Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trong những tháng vừa qua, tình trạng biển Đông ngày càng căng thẳng: 1- Đệ VII và Đệ III hạm Đội Hoa Kỳ đã hiện diện trong vùng này, 2- Trung Cộng tiếp tục mang hàng trăm tàu chiến bố trí khắp nơi trong vùng, 3- TC tập trận bắn đạn thật, 4- Thái độ của ASEAN về các áp đặt của TC ở biển Đông, 5- Phản ứng quyết liệt của TC trước thềm quyết định của tòa án La Haye... Tất cả nói lên tính chất nghiêm trọng của vần đề.
Để trả lời câu hỏi “Trung Cộng muốn gì tại biển Đông”, xin được lần lượt phân tích qua về tầm quan trọng của biển Đông trong vùng cùng vị trí và âm mưu của TC cũng như của “chư hầu” Việt Cộng Bắc Việt.
Tầm quan trọng của biển Đông:
1. Về tiềm năng dầu khí: Theo ước tính toàn vùng biển Đông có trữ lượng ước tính từ 28 đến 213 tỷ thùng dầu căn cứ vào Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ năm 2008 và 3,8 ngàn tỷ thước khối khí đốt (US Geological Survey năm 2010) có khả năng cung cấp cho toàn vùng trong vài thập niên.
2. Về tiềm năng quân sự: Kiểm soát được vùng này có nghĩa là khống chế toàn vùng Đông Nam Á và kiểm soát được mọi di chuyển, trao đổi quân sự của các quốc gia trong vùng với đối tác bên ngoài, đặc biệt là vấn đề di chuyển vũ khí thiết bị quân sự và tình báo.
3. Về khả năng kinh tế: Kiểm soát các hoạt động kinh tế đi-đến của từng quốc gia; từ đó có thể ước lượng được sức mạnh kinh tế của các nước trong vùng.
4. Về chánh trị toàn cầu: Đây là tầm quan trọng nhứt. Nếu chiếm được biển Đông, ngoài các yếu tố trên, TC có thể “siết cổ” bất cứ quốc gia nào trong vùng, áp lực phải đi theo chiều hướng của Đại Hán trong chính sách đối ngoại với thế giới bên ngoài. Nhà cầm quyền nào không đi theo TC sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước và quốc tế phải đứng trước sự đã rồi, không thể đáp ứng được hay gây áp lực với TC qua các thể chế của Liên Hiệp Quốc.
Những gì Trung Cộng muốn và những gì Trung Cộng đang làm
Nhìn qua tình hình xã hội bên trong lục địa TC, chúng ta nhận thấy tình trạng bất ổn trong xã hội như nạn thất nghiệp ngày càng cao do mức sản xuất và xuất cảng qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu giảm mạnh tạo ra sự khủng hoảng ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt tại Quảng Châu. Nơi đây dân chúng bắt đầu biểu tình đòi tăng lương, nâng cao phúc lợi cũng như nhân quyền và các quyền tự do khác. Và một hiện tượng bóp nghẹt tự do dân chủ gần đây nhứt, là vụ bắt nhốt Ông thị trưởng thành phố Ô Khảm do dân bầu phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử TC năm 2013 là chì dấu cho thấy TC muốn dùng chuyên chính vô sản để… tránh bạo loạn xã hội.
Thêm nữa, phong trào độc đòi độc lập ở Tây Tạng qua việc người dân và nhà sư tiếp tục tự thiêu và gây bạo động. Tân Cương cũng không yên ổn với các vụ đặt bom vừa qua… Pháp Luân Công tiếp tục rao giảng và ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong toàn xã hội.
Và hiện tại, TC với chiến dịch “cắt lát xúc xích” (sách lược tằm ăn dâu) ở Biển Đông, nhằm hướng tới việc thống trị toàn khu vực. Nhu cầu nầy đã thể hiện trong một động thái mà Tờ báo New York Times đã gọi một cách đúng đắn là một “trò chơi gà” (game of chicken), làm cho nhiều người e rằng sự kiện trên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh bi thảm giữa các cường quốc. Mục tiêu của Trung Cộng đơn giản là: thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và từ từ nhưng chắc chắn, đẩy bật Mỹ ra khỏi biển Đông. Tất cả đều nhắm vào một chiến lược đã được TC chuẩn bị và thi hành từ đầu thập niên 2000. Đó là chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD).
Vì vậy,
Việc phô trương sức mạnh trên biển Đông trong những ngày tháng gần đây cho thấy nhiều chỉ dấu của TC nhằm:
- Thứ nhất: Chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong nội địa, và kích thích tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
- Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
- Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.6%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
- Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
- Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước.
Tóm lại, chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:
- Ở phía Đông, TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.
Như vậy về phía Việt Nam thì sao?
Những gì Cộng sản Bắc Việt chạy theo đuôi TC:
- Tình trạng kinh tế qua việc tài chánh và ngân hàng cùng sản xuất sụp đổ hoàn toàn. Hàng loạt ngân hàng đóng cửa. Sáu tháng đầu năm 2016 có trên 50.000 xí nghiệp trung phá sản và bị đóng cửa. Nợ công nợ tư chồng chất.
- Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông với TC, CS Bắc Việt chỉ chơi trò “đánh-đàm”, trò “cút bắt” qua các kịch bản của TC mà thôi. Chúng ta đừng nghĩ rằng Việt Nam tuyên bố luật biển của Việt Nam ngày 24/6/2012 thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, nhưng thật sự cũng nhằm vào sự đánh lạc hướng nỗi bất bình của người dân. Việc làm nầy chỉ nhằm vào việc giải tỏa áp lực qua các vụ biểu tình chống TC, biểu tình chiếm đất của người dân, vụ cá chết ở vùng biển Miền Trung và trong nội địa, và gần đây nhứt là vụ hai phi cơ quân sự của Việt Nam bị “bắn” rơi trong hải phận Việt Nam.
- Việt Nam vẫn để “tàu lạ” tiếp tục đâm chìm hay bắt các tàu đánh cá của ngư dân, thậm chí TC ngang nhiên chận bắt và săn đuổi tàu tuần tra của Việt Nam trong hải phận của mình nữa. Trong lúc đó, hai nước vẫn “thấm tình đồng chí” cùng hợp tác tuần tra chung trên biển Đông ở Vịnh Bắc Việt.
- CS Bắc Việt tiếp tục lờ đi cho TC xây các bè cá ngay trong vùng biển quân sự ở Cam Ranh và Nha Trang suốt 10 năm qua, mà nhà cầm quyền địa phương vẫn không biết.
Xét cho cùng, các cuộc tranh cãi giữa TC và Việt Nam trong vấn đề biển Đông chỉ là một màn kịch rẻ tiền do đàn anh dàn dựng và đàn em cs Bắc Việt theo đuôi để hầu xả bớt áp lực của người dân trong việc xâm chiếm một cách lộ liễu của TC.
Phải chăng đây chỉ là một sự dàn xếp của hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt trong việc dâng trọn đất nước cho TC để đổi lấy “ngôi sao thứ sáu” trên lá cờ của đàn anh nước lớn Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc?
Trước tình thế hiện tại, chúng ta, người con Việt hải ngoại và quốc nội muốn gì và phải làm gì?
Xin đan cử vài gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ:
- Việt Nam cần liên lập (liên kết trong tinh thần độc lập) với các quốc gia trong vùng biển Đông, đặc biệt là ASEAN để cùng nhau cộng sinh trước bá quyền nước lớn là Trung Cộng. Muốn được như vậy Việt Nam cần phải có dân chủ mới có thể xây dựng được sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, và chính trị ổn định;
- Cần phải có được tiếng nói tổng hợp chung giữa các quốc gia trong vùng và cùng chủ trương một giải pháp quốc tế thay vì giải quyết song phương giữa từng nước với TC như hiện tại;
- Đối với người Việt trong nước, cần phải vận động triệt để hầu phủ nhận những ký kết song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 1958, 1988, 1990 và cho đến nay; người Việt ngoài nước cần hỗ trợ đấu tranh bằng cách vận động sự đồng thuận và yểm trợ của thế giới tự do trong việc vô hiệu hóa các văn kiện giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt;
- Chúng ta đã biết rất rõ nguyên nhân của sự xâm chiếm tiệm tiến và Hán hóa dân tộc là do chính đảng CS Bắc Việt, một nhóm Thái thú biết nói tiếng Việt của TC. Do đó, đây mới chính là mục tiêu cần phải triệt tiêu. Người Việt hải ngoại, nếu muốn đóng góp vào tiến trình nầy, cần phải dứt khoát và tích cực trong việc cấm vận tài chánh cho Việt Nam bằng cách ngưng gửi tiền, ngưng du lịch và chấm dứt những việc từ thiện xã hội không cần thiết.
- Cuộc vận động quốc tế qua các quốc gia Tây phương, Bắc Mỹ, cùng các hiệp hội quốc tế để họ có cái nhìn chính xác hơn về chính sách “cai trị phi nhân” của đảng CS Bắc Việt đi ngược lại với đà phát triển chung của nhân loại.
- Với sự đấu tranh của người việt hải ngoại như các đề nghị trên, từ đó, quốc nội mới có khả năng làm một cuộc cách mạng có thể xóa tan được cơ chế mục nát của đảng CS Bắc Việt và đưa đất nước vào trật tự mới của toàn cầu.
Qua các phân tích vừa kể trên, chúng ta cần cùng nhau động não hầu mưu tìm một định hướng cho Việt Nam tương lai.
Kết luận
Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt đang hát bài “hợp ca Biển Đông”, “hợp tấu Mekong”, “bi hài kịch xây dựng các tụ điểm cho TC định cư”, trong đó ca sĩ chánh là TC và nhóm hát bè là CS Bắc Việt. Tiếng hát “bành trướng Đại Hán” càng to với hàng hàng lớp lớp tàu chiến tràn ngập biển Đông, kèm theo những tiếng bè nhỏ hơn nhưng người nghe vẫn cảm nhận được những câu bè “vô cảm” trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lực và tài sản của Đất và Nước. Đó là tiếng hát bè của những thái thú biết nói tiếng Việt, đảng CS Bắc Việt!
Về phía Hoa Kỳ, mặc dù sức mạnh quân sự đang được tăng cường tại biển Đông, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam. Từ gần hai năm nay, những nhân vật đầu não của Mỹ luôn tuyên bố vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia đối với Mỹ, mặc dù trong hiện tại, đã hoạt động hết sức tích cực qua sự kiện bốn tầu chiến điện tử và hai tàu sân bay có mặt tại biển Đông, trong tình trạng sẵn sàng, và với những công bố cứng rắn về những động thái quân sự của TC trong những ngày gần đây. Mỹ đã và đang góp phần quyết định trong việc hoá giải những thủ đoạn của TC. Tuy nhiên, trong việc tranh chấp giữa TC và các quốc gia ASEAN, người Mỹ luôn đứng ngoài, tránh việc đối đầu trực tiếp với TC trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Về phía TC, Ông Trương Phong, một học giả thuộc khoa quan hệ đối ngoại của Trường “Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương” của đại học quốc gia Úc. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện quốc gia nghiên cứu Đông Nam Á, (TC) và là tác giả cuốn sách “Trung Quốc độc bá: Chiến lược lớn và các thể chế quốc tế trong lịch sử Đông Á” có nêu vấn đề chính là cả các nước tranh chấp chủ quyền lẫn Trung Cộng đều không hiểu được chính xác Bắc Kinh muốn đạt được điều gì ở Bắc Kinh. Chỉ vì trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc có 3 luồng tư tưởng đấu đá nội bộ, gọi là 3 phe thực dụng, cứng rắn và ôn hòa.
1. Phe thực dụng cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia, bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở Biển Đông.
2. Phe cứng rắn cũng có trong dân Trung Cộng, một bộ phận lớn chỉ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Bộ phận này tỏ ra hung hăng vì cho rằng đấy là thể hiện yêu nước (cực đoan), nhưng họ không nghĩ về các lợi và hại của TC một khi phải đối đầu với các quốc gia liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân.
3. Phe ôn hòa cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải sửa chủ trương để làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Họ công nhận sự mập mờ hiện nay của Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang khiến thế giới quan ngại và không tin TC nữa.
Tuy nhiên, tất cả các phe nhóm có cùng một điểm chung là họ cũng cảm nhận rằng từ sự trỗi dậy của Trung Cộng, Bắc Kinh nên lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới, nhất là khi hầu hết các nước tranh chấp đã hiện diện hàng chục năm tại khu vực này. Học giả Trương Phong nhận định: “Thế mạnh mới buộc TC phải làm rõ các thâm ý chiến lược của mình. Và hiện ngay, có lẽ cả lãnh đạo nước này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên?
Chưa bao giờ hết, Việt tộc đang mang nỗi oan khiên nghiệt ngã nầy!
Vì vậy,
Một lần nữa, chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng hải ngoại ý thức rằng cộng sản Bắc Việt đã đem “tình đồng chí của đảng CS” áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 41 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được “nghĩa đồng bào” của 89 triệu bà con trong nước (không kể 4 triệu đảng viên CS) và 2,5 triệu ở hải ngoại (không kể 1,5 đích thực là Việt kiều của Việt Nam Xã Nghĩa) để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương.
Hội nghị Diên Hồng chính là trong thời điểm nầy của tổ quốc Việt Nam hôm nay.
Ngọn lửa Tunisia ngày nào sẽ phải bùng cháy cùng hòa lẫn với máu đào của Tuổi Trẻ Việt Nam nơi quê cha đất tổ. Chỉ có MÁU mới đổi MÁU mà thôi.
Ngày Tòa án La Haye phán quyết 12/7/2016