Nguyễn Dư (Danlambao) - Chuyện bán hàng rong ở Sài Gòn có cả hàng bảy tám chục năm nay, theo thời gian và hoàn cảnh xã hội vào mỗi thời kỳ biến đổi đi có khác. Nhất là từ khi cộng sản cướp trọn niền Nam thì tình trạng buôn bán vỉa hè càng bát nháo thêm.
Mấy cán cộng lãnh được những hàng nhu yếu phẩm của nhà nước, họ đem ra chợ vỉa hè buôn bán, trao đổi để đem hàng hóa trong Nam của "Mỹ-Ngụy" về Bắc; người Sài Gòn bị ngăn sông cấm chợ, đời sống khó khăn, túng thiếu, mọi vật dụng trong nhà cái nào bán được đều đem ra chợ trời. Nói chung là sinh hoạt vỉa hè của người dân sống ở Sài Gòn hơn bốn chục năm nay rất là mất trật tự là do sự đói nghèo, điều hành kém cỏi, tùy thích của nhà cầm quyền trong một thời gian quá dài mà ra nông nỗi.
Gần đây thì mấy ông lãnh đạo thành Hồ mới mở mắt, bừng tỉnh vì tình trạng buôn bán thức ăn dơ bẩn, đường phố nhếch nhác làm mất vẻ đẹp để các ông "phấn đấu" theo "chỉ tiêu", lấy lại cái tên Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn đông đã mất đi bởi do các ông tạo ra chiến tranh lầm than, điều hành quốc gia một cách ngu dốt cho dân tộc hơn nửa thế kỷ nay
Điều hành quốc gia theo cái kiểu của mấy ông cộng sản, cái gì không thích thì cấm, thì bắt, thì hốt, chúng ta thường thấy biết bao nhiêu là chuyện cười ra nước mắt mà không có chuyện nào ra chuyện nào; chỉ có tính cách phong trào rồi thì cũng lại đâu vào đấy vẫn như cũ. Những loại người lãnh đạo năng "nổ" như Đinh La Thăng và Đoàn Ngọc Hải, thường thì chỉ có cái đầu và bắp thịt chứ không có khối óc để biết nhìn xa trông rộng
Như chuyện thành Hồ từ lâu, người ăn mày xảy ra hàng mấy chục năm nay, lâu lâu mấy tên lãnh đạo thấy ngứa mắt đem xe đi bắt, hốt, tập trung họ về một nơi. Đến bây giờ thì có ai thấy thành phố trên khắp mọi nơi bớt hay chấm dứt đi tình trạng ăn mày!?
Rồi có khoảng chừng ba chục năm nay tình trạng cắt cổ gà, nhổ lông vịt bên lề trên một đoạn đường vài trăm mét, cán bộ địa phương cứ kêu gọi, đôi lúc mạnh tay dẹp hoài mà đến nay cũng vẫn còn nguyên như cũ. Đáng lý ra là tình trạng đáng sợ này phải chấm dứt từ lâu trong một xã hội bình thường
Có một dạo ở Sài Gòn người ta buôn bán theo kiểu "cuốn chiếu", có nghĩa là con buôn trải tấm cao su xuống bên lề đường bày hàng ra bán, hễ thấy trật tự, công an thành phố đi đến đâu thì bọn họ dọn hàng bằng cách túm gọn lại vác lên vai mà chạy, hên thì thoát; đến khi trật tự đi qua thì hàng hóa lại bày ra như cũ.
Hồi Đinh La Thăng mới về thành Hồ đã tuyên bố vung vít: nào là lập đường dây nóng tiếp dân; nào là trong vòng ba tháng phải tiêu diệt sạch tệ nạn cướp giật. Thời gian đó tôi có dành cho Đinh La Thăng hai bài viết gọi là vổ mặt, có nhiều người chửi tôi là ghen ăn, tức ở, hãy để cho ông làm. Giờ thì tình trạng Sài Gòn ra sao, ông Thăng làm được tới đâu rồi ha!?
Bây giờ thì lại xuất hiện nối tiếp Đoàn Ngọc Hải... dưới quyền, cũng năng "nổ" không khác gì Đinh La Thăng: Ông tuyên bố không dẹp được tình trạng lấn lề đường thì ông từ chức. Lời tuyên bố của mấy ông cộng sản có ai tin được không? Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố là sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng là một thí dụ. Hồi nào giờ, chưa thấy tên cộng sản nào chỉ vì lời hứa họ xem như gió thoảng mây bay thôi, cho nên không ông nào giữ đúng lời để bảo vệ danh dự cho bản thân mình cả. Bị người ta đuổi cổ còn chưa chịu về vườn huống chi ngồi một chức vụ béo bở ở quận Nhất như Đoàn Ngọc Hải hiện nay.
Chuyện dọn dẹp lề đường là chuyện lâu dài bởi nó làm mất đi thu nhập cho cuộc sống của hàng mấy triệu dân. Ai nuôi họ?! Cái nếp sinh hoạt đường phố nó ăn sâu vào lòng, trở thành một thói quen của người Sài Gòn. Không riêng gì ở Việt Nam với thời tiết khí hậu ấm áp quanh năm, mà ở các nước Tây phương, đến mùa hè ấm áp người ta cũng dọn bàn ra vỉa hè ngồi trong vòng trật tự, ngăn nắp.
Xem mấy đoạn phim trên mạng, thấy Đoàn Ngọc Hải đi kiểm tra trật tự đường phố mà tôi cảm thấy mắc cười cho cái tầm nhìn không qua cái lai quần đàn bà của ông. Bởi lẽ, đã gọi là trật tự đường phố thì phải có quy định hẳn hoi bằng bảng cấm đậu xe; bằng vạch kẻ trên vỉa hè màu vàng hoặc màu đỏ để phân định cho chỗ đậu loại xe nào hay là đường dành riêng cho người đi bộ, và nơi nào thì được phép bán hàng rong... Trách nhiệm này mỗi địa phương khu vực phải lo. Đàng này đi kiểm tra khơi khơi bằng cảm tính như ông Hải và đám lâu la sai đâu đánh đó thì phong trào này sẽ kéo dài được bao lâu khi mà không còn ai đi kiểm tra nữa!? Chỉ có quy định theo luật, nguyên tắc hẳn hoi thì mới đưa cộng đồng vào trật tự, sinh hoạt nề nếp lâu dài mà thôi.
Đoàn Ngọc Hải trụ ở quận Nhất được bao lâu? Không lẽ ông và lính của ông đi canh chừng mỗi ngày! Vài năm ông Hải chuyển công tác, người khác về thay, còn đâu nữa mà từ chức! Rồi thì người khác lên, người khác đó sẽ có năng "nổ" như ông Hải? rồi thì liệu năm ba năm, bảy tám năm sau tình trạng lấn chiếm lề đường có tái diễn?
Làm công việc gì thì cũng phải cần có kế hoạch lâu dài cho hợp lý hợp tình và nhất là hợp với tính cách sinh hoạt của người dân Sài Gòn từ xưa nay thì mới là người có tầm nhìn; không phải là làm việc chỉ lấy tiếng... ngu để chạy theo phong trào rồi xẹp.
13.03.2017
_________________________________
Bài liên quan đã đăng: