo chánh. Một người rước giặc vào nhà. Một người chưa bao giờ bị mất tấc đất nào, còn một người cố tình trả nợ biển đảo cho ngoại bang. Một người cho tới nay người miền Nam và kể cả người miền Bắc cũng thương tiếc, Một người cho tới thời điểm này hễ nhắc tới tên thì thiên hạ hùa nhau chửi bới, không còn gì để diễn tả nổi. 

Trên đây tôi chỉ sơ lược một chút về 2 nhân cách của 2 nhà lãnh đạo 2 miền Nam Bắc trước năm 1975. Mong những thiếu sót sẽ được thông cảm và bổ sung. 

08.04.2016


_______________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo