Trong tương lai, chiến tranh vì nước - Dân Làm Báo

Trong tương lai, chiến tranh vì nước

Một cậu bé chạy trên mảnh đồng khô hạn gần Ranchi ở Ấn Độ. Đất nước này đang lo lắng rằng Trung Quốc có thể sẽ nắn dòng của sông Brahmaputra, một dòng sông lớn nhất châu Á, không cho chảy vào nước họ.

Konrad Putzler * Thái Bá Hồng (Danlambao) dịch - Trước đây 20 năm, một chiến thuật gia quân sự người Israel được hỏi, liệu cuộc chiến tranh ở Libanon xẩy ra năm 1982 có phải vì tranh chấp nước không? Người này trả lời: "Tại sao vì nước mà phải kéo nhau ra mặt trận? Tiền bạc bỏ ra cho cuộc chiến một tuần có thể xây lắp được 5 hệ thống lọc nước mặn".

Từ nghìn năm nay các nước tranh chấp nhau vì các nguyên liệu hiếm như vàng, dầu và kim cương. Nước uống chỉ là vai trò nhỏ trong nguyên nhân của các cuộc giao tranh. Thế nhưng thời gian sắp tới sẽ bị thay đổi. Mùa xuân vừa qua, theo một chuyên khảo thực hiện hợp đồng của bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết quả rằng nguy cơ giao tranh vì nước đang gia tăng rõ rệt. Nguyên nhân sự phát triển này có 2 yếu tố: Sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.

Liên hợp quốc dự tính, dân số thế giới từ con số hiện tại là 7 tỷ đến năm 2040 sẽ tăng lên 9 tỷ. Và như vậy thì lượng nước ngọt của quả đất chỉ thỏa mãn 70% nhu cầu. Do biến đổi khí hậu, các khối băng bị tan chảy và sự gia tăng các diện tích sa mạc, theo các kết quả chuyên khảo thì tại các vùng dân cư đông đúc sẽ dẫn đến nạn thiếu nước. Hay nói cách khác: Nước sẽ quý hơn các nguyên liệu hiếm như vàng, dầu và kim cương.

Trước tiên là vùng Trung cận Đông

"Trong những năm qua, nguy cơ của chiến tranh nước gia tăng ở các nước Trung cận Đông và ở Nam Á", nhà nghiên cứu nguyên nhân xung đột Ashok Swain của trường tổng hợp Uppsala Thụy Điển phát biểu. Israel tranh chấp hàng chục năm với các nước láng giềng và Palestin vì nguồn nước ngọt lòng chảo Jordan. Mặc dù việc phân phối nước trong hiệp ước hòa bình Oslo năm 1994 đã quy định, cả 2 bên đều không tuân thủ, đã sử dụng nước quá mức cho phép.

Nhưng tiềm tàng mâu thuẩn trong vùng, cất dấu trong hai con sông Euphrat và Tigris. Chính phủ Thổ Nhỉ Kỳ quy hoạch vùng đông nam nước này, xây dựng 22 con đập tích nước nhập điền và sản xuất điện, 9 trong số đó đã hoàn thành. I-rak nằm phía hạ lưu thì không mừng vui lắm. "Các con đập của Thổ đã hạn chế nhiều lưu lượng của sông Euphrat và Tigris", ông Swain nói.

"Do rối ren nội bộ, cho tới nay I-rak chưa phản ứng mạnh. Nhưng không lâu nữa, khi Bagdad trở lại các quan hệ vững vàng thì mâu thuẫn với Thổ sẽ cũng tới gần hơn."

äthiopien tuới bằng nước sông Nil

Hoàn cảnh bên sông Nil cũng tương tự. Đất nước äthiopien thiếu nước mãn tính vừa khai trương dự án tưới cho nông nghiệp bằng nước sông Nil. Trong quá khứ, nhà cầm quyền Ai-cập Mubarak thường đe dọa chiến tranh do vụ việc này: "Cứ mỗi khúc ranh giới sông Nil, Ai-cập lại "dồn chúng tôi vào thế đối đầu để bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của chúng tôi".

Nếu Kairo chưa ra khỏi cục chiến chính trị nội bộ, thì Ađis Abeba chưa cần lo lắng. Nhưng khi các cuộc đấu đá giành quyền lực ở Ai-cập kết thúc thì giao tranh sẽ xẩy ra rõ rệt hơn. 30% dân Ai-cập sống bằng nghề nông, nếu không có nước sông Nil thì sẽ không tồn tại nổi.

Rồi nông nghiệp của Pakistan cũng phụ thuộc vào chỉ một con sông: Indus. Bởi thế chính phủ ở Islamabad đưa hết sức lực nhằm cản trở kẻ thù truyền kiếp Ấn Độ trong việc xây dựng các đập thủy điện xuôi dòng hạ lưu, cho tới nay không có kết quả. Trước tiên gây phiền toái nhất là đập Baglihar đang xây dựng. Nhóm khủng bố Islam đang đe dọa phá dự án này bằng thuốc nổ. Trước đây 2 năm, nhân vật cực đoan Abdur Rehman Makki tuyên bố, anh ta sẽ "tháo sông để nước chảy ra bằng máu", nếu Ấn Độ ngăn sông Indus.

Trung Quốc xây dựng các đập khủng

Xa về phía đông, cơn khát nước sông của Trung Quốc ngày thêm gia tăng là một vấn nạn. Đất nước này chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 8% nước trong các kho trữ nước ngọt tiềm tàng của thế giới. Để đáp ứng điện cho nền công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, trong khuôn khổ của kế hoạch 5 năm đang đặt ra, Bắc Kinh chạy dài trên con đường xây dựng nhiều đập lớn mà chưa nước nào dám nghĩ tới. 140 000 Megawat phải được phát ra từ các con đập chắn ngang dòng Mê-công, Salween và Brahmaputra, một sản lượng thủy điện bằng Ca-na-da và Mỹ cộng lại.

Những nước nằm dưới hạ lưu Mê-công lo lắng. Việt Nam lo ngại, do các đập chắn này có thể hạn chế nước sông Mê-công, và Ấn Độ thì nhìn thấy việc cung cấp nước cho số dân họ đang luôn gia tăng, bị đe dọa do các đập Trung Quốc trên sông Brahmaputra.

"Nước là một cái chêm mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ", nhà nghiên cứu nguyên nhân xung đột và cũng đã từng là nhà tư vấn cho chính phủ Ấn Độ, Brahma Chellaney, đã nói. "Những dự án xây dựng đập khổng lồ quá thái đã gây tổn hại tới quyền lợi của các nước nằm phía hạ lưu. Nhưng không có nước nào mất mát nhiều hơn Ấn Độ, bởi vì đa phần nước sông Trung Quốc đều đổ tiếp vào đó".

Ấn Độ lo lắng 

Đã từ nhiều năm, Bắc Kinh tập trung vào các kế hoạch dẫn dòng nước sông Brahmaputra, một sông lớn nhất châu Á, không cho chảy qua Ấn Độ nữa, mà dùng nước đó tưới cho các vùng nông nghiệp Trung Quốc. Về kỹ thuật, khó lòng thực hiện, bởi vì, để tạo ra lòng sông mới phải thanh toán một loạt núi. Muốn làm được việc này hiện tại chỉ thực hiện được bằng sức công phá nguyên tử. Thủ tướng Ấn, Manmohan Singh, luôn phải lo toan đối đầu vấn đề trên với lãnh đạo Trung Quốc. Hiện tại Bắc Kinh đang lèo lái rằng kế hoạch trên chưa muốn thực thi.

Tiềm ẩn mâu thuẩn bên sông Brahmaputra càng sắc nhọn hơn, khi không có một hiệp ước nào quy định sự phân phối nước giữa các quốc gia với nhau. Bên sông Nil, sông Jordan và Indus thì đã có hiệp ước, vì thế trong một số trường hợp căng thẳng mang tính quốc tế đã giảm nhẹ rõ ràng. Tuy nhiên việc sử dụng nước tương lai sẽ giảm xuống. "Sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi kinh hoàng lượng nước trong các con sông," Ashok Swain phát biểu, "nhưng trong các hiệp ước lại không lưu ý vấn đề này."

Hiệp định đã lỗi thời có thể dẫn đến nguyên nhân các mâu thuẫn. Theo đó nổi lên mối lo ngại rằng các nước nằm dưới hạ lưu một ngày nào đó hiệp ước sẽ bị vô hiệu và sông không còn nước chảy nữa. Cho nên không đáng ngạc nhiên rằng chuyên khảo của bộ ngoại giao Mỹ bên sông Nil và sông Brahmaputra đang chờ đợi một sự gia tăng căng thẳng mang tính quốc tế.

Angola niềm hi vọng

Tuy nhiên vẫn còn dịp để hi vọng. Anton Earle, một người của viện nước quốc tế Stockhom (SIWI) đã làm việc nhiều năm cho ủy ban các quốc gia lòng chảo Okavango nằm trên con sông cùng tên, đã tư vấn. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc ở Angola vào năm 2004 đất nước này bắt đầu quy hoạch các dự án xây đập dẫn thủy nhập điền. "Các dự án này đã gây sợ hãi lớn cho Botswana nằm phía hạ lưu." Ông Earle nói. Một phần dân đề nghị ném bom Angola. 

Nhưng các nước bên dòng sông đã bắt đầu cộng tác với nhau trong khuôn khổ của một tổ chức chung. "Angola sẽ không xây đập mà không có trao đổi và đồng ý với việc nghiên cứu tính khả thi vượt biên giới quốc gia", Ông Earle nói. Ông nhìn thấy tương lai của việc hợp tác này rất khả quan.

Nhưng những ví dụ tốt như thế lại quá ít, sự căng thẳng lan rộng toàn cầu đang gia tăng cứ hiện rõ. "Khó mà nói được bao giờ thì cuộc chiến tranh nước xẩy ra", nhà nghiên cứu mâu thuẫn Swain đã nói. Một chút dự toán đăng trong báo Pakistan "Nawa-i-Waqt" gây lo lắng, rằng không còn lâu nữa, "Pakistan sẽ chỉ cho Ấn Độ thấy rằng, một cuộc chiến tranh vì nước có thể xẩy ra, và lần này sẽ là chiến tranh nguyên tử", báo đó đã viết.

Nguồn: http://www.welt.de/wirtschaft/article109679337/Gefaehrdet-Bruessel-die-deutsche-Wasserversorgung.html




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo