CTV Danlambao - Ngày 12 tháng 7, Tòa Trọng Tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung cộng. Phán quyết của tòa, theo bà dài tới 500-600 trang cho nên bà chủ tịch quốc hội của đảng đến giờ đọc cũng chưa xong, nghiên cứu chưa kỹ càng nên bà nhắn với nhân dân là chịu khó chờ khi nào đọc xong sẽ có ý kiến tiếp.
Bà Ngân phát biểu với nội dung như trên là vào ngày 23 tháng 7, 10 ngày sau khi phán quyết của PCA được công bố. Không biết bà có đọc thật hay không mà phán quyết dài bao nhiêu trang bà cũng không nói được con số chính xác, chỉ mập mờ từ 500 đến 600 trang.
Bà Ngân cũng không định ra được trong toàn bộ văn bản này ở đâu là phán quyết cô đọng trong vài trang dành cho 15 điều mà Philippines khởi kiện trong đó kết luận của tòa rất đơn giản là "yes" hay "no".
Trong lúc bà Kim Ngân đang i tờ vật lộn với một phán quyết rất quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến chủ quyền của quốc gia thì nhiều công dân Việt Nam đã nhanh chóng tìm hiểu và lên tiếng ủng hộ những tuyên bố của tòa, đặc biệt là phán quyết cắt đứt đường lưỡi bò mà Bắc Kinh ngang nhiên liếm sạch biển Đông của Việt Nam.
Tuy nhiên, sự biểu lộ thái độ, bày tỏ ý kiến mà thế giới văn minh quy định là một trong những quyền phổ quát - tự do ngôn luận - đã bị bà Ngân tống cho một nhận định không thua bất kỳ một dư luận viên hạng bét nào: "Họ chưa làm được gì cả. Họ chỉ kích động, làm đất nước rối ren và Việt Nam không chấp nhận việc đó". (*)
Trong câu này bà chủ tịch đảng hội thể hiện bản chất của một kẻ coi dân không ra gì.
Thứ nhất, bất kỳ công dân nào cũng có thể góp phần vào chuyện chung của đất nước bằng sự lên tiếng. Việc bày tỏ ủng hộ phán quyết tự nó đã góp phần vào khát vọng của người dân trong việc Việt Nam phải kiện Trung cộng ra tòa như Philippines đã làm.
Thứ hai, bà đã chụp mũ cho những bài viết, những bày tỏ ôn hòa, đúng luật là kích động. Đây là luận điệu bắt chước từ thành phần Dư luận viên và đám côn an côn đồ.
Thứ ba, bà đã ngang nhiên tự cho ý kiến của mình là của cả nước khi nói Việt Nam không chấp nhận việc đó. Là một người được xem là đứng đầu ngành lập pháp, bà phải hiểu là mọi thứ "được chấp nhận" hay "không được chấp nhận" trong một quốc gia nó không tùy vào ý kiến cá nhân, cũng không có cái gọi là Việt Nam chấp nhận. Tất cả phải nằm trong quy định của pháp luật. Quy định pháp luật nào không cho phép người dân bày tỏ ý kiến của mình về một phán xét của tòa án quốc tế?
Thế mới biết, chủ tịch quốc hội cũng không khác gì một dư luận viên hạng tồi.
26.07.2016
_________________________________