Mỹ Hiệp (Danlambao) - 500 triệu USD cùng một lời “xin lỗi” chứ chưa nhận tội là cái giá rất bèo so với những hệ quả mà người dân phải gánh chịu từ hành động xả độc tố ra biển của tập đoàn Formsa. Hàng triệu ngư dân, thương nhân kinh doanh thủy hải sản, những người làm dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn ở miền Trung sẽ mất kế sinh nhai trong hàng chục năm trời.
Chúng tôi về đến Cồn Sẻ (Quảng Bình), một trong 4 tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trong vụ cá chết dạt trắng bờ vừa đúng nhá nhem tối. Ấn tượng về những người dân tụm năm tụm bảy nhìn xa xăm ra biển, những đứa trẻ nhếch nhác xây lâu đài cát ven bờ có lẽ là những hình ảnh mãi in đậm trong tâm trí chúng tôi.
Kể từ thời điểm cá chết cho đến nay, hàng chục con tàu lớn, nhỏ trong thôn phải nằm phơi nắng, phơi sướng vì số lượng cá đánh bắt được ngày càng ít. Mặt khác người dân không dám mua cá về ăn do sợ cá nhiễm độc. Thậm chí nhiều chuyến đi biển về còn bị thua lỗ. Dù vậy, ngư dân vẫn phải tiếp tục bám biển để kiếm đồng tiền trang trải cho cuộc sống. Những người có sức khoẻ thì đánh cá xa bờ, còn lại một số khác thì phải tiếp túc đánh bắt gần bờ. Việc nuôi cá lồng bè trên Sông của ngư dân thôn Cồn Sẻ cũng gặp nhiều ảnh hưởng sau vụ cá chết.
Kể từ thời điểm cá chết cho đến nay, hàng chục con tàu lớn, nhỏ trong thôn phải nằm phơi nắng, phơi sướng vì số lượng cá đánh bắt được ngày càng ít. Mặt khác người dân không dám mua cá về ăn do sợ cá nhiễm độc. Thậm chí nhiều chuyến đi biển về còn bị thua lỗ. Dù vậy, ngư dân vẫn phải tiếp tục bám biển để kiếm đồng tiền trang trải cho cuộc sống. Những người có sức khoẻ thì đánh cá xa bờ, còn lại một số khác thì phải tiếp túc đánh bắt gần bờ. Việc nuôi cá lồng bè trên Sông của ngư dân thôn Cồn Sẻ cũng gặp nhiều ảnh hưởng sau vụ cá chết.
Một số bà con ngư dân cho biết trước tình trạng cá chết hàng loạt liên tiếp tấp vào bờ khiến tâm lý của bà con nơi đây vô cùng hoang mang, lo lắng. Bởi có lên thuyền ra khơi khai thác thì những loại thủy hải sản đánh bắt được cũng không có ai mua nên bà con đành kéo thuyền lên bờ rồi ngồi thẫn thờ, mắt buồn nhìn hướng biển. Chú Tính một người dân nuôi cá lồng bè tại đây cho biết. "Lúc chưa xảy ra việc cá chết thu hoạch từ việc bán cá lồng lên đến hàng trăm ngàn đồng, nhưng hiện nay thì cá không thể bán được vì người dân sợ cá nhiễm độc nên không dám mua". Cũng theo chú Tính, thời điểm này là vụ chính để bà con đánh bắt các loại thủy hải sản. Những năm trước thời điểm này luôn náo nhiệt, từ sáng đến chiều tấp nập các con thuyền vào ra cùng những thương lái đến thu mua cá thủy hải sản nhưng giờ thì không một bóng dáng người mua, ngư dân làm cá cũng chán nản và lo lắng vì nếu không bán được cá thì không có tiền cho sinh hoạt của gia đình.
Không những thế, một vài nhà hàng hải sản của người dân cũng phải đóng cửa vì vắng tanh khách. "Trước đây thu nhập của cửa hàng mỗi ngày từ 3-5 triệu, nhưng hiện tại thì không một bóng khách, nhà hàng của chú đã phải đóng cửa cả hai tháng nay", chú Quyết chủ nhà hàng Hồng Thủy thở dài ngao ngán khi chia sẻ với chúng tôi.
Hiện tình hình đời sống của bà con ngư dân nơi đây vô cùng khó khăn, mọi sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn. Trước đây vào thời điểm này, bà con chỉ ra khơi một đêm đến sáng về đưa các loại thủy hải sản đánh bắt được đem bán cho thương lái thu về từ 1 đến 2 triệu đồng để nuôi sống gia đình… nhưng hiện tại, tất cả thuyền nơi đây đều phải neo đậu hoặc kéo lên bờ vì có cá đâu mà khai thác. Mất nguồn thu nhập, cuộc sống của tất cả người dân trong vùng đang gặp rất nhiều khó khăn. Tương lai của các em nhỏ đang tuổi cắp sách đến trường đang là một dấu hỏi lớn được đặt ra.
Không thể trông chờ mãi vào 10kg gạo chống đói từ chính phủ, người dân nơi đây đã gửi 55 đơn kiến nghị và 1 đơn chung lên chính quyền các cấp để được giải quyết nhưng cho tới nay vẫn chưa nhận được câu trả lời. Chính quyền bỗng chốc trở nên yếu hèn hơn bao giờ hết. Đấy là chưa nói đến hành động không thể chấp nhận được của chính quyền khi thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man khiến nhiều người bị thương nặng khi có khoảng gần 2.000 bà con giáo dân xứ Cồn Sẻ, hạt Hòa Ninh, giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình trên đường quốc lộ đoạn qua thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để yêu cầu nhà cầm quyền đóng của nhà máy Formosa. Thế nên, có lẽ, sự mong mỏi đó sẽ mòn mỏi theo ngày tháng!
Họ không chấp nhận ngồi trên bờ để ăn, hưởng đền bù. Bởi “ngư dân sống bằng biển, chỉ hỗ trợ, trợ cấp một số mặt khác; còn họ “sinh nghề tử nghiệp”, sống chết với biển. Bây giờ, người dân ngồi trên bờ để ăn, hưởng đền bù. Ngư dân mong muốn dù bám biển, dù có nghèo, có khổ, có chết trên biển thì vẫn cam nhận”! Quan trọng hơn, đánh bắt thủy hải sản là nghề gắn bó với bà con Cồn Sẻ bao đời nay. Nguyện vọng của bà con là Formosa phải bị truy tố trước tòa án và làm sạch môi trường biển, sau đó cuốn xéo ra khỏi Việt Nam để họ lại được quay trở về truyền thống; môi trường biển được trong sạch trở lại; để những ngư dân lại dong thuyền ra khơi dựa vào mẹ biển mưa sinh./.
22/7/2016