Nguyên Thạch (Danlambao) - Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN biết con đường chết nhưng vẫn chọn con đường chết ấy cho cả dân tộc để đổi lấy vị thế tôi tớ ngoại bang, nếu không phải là hạng người ích kỷ, phản quốc và đốn hèn thì là gì?.
*
Việt Nam, một đất nước có quá nhiều nghịch lý kể từ ngày thể chế cộng sản điều hành quốc gia này. Nhiều trong số chuỗi nghịch lý ấy rất vô cùng đơn giản, dễ hiểu, dễ thấy nhưng người ta vẫn thực hiện!.
Chẳng những bản thân người viết cảm nhận được những điều nghịch lý ấy mà hầu như đa số người Việt Nam và kể cả nhiều người ngoại quốc cũng đều thấy, nhất là những người cốt cán trong guồng máy cầm quyền là những người thấy rõ hơn bất kỳ ai hết. Nhưng cái cơ chế độc tài theo phương thức tổ chức an ninh xã hội của Lê Nin tự nó đã là một cái vòng kim cô siết chặt trên đầu của mỗi quan chức của đảng và nhà nước khiến ít có ai dám nhúc nhích cựa quậy. Nghĩa là dưới cơ chế mọi người giám sát lẫn nhau này, tất cả phải tự trói buộc mình vào những sợi dây sợ hãi hữu hình lẫn vô hình, nhỡ khi nó ập đến mà hệ quả tất nhiên của nó là sự trừng phạt từ cơ chế và tai họa sẽ đến từ tổ chức sắc máu chuyên chính của cơ chế. Đó là lý do tại sao những nghịch lý trong mọi khía cạnh của nhà cầm quyền cũng như của xã hội vẫn được tồn tại. Không phải tự nhiên mà bà Thủ tướng Đức Angela Merkel phán một câu nhận xét để đời, mà bà đã trải nghiệm qua quá trình nhận thức về xã hội chủ nghĩa để có câu kết luận: “Cộng sản đã làm cho con người trở thành gian dối.” Hoặc cựu Tổng bí thư đảng CSLX Mikhail Gorbachev cũng đã truyền lại kinh nghiệm cho đời về chủ nghĩa cộng sản:
Tại sao cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sau khi cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười sang Tàu Triều cống Việt Nam qua Hội nghị Thượng đỉnh “Hội Nghị Thành Đô” vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, đã tuyên bố ở một góc độ cắn rứt nào đó “Dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng”.
Ở Hà Nội, nhiều người đã giao diện với Nguyễn Phú Trọng và có nhận xét và đặt tên cho ông ta rằng là: “Trọng Lú”, sự đánh giá về cái đầu của ông Trọng quả không sai. Nếu nói một cách ngụy biện rằng vào bối cảnh cực kỳ nguy kịch và thê thảm của đảng ở thập niên 1975-1986, khi mà cả nước cùng ăn chung một món canh “toàn quốc”, cả nước muốn “cùng nhau tự tử” vì tất cả bị phá sản hầu như về mọi mặt. Từ kinh tế tập trung Hợp tác xã cho đến sa lầy quân sự ở Campuchia và hậu quả của sự cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ khiến ĐCSVN không còn bất cứ niềm hy vọng nào để thoát sụp đổ ngoài việc bám lấy Trung cộng để được còn đảng dẫu phải mất nước, cho nên Nguyễn Văn Linh phải cầu cứu Tàu cộng cho dù phải bán nước. Nhưng qua 2 nhiệm kỳ TBT của Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh mà Việt Nam được Hoa Kỳ cho nhiều cơ hội để thoát Trung, nhưng ông Trọng đã vì quá mụ để bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp ấy. Một nhà lãnh đạo được xem là khôn ngoan thì không ai làm vậy.
Những điều nghịch lý vô cùng trắng trợn như Tàu cộng đã tuyên bố chủ quyền hầu như gần hết diện tích Biển Đông qua tuyên bố “Đường phân khúc 9 đoạn” (Đường lưỡi bò), đơn phương ra thông báo “cấm đánh bắt trên Biển Đông” nơi mà ngư dân VN đã hành nghề lâu đời theo chiều dài lịch sử. Tàu cộng đã bắn giết, đâm chìm tàu đánh cá của VN trên phần biển thuộc chủ quyền. Tàu cộng đã cướp lấy 7 đảo của VN và xây dựng nhiều căn cứ quân sự kiên cố, cũng như nhiều s ân bay hiện đại có khuynh hướng khống chế toàn bộ Biển Đông và Việt Nam, thế mà Nguyễn Phú Trọng cùng guồng máy đảng CSVN vẫn một mực quỳ lạy Tàu, nhất nhất tuân thủ 16 đống vàng khè và 4 tốt khốn nạn.
Diện tích phần đất nhân tạo trên bãi đá Châu Viên được mở rộng tới 119.711 m2, tính đến ngày 14/3. Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, radar. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN biết con đường chết nhưng vẫn chọn con đường chết ấy cho cả dân tộc để đổi lấy vị thế tôi tớ ngoại bang, nếu không phải là hạng người ích kỷ, phản quốc và đốn hèn thì là gì?.
“Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” - Nguyễn Phú Trọng.
Từ những thái độ như trên, kèm theo những ngụy biện, đe dọa để lôi kéo người dân cũng phải có hành xử như vậy để chứng minh cho mình đúng, đảng lãnh đạo anh minh tài tình... Đó là thái độ của những kẻ bất tài và nhu nhược.
Từ những tiêu điểm nêu trên đã là những khuôn mẫu mà đảng đã bắt dân chúng phải học tập, phải noi theo, cho nên hệ quả của nó là một xã hội đầy nghịch lý. Để đi vào thực tế của những nghịch lý ấy thì hầu hết người ở các quốc gia tiên tiến khác, kể cả “Việt kiều’, hầu như ai cũng nhận th ấy được và cho đó là những hiện tượng lạ vì những nghịch lý đó rất dễ hiểu và có thể tránh được, nhưng người dân ở trong nước thì có thể không hiểu hoặc cố tình không mu ốn hiểu khiến đa số trong họ đã bị cuốn theo dòng lũ mà cách diễn đạt thời thượng bây giờ gọi là “Sống với lũ”.
Hãy đơn cử một vài nghịch lý thường xuyên xảy ra ở VN:
- Tham nhũng hối lộ:
Chuyện này thì hầu như ai cũng đã hiểu, nó như một căn bệnh trầm kha không có thuốc chữa trị. Không một quan chức, cán bộ, côn an, tướng tá nào mà không biết đục khoét ngân quỹ quốc gia là tàn phá đất nước, đơn giản là vậy. Nhưng dẫu có đơn giản và dễ hiểu nhưng hầu hết các thành viên của guồng máy vẫn cứ thực hiện cái nghịch lý này. Thế hệ trẻ lao đầu vào đại học với bao tốn kém của gia đình nhưng sau khi có được mảnh bằng thì phải làm cái điều nghịch lý là chung chi cho sếp để có được một chỗ làm tuy với đồng lương đói kém nhưng với hy vọng sau này sẽ có dịp thu hồi lại vốn lẫn lời bằng mánh mung tham nhũng. Và cứ thế guồng máy nhà nước cứ kéo dài chuỗi nghịch lý.
- Vượt đèn đỏ hoặc trong đường nhỏ chạy ra đường lớn vẫn giữ nguyên tốc độ:
Chuyện rất đơn giản là khi đèn đỏ thì người lái xe phải ngừng hẳn, nhưng ở VN c ó rất nhiều người sử dụng phương tiện giao thông không tuân thủ điều cơ bản này, đó là nguyên nhân của bao tai nạn thảm khốc. Khi đèn giao thông màu xanh thì đương nhiên tôi chạy nhưng bên kia đường ngang ngã tư khi đèn đỏ mà nó (hoặc chúng nó) vẫn chạy như đèn xanh thì thử hỏi khi đèn xanh tôi ngừng? Nhưng nếu tôi tuân thủ theo Luật giao thông thì tôi banh xác vì nó tông tôi!. Và trên thực tế thì ở VN đã có quá nhiều người bị banh xác vì vụ này. Thêm một thói ẩu tả nữa là khi đèn đỏ còn 5 hoặc 3 giây mà thiên hạ cứ tranh nhau ùa lên trong khi bên kia vẫn còn đèn xanh. Việt kiều hay người nước ngoài nên biết về vụ vượt đèn đỏ này và những nghịch lý giao thông khác để còn giữ mạng mà về lại với... vợ, dẫu biết rằng “chuyện đời có tử, có sinh. Việt kiều về nước hy sinh là thường”.
- Xả rác:
Việt Nam là một hố rác về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, rác khắp mọi nơi từ thị thành đến thôn quê, rác từ đám quan chức cao nhất cho đến các công ty thải ra nhiều chất độc nhất. Người người xả rác, nhà nhà xả rác, rác tràn ngập các nơi công cộng, đường sá, chợ búa, rác được xả từ cụ già 80 cho tới các em bé lên 3, lên 5. Rác tràn ngập các sông hồ và biển cả mà tác hại của việc xả rác như Formosa làm cá chết hàng loạt, hủy hoại môi sinh là những thí dụ điển hình.
Thay vì gom rác vào bao chứa đựng rồi vứt vào chỗ qui định, một việc làm hết sức dễ dàng và đơn giản nhưng đa số không ai làm được điều đơn giản đó. Đấy là một trong nhiều nghịch lý khó chấp nhận nhưng nó lại vẫn thường xuyên xảy ra.
Tôi có mục kích một ông “Tây ba lô” đi du lịch bằng xe ô tô 2 bánh, ông chạy sau một chiếc xe đò, ông té ngã sau khi nhận nguyên một bịch vỏ trái sầu riêng dán ngay vào ngực, máu me ướt cả áo. Vết thương (không cần thiết) đã đau kèm theo trời nóng nực khiến ông càng dễ “bức gân máu” hơn. Tôi và vài người khác đến giúp ông việc chuyển đi nhà thương, tôi thấy ông lắc đầu quá nhiều và thỉnh thoảng cứ lập lại: “Oh my God, I’m going to die. Not because the wound but up set. I can’t believe it!” Trời ơi là Trời, tôi sẽ chết, tôi chết không vì vết thương mà chết vì sự tức giận. Làm sao tôi có thể ngờ được rằng người trên xe khách lại có thể ném vật nhọn xuống đường khi có nhiều người qua lại.
- Ngộ độc thực phẩm:
Ở một quốc gia mà mọi xuất nhập đều dưới hình thức chung chi thì riêng thực phẩm cùng các nguyên vật liệu cùng hóa chất độc hại sẽ tuồng qua các cửa khẩu hay biên giới một cách dễ dàng. Chúng ta đã đọc được nhiều thông tin về các trường học, các công ty sản xuất có học sinh, công nhân bị ngộ độc thực phẩm hàng loạt với số lượng người bị ngộ độc lên đến hàng trăm. Các cơ sở sản xuất thực phẩm không tuân thủ theo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm mà mạnh ai người nấy tự chế biến theo cung cách riêng và chạy theo lợi nhuận…Yếu tố đạo đức cùng trách nhiệm là những thứ xa xỉ, cung cách này đã tạo thành những sinh hoạt về nhu cầu ăn uống vô cùng bát nháo, chứa đầy sự rủi ro bất trắc về nguyên nhân lây lan bệnh dịch. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia đang có tỉ lệ bệnh ung thư cao nhất thế giới.
Rồi đây hậu quả của Formosa cùng các chất thải từ các hãng xưởng vô trách nhiệm khác sẽ bùng lên hiện tượng phát bệnh hàng loạt mà người dân phải gánh chịu. Đây không phải là những lời hù dọa, mà là những thực thể thê thảm.
Những người sinh sống ở nước ngoài nói chung và “Việt kiều” nói riêng, ai mà không một lần bị tiêu chảy (Diarrhea), hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp (Rhinovirus infection) tui chết liền.
Đó là những chuyện thường ngày ở huyện mà người viết chưa đề cập đến những vấn đề kinh khủng hơn là Tàu cộng đã và sẽ có ý đồ thâm độc lập kế hoạch vẽ đường cho bọn lái buôn tuồng khối chất cực kỳ độc hại vào VN nhằm mục đích tiêu diệt dần mòn mức đề kháng (về y học lẫn sinh hoạt đời sống) của dân tộc này để dễ bề thôn tính.
“Thượng bất chánh, hạ tất loạn”, ở một nước mà cha già dân tộc là một tên gián điệp Tàu cộng được sùng bái tôn vinh một cách gần như tuyệt đối, kéo theo một lũ đồ đệ Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng... phản quốc bán nước thì sá chi những nghịch lý từ đám dân quèn để hợp quần tiến đến Cùng Nhau Xuống Hố (CNXH).
08.09.2016