Luật sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Chiến thắng của Ông Trump và sự thất bại của Bà Clinton một lần nữa phát xuất từ những khuyết điểm nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ, và là bài học cho chúng ta, trong cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của một Việt Nam tương lai.
Nền dân chủ Hoa Kỳ, dĩ nhiên có một số ưu điểm, nhưng không nhất thiết là mẫu mực cho một nền dân chủ Việt Nam của tương lai.
Cũng xin lưu ý độc giả rằng trong bài này, tôi không hề phán đoán Ông Trump sẽ là một tổng thống tệ hại của Hoa Kỳ. Trái lại Ông (hay bất cứ một tân tổng thống nào) hoàn toàn có khả năng trở thành một tổng thống vĩ đại. Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào tương lai.
Ông cũng có khả năng trở thành đối thủ đáng sợ hơn cho các chế độ độc tài như CSVN và CSTQ chẳng hạn. Lý do là vì Ông có khuynh hướng làm việc duy ý chí, không lệ thuộc vào các quy luật và khuôn sáo hoặc luân lý bình thường. Những người cộng sản thông thường phi đạo đức. Cộng sản thắng người quốc gia vì người quốc gia bị ràng buộc bỡi đạo đức luân thường.
Chính vì thế, khi đối đầu với ông Trump, họ có thể gặp một đối thủ đáng sợ hơn.
Tuy nhiên trong bài này, tôi chỉ phân tích những khuyết điểm của hệ thống chính trị Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến người dân nước Mỹ mà thôi.
Sau cuộc bầu cử này Ông Trump trở thành một trong những tổng thống nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vì đảng Cộng Hòa kiểm soát cả 3 ngành là hành pháp (Tổng Thống), Lập Pháp (Lưỡng Viện Quốc Hội bao gồm Hạ viện và Thượng viện) và Tư Pháp (tân tổng thống sẽ đề cử và Thượng Viện sẽ thông qua để bổ nhiệm một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bảo thủ theo khuynh hướng Cộng Hòa và chiếm đa số trong Tối Cao Pháp Viện 5/4).
Ông Trump sẽ có khả năng thay đổi toàn diện các chính sách không những của TT Obama mà hằng loạt các chính sách khác của nhiều thế hệ tiền nhiệm, kể cả ObamaCare, luật về ngừa thai, bảo vệ môi trường, luật di trú, các chương trình bảo trợ xã hội cho người nghèo etc..
Các hậu quả trên sẽ xảy ra vì các khuyết điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ tôi đã nêu ra trong bài viết trước ngày 3 tháng 11, trong facebook này, và tôi đã phân tách kỹ hơn trong cuốn sách “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên” xuất bản 2001 và 2012.
Các khuyết điểm này rất nhiều nhưng tựu trung phát xuất từ luật bầu cử căn cứ trên:
Quyền tự do tuyệt đối đi bầu hay không đi bầu. Không có cưỡng bách bầu cử (compulsory voting) như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác
Khái niệm bầu cử căn cứ trên đa số tương đối và “winner takes all” thay vì “đại diện theo tỷ lệ” (proportional representation)
Kết quả là các thành phần nghèo, Hispanics, da đen ít đi bầu, nhất là tại các tiểu bang sấp ngửa (swing states). Hillary Clinton được nhiều phiếu phổ thông hơn (47.7%) so với Donal Trump (47.5%) nhưng thua cuộc vì thua số phiếu cử tri đoàn (228 của Clinton so với 279 của Trump). Cộng Hòa có 51 ghế trong Thượng Viện và Dân Chủ 47. Cộng Hòa có 239 trong Hạ Viện và Dân Chủ 192.
Trong số 235 triệu cử tri Hoa Kỳ, theo thống kê 2012, thì chỉ có khoảng hơn 50% đi bầu trong cuộc tuyển cử này và cả Clinton lẫn Trump cũng đều không đạt được đa số tuyệt đối của người đi bầu.
Nếu chế độ phổ thông đầu phiếu, trực tiếp (thay vì cử tri đoàn) thì Hillary Clinton đã chiến thắng và thực lực tương đối giữa Cộng Hòa và Dân Chủ trong lưỡng viện cũng sẽ thay đổi. Tối cao Pháp Viện cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng cấp tiến hơn.
Nếu chế độ cưỡng bách bầu cử được áp dụng, thì toàn bộ chính trường Hoa Kỳ sẽ thay đổi và Hoa Kỳ sẽ trở thành một quốc gia, đa nguyên đa đảng chân chính (thay vì đa đảng trên nguyên tắc nhưng lưỡng đảng trên thực tế) công bằng và tiến bộ hơn.
Cá nhân tôi, cách đây nhiều năm, có dịp làm thông dịch viên quốc tế xuyên nhiều quốc gia. Một trong những sự cố gây ấn tương cho tôi nhất là trường hợp thông dịch cho một hospital tại Hoa Kỳ. Có một phụ nữ Việt Nam khoảng 50 tuổi, đưa vào nhà thương. Bịnh rất nặng, nhưng người phụ nữ này khóc lóc không chịu giải phẫu theo lời khuyên của bác sĩ, thà chết không chịu chị phí, trở thành gánh nặng tài chánh cho con cái và gia đình, vì chị không có bảo hiểm sức khỏe. Chị khóc lóc rất thảm thiết và các bác sĩ phải cho chị về nhà, mặc dù có xác xuất tử vong.
Một hiện tượng như thế là không tưởng tượng được tại Úc Đại Lợi vì Úc có universal medicare tức bảo đảm kinh tế hoàn vũ cho mọi người dân. Universal medicare cũng có tại các quốc gia dân chủ tiến bộ khác dù lợi tức đổ đầu tại các quốc gia này thấp hơn Hoa Kỳ. Theo quan điểm của tôi, một câu hỏi cần đặt ra là: Một cường quốc kinh tế mà không có khả năng chăm sóc cho những thành phần thấp cổ bé miệng nhất trong cộng đồng dân tộc thì còn xứng đáng với danh xưng cường quốc hay không?
Nền dân chủ Hoa Kỳ, dĩ nhiên có một số ưu điểm, nhưng không nhất thiết là mẫu mực cho một nền dân chủ Việt Nam của tương lai.
Cũng xin lưu ý độc giả rằng trong bài này, tôi không hề phán đoán Ông Trump sẽ là một tổng thống tệ hại của Hoa Kỳ. Trái lại Ông (hay bất cứ một tân tổng thống nào) hoàn toàn có khả năng trở thành một tổng thống vĩ đại. Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào tương lai.
Ông cũng có khả năng trở thành đối thủ đáng sợ hơn cho các chế độ độc tài như CSVN và CSTQ chẳng hạn. Lý do là vì Ông có khuynh hướng làm việc duy ý chí, không lệ thuộc vào các quy luật và khuôn sáo hoặc luân lý bình thường. Những người cộng sản thông thường phi đạo đức. Cộng sản thắng người quốc gia vì người quốc gia bị ràng buộc bỡi đạo đức luân thường.
Chính vì thế, khi đối đầu với ông Trump, họ có thể gặp một đối thủ đáng sợ hơn.
Tuy nhiên trong bài này, tôi chỉ phân tích những khuyết điểm của hệ thống chính trị Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến người dân nước Mỹ mà thôi.
Sau cuộc bầu cử này Ông Trump trở thành một trong những tổng thống nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vì đảng Cộng Hòa kiểm soát cả 3 ngành là hành pháp (Tổng Thống), Lập Pháp (Lưỡng Viện Quốc Hội bao gồm Hạ viện và Thượng viện) và Tư Pháp (tân tổng thống sẽ đề cử và Thượng Viện sẽ thông qua để bổ nhiệm một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bảo thủ theo khuynh hướng Cộng Hòa và chiếm đa số trong Tối Cao Pháp Viện 5/4).
Ông Trump sẽ có khả năng thay đổi toàn diện các chính sách không những của TT Obama mà hằng loạt các chính sách khác của nhiều thế hệ tiền nhiệm, kể cả ObamaCare, luật về ngừa thai, bảo vệ môi trường, luật di trú, các chương trình bảo trợ xã hội cho người nghèo etc..
Các hậu quả trên sẽ xảy ra vì các khuyết điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ tôi đã nêu ra trong bài viết trước ngày 3 tháng 11, trong facebook này, và tôi đã phân tách kỹ hơn trong cuốn sách “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên” xuất bản 2001 và 2012.
Các khuyết điểm này rất nhiều nhưng tựu trung phát xuất từ luật bầu cử căn cứ trên:
Quyền tự do tuyệt đối đi bầu hay không đi bầu. Không có cưỡng bách bầu cử (compulsory voting) như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác
Khái niệm bầu cử căn cứ trên đa số tương đối và “winner takes all” thay vì “đại diện theo tỷ lệ” (proportional representation)
Kết quả là các thành phần nghèo, Hispanics, da đen ít đi bầu, nhất là tại các tiểu bang sấp ngửa (swing states). Hillary Clinton được nhiều phiếu phổ thông hơn (47.7%) so với Donal Trump (47.5%) nhưng thua cuộc vì thua số phiếu cử tri đoàn (228 của Clinton so với 279 của Trump). Cộng Hòa có 51 ghế trong Thượng Viện và Dân Chủ 47. Cộng Hòa có 239 trong Hạ Viện và Dân Chủ 192.
Trong số 235 triệu cử tri Hoa Kỳ, theo thống kê 2012, thì chỉ có khoảng hơn 50% đi bầu trong cuộc tuyển cử này và cả Clinton lẫn Trump cũng đều không đạt được đa số tuyệt đối của người đi bầu.
Nếu chế độ phổ thông đầu phiếu, trực tiếp (thay vì cử tri đoàn) thì Hillary Clinton đã chiến thắng và thực lực tương đối giữa Cộng Hòa và Dân Chủ trong lưỡng viện cũng sẽ thay đổi. Tối cao Pháp Viện cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng cấp tiến hơn.
Nếu chế độ cưỡng bách bầu cử được áp dụng, thì toàn bộ chính trường Hoa Kỳ sẽ thay đổi và Hoa Kỳ sẽ trở thành một quốc gia, đa nguyên đa đảng chân chính (thay vì đa đảng trên nguyên tắc nhưng lưỡng đảng trên thực tế) công bằng và tiến bộ hơn.
Cá nhân tôi, cách đây nhiều năm, có dịp làm thông dịch viên quốc tế xuyên nhiều quốc gia. Một trong những sự cố gây ấn tương cho tôi nhất là trường hợp thông dịch cho một hospital tại Hoa Kỳ. Có một phụ nữ Việt Nam khoảng 50 tuổi, đưa vào nhà thương. Bịnh rất nặng, nhưng người phụ nữ này khóc lóc không chịu giải phẫu theo lời khuyên của bác sĩ, thà chết không chịu chị phí, trở thành gánh nặng tài chánh cho con cái và gia đình, vì chị không có bảo hiểm sức khỏe. Chị khóc lóc rất thảm thiết và các bác sĩ phải cho chị về nhà, mặc dù có xác xuất tử vong.
Một hiện tượng như thế là không tưởng tượng được tại Úc Đại Lợi vì Úc có universal medicare tức bảo đảm kinh tế hoàn vũ cho mọi người dân. Universal medicare cũng có tại các quốc gia dân chủ tiến bộ khác dù lợi tức đổ đầu tại các quốc gia này thấp hơn Hoa Kỳ. Theo quan điểm của tôi, một câu hỏi cần đặt ra là: Một cường quốc kinh tế mà không có khả năng chăm sóc cho những thành phần thấp cổ bé miệng nhất trong cộng đồng dân tộc thì còn xứng đáng với danh xưng cường quốc hay không?
12.11.2016