Dân Đen (Danlambao) - Đoàn Ngọc Hải thành Hồ, cùng với những quán triệt trong “tối hậu thư” của Nguyễn Đức Chung thành Hà, cộng thêm sự giúp sức không nhỏ của hệ thống bút nô bưng bô thì việc giành giật lại vỉa hè được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Ba. Từ giờ cho đến lúc công bố thành quả, có lẽ nhà cầm quyền vẫn còn một kế hoạch lớn phải thực hiện. Đó là làm sao đưa ra “luật quản lý” vỉa hè và làm sao tính toán chung chi hợp lý sau khi tất cả sự nghiệp giải phóng vỉa hè đã đi “đúng qui trình - đập trước thu sau”. Mọi con đường đều dẫn tới La Mã và mọi qui trình giành giật vỉa hè đều dẫn đến tiền...
*
Đoàn Ngọc Hải tiếp tục đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến độ đập, phá, cẩu, hốt trong chiến dịch giành lại vỉa hè. Chiến dịch đã và đang diễn ra gần hai tháng nay tại thành Hồ. Dù gặp phải một số phản ứng từ các hộ kinh doanh (chủ yếu là các hộ dân nghèo) lấn chiếm vỉa hè nhưng Hải vẫn thể hiện sự quyết tâm cao độ trong công tác giành giật vỉa hè.
Với sự quyết tâm ấy, Đoàn Ngọc Hải đã chiếm được sự ủng hộ rất lớn từ Thủ Phúc niểng, rồi cả Chủ nhiệm văn phòng chú-Phỉnh Mai Tiến Dũng cũng lên tiếng ủng hộ.
Về phía thành Hà khi thực hiện chiến dịch thì khôn khéo hơn, không bộc lộ tính chất cường hào ác bá và phong cách hồng vệ binh như thành Hồ. Chủ yếu các vụ lấn chiếm vỉa hè là do có sự bảo kê của côn an và quan chức nhà sản nên chiến dịch sẽ “không lấy cảm hứng từ phó chủ tịch quận 1”.
Để dư luận rõ là thành Hà không chạy theo đuôi của Hồ, Phạm Hồng Sơn, Giám đốc sở tư pháp Hà Nội cho rằng: "Việc quản lý trật tự đô thị đã được Hà Nội làm từ đầu khóa, có trọng tâm, quyết liệt, bài bản, thu nhiều thành tựu, và nay chỉ gia tăng cường độ chứ không phải làm từ cảm hứng của ông Phó chủ tịch quận 1 hay lan tỏa từ TP HCM ra".
Phạm Hồng Sơn còn đưa ra những căn cứ pháp lý để thành Hà có thể nghiên cứu tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực này.
Nghe đến mùi tiền thì đồng chấy chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tỏ vẻ đồng tình với đề xuất của Giám đốc sở tư pháp. Nguyễn Đức Chung cho rằng, “Cần thực hiện nghiêm túc các qui định đã có và có thể vận dụng Luật Thủ Đô để nâng mức phạt cao hơn”.
Chung còn đưa ra đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, bố thí các điểm trông xe gần nơi kinh doanh. Ngoài ra, giá trông xe cũng được đề xuất tăng, vì thế Chung kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trông giữ xe để kiếm ăn.
Vũ Văn Viện, giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết trước đó thành Hà đã chỉ đạo lập đoàn công tác Sở để làm việc với các quận liên quan đến danh mục các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố. Hiện nay nhu cầu bãi trông xe tại thành Hà là rất lớn nên Hà Nội sẽ làm rõ bãi nào đủ điều kiện thì cho phép lập bãi trông xe. Dự kiến Sở GTVT sẽ trình danh mục các bãi xe lên UBND thành Hà trong ngày 30/3.
Mục tiêu của chiến dịch giành giật vỉa hè tại thành Hồ và thành Hà ngày càng rõ ràng. Tuy cách làm có vẻ khác nhau nhưng mục đích thì luôn “đúng qui trình”. Trong khi thành Hồ cử đại diện là phó chủ tịch quận Nhất, Đoàn Ngọc Hải đứng mũi chịu sào để rồi sau đó sẽ đưa ra những phương án sử dụng và quản lý vỉa hè thông qua luật quản lý vỉa hè. Điều đó có nghĩa những vật cản trên vỉa hè vẫn có thể hiện diện nếu như đã đóng các phí như thuế phí như thuế mái hiên, thuế ban công, thuế bậc tam cấp, thuế đặt tượng, thuế ngồi chồm hổm bán chè v.v... Nói chung nếu muốn tiếp tục “sử dụng vỉa hè” thì chỉ cần đóng thuế là ok.
Cách làm của thành Hà hoàn toàn khác với thành Hồ khi hầu hết các quan chức cấp cao đều lên tiếng thực hiện chiến dịch này. Sau đại hội cộng sản đảng 12, dường như trong quá trình tái cơ cấu hệ thống cầm quyền tại thành Hà, những chóp bu cộng sản tại Hà Nội đã bị đám đàn em cấp địa phương qua mặt trong vấn đề “quản lý” vỉa hè. Chính vì thế quan sản cấp cao của thành Hà sử dụng Luật Thủ Đô đưa ra những đề xuất nâng mức xử phạt, nâng giá trông xe để nhắc nhở đám địa phương “chiếu dưới” nhìn vào đó mà thực hiện. Các đồng chấy “mâm trên” đã gợi mở cách giành giật vỉa hè khi đề xuất tăng giá xử lý lên để bù chi cho đám đàn em ở địa phương.
Trong chiến dịch giành giật vỉa hè, có một lực lượng hùng hậu nhưng âm thầm góp sức cho kế hoạch mị dân toàn quốc của nhà cầm quyền. Lực lượng ấy chưa hẳn là đám thanh tra đô thị, không hẳn là đám côn an, dân phòng. Lực lượng ấy chính là những bút nô bút bưng bô cho Hải thành Hồ, cho Chung thành Hà. Tính đến nay đã là ngày thứ 51 trong chiến dịch “vỉa hè và niềm tin”. Thành phần nô bút từ đó đến nay, không một ngày nào không bưng bô cho cấp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ vỉa hè. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch, bởi nếu có đập, phá, hốt, cẩu rầm rộ mà không vừa đánh vừa la bằng mảng truyền thông thì kể như thua. Ngoài chuyện lan tỏa hiệu ứng quận Nhất đến các địa bàn khác thì sự liên tục đăng tải hình ảnh, video đập, phá, hốt, cẩu của đám nô bút đã phát huy hiệu quả. Những hình ảnh, những bài báo ấy dần ăn sâu vào tiềm thức của người dân như chuyện vỉa hè là phải như thế.
Với những bước tiến nhanh, tiến mạnh trong các đợt ra quân tại thành Hồ của Đoàn Ngọc Hải, cùng với những quán triệt trong “tối hậu thư” của Nguyễn Đức Chung thành Hà, cộng thêm sự giúp sức không nhỏ của hệ thống bút nô bưng bô thì việc giành giật lại vỉa hè được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Ba. Từ giờ cho đến lúc công bố thành quả, có lẽ nhà cầm quyền vẫn còn một kế hoạch lớn phải thực hiện. Đó là làm sao đưa ra “luật quản lý” vỉa hè và làm sao tính toán chung chi hợp lý sau khi tất cả sự nghiệp giải phóng vỉa hè đã đi “đúng qui trình - đập trước thu sau”. Mọi con đường đều dẫn tới La Mã và mọi qui trình giành giật vỉa hè đều dẫn đến tiền.
08.03.2107
_________________________________
Bài liên quan đã đăng:
- Hoạt động kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường là hợp pháp theo quy định của Quốc hội
- Từ chuyện "giải phóng vỉa hè" của Đoàn Ngọc Hải đến bản chất cáo lừa của cộng sản và tâm thức hồ hỡi của một số người bị cai trị
- Mặt trận vỉa hè: côn an vào cuộc với côn an!!!
- Đoàn Ngọc Hải đơ mặt nghe dân chửi xối xả và yêu cầu từ chức