Cộng đấu tố, Dân biểu tình - Dân Làm Báo

Cộng đấu tố, Dân biểu tình

Bảo Giang (Danlambao) - Mấy tháng vừa qua, trong nội địa Việt Nam vùng Thanh Nghệ Tĩnh, bỗng bùng lên những cuộc tập hợp dân chúng nơi công trường, đường phố, một cách khác thường. Đây là một chuỗi sự kiện tiếp nối theo sau câu chuyện của tập đoàn Trung cộng thuê bao đất tại Vũng Áng để làm nhà máy sản xuất sắt thép, nhưng nó không làm với nguyên tắc an toàn cần phải có để bảo đảm cho đời sống của con người. Trái lại, với việc được tập đoàn nô lệ Nguyễn phú Trọng, qua Nguyễn văn Cự và Hoàng trung Hải, Nguyễn tấn Dũng hỗ trợ, nhà thầu TC đã được cho thuê bao đất của Việt Nam với giá rẻ mạt trong 70 mươi năm. Đã thế, hệ thống sản xuất nơi đây còn tạo ra những nguy cơ mang tai họa đến cho con người và sinh vật trong vùng ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài.

Trước nguy cơ của sự bị giết chết dần mòn, người dân nơi đây đã đồng loạt cùng nhau xuống đường phản đối hệ thống xây dựng nhà máy của tập đoàn TC. Đồng thời đòi hỏi nhà nước VC phải có hiểu biết tối thiểu trong việc bảo vệ đời sống của người dân và của đất nước trong việc thẩm định lại sự an toàn trong các khâu sản xuất của cơ sở này. Hoặc giả, đóng cửa vĩnh viễn hệ thống thuê bao của tập đoàn TC tại Vũng Áng vì những tai họa của nó gây ra. Kết quả:

Đi ngược lại những yêu cầu xem ra thuận tình hợp lý với lẽ sống còn của người dân và của đất nước, trước tiên, nhà nước Việt cộng vui vẻ nhận lấy 500 triệu được gọi là tiền bồi thường thiệt hại do tập đoàn TC gây ra để chia nhau và vung vãi đôi chút xuống tận vùng đất có thiệt hại để làm kiểng. Sau đó nhăn răng ra cười và cho rằng câu chuyện đến đây đã mãn. Tiếc rằng câu chuyện không chấm dứt ở đây. Trái lại, dân chúng sống trong cảnh lầm than buộc phải kéo nhau xuống đường phản đối, đòi hỏi nhà nước VC phải có thái độ hiểu biết của con người trong việc đối xử với tai họa và hành xử việc nước, chứ không phải chỉ để nhận tiền chia nhau. 

Để đáp lại những đòi hỏi chính đáng của người dân, tập đoàn CS Hà Nội liền cho cán bộ, công an nhập cuộc. Kế đến, bung tiền ra thuê bao một số người thuộc diện cựu bộ đội, viên chức, đảng viên và một số người dân trong vùng cùng xuống đường, trương lá cờ Phúc Kiến lên cao phản đối đoàn biểu tình của người dân trong vùng. Tệ hơn thế, nhóm người này còn hò hét, trương biểu ngữ lên cao trong khí thế hừng hực đòi giết người.

Nhìn cảnh này, ai cũng nhớ lại những hình ảnh man rợ của mùa đấu tố thời 1953-56 do Hồ chí Minh lãnh đạo. Ở đó, dưới sự chỉ đạo của cán bộ nhà nước, đoàn biểu tình từng người già, trẻ con rồi nông dân đã réo tên tuổi nhiều người ra mà đấu tố. Rồi điên cuồng hò hét, đòi hỏi nhà nước phải “luộc”, phải “thịt”, phải “nướng nóng” hay “nướng nguội” những nhân vật đầu não trong cuộc biểu tình đòi công bằng và an toàn trong cuộc sống cho dân chúng là LM Đặng hữu Nam và Nguyễn đình Thục. Đồng thời, tìm bắt những người được có liên hệ khởi xướng những cuộc biểu tình này.

Rõ ràng, cuộc tập hợp này chỉ là sự tái diễn trò đấu tố của Hồ chí Minh đã mở ra xưa kia, mà khởi đầu là cái chết của bà Nguyễn thị Năm, người đã bỏ ra hàng trăm lượng vàng để nuôi sống chính Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu và lũ cán bộ bất nhân của Y. Sau đó, không phải chỉ một mình bà Nguyễn thị Nam bị Hồ chí Minh làm thịt, nhưng là 170000 người dân Việt Nam đã bị tập đoàn Việt Minh cứa cổ, chặt đầu trong khoảng 1953-1956. Nay đứng trước những diễn biến tồi tệ, có thể tạo ra những xô xát và đổ máu người dân Việt một cách vô pháp, vô cương. Hỏi xem, chúng ta phải có thái độ nào?

I. Một định nghĩa

Để khả dĩ có cái nhìn chuẩn xác về hướng đi của những cuộc tụ họp đông người, tưởng cũng nên tìm hiểu hoặc định nghĩa cho chính xác những cụm từ Biểu tình và Đấu tố là như thế nào?

a. Biểu Tình là gì? 

Thuật ngữ này đã bắt đầu có từ các nước Tây phương vào thế kỷ 18, sau đó, lan dần đến các nước bị trị. Theo đó, biểu tình (to demonstrate and parade against…) là tên gọi những cuộc tập hợp tuần hành bất bạo động của người dân hay công nhân trên đường phố để đòi hỏi chính quyền hoặc những công tư sở liên hệ phải thỏa mãn những điều kiện làm việc, cũng như sự công bằng về lương bổng cho các công nhân, công chức trực thuộc. Theo đó, thường là sau các cuộc tập hợp này là những cuộc điều đình giữa đôi bên để đem lại những thỏa thuận mới cho cả hai. An ninh của nhà nước thường không tác động gì đến những cuộc biểu tình này, ngoại trừ khi nó gây ra bạo động trên đường phố.

Tuy nhiên, sau những cuộc tuần hành của công nhân, giới chính trị cũng thường tìm cách tổ chức những cuộc biểu tình mang tính chống lại những sách lược của chính phủ, đôi khi những cuộc tuần hành này nhắm mục đích xấu, trở thành những cuộc bạo động, biến loạn lớn. Thí dụ, những cuộc biểu tình tại miền nam Việt Nam trước 1966.

b. Đấu tố là gì?

Đấu tố là một động từ mang tính khích động và bạo động. Nó thường không có tính tôn trọng luật pháp. Trái lại là sự chuyên dùng trong gian trá. Thường được tổ chức từ giới cầm quyền với chủ trương dù là đê tiện để đạt mục đích không có tinh công bằng và công ích xã hội. Nó được coi như là cánh tay của bạo quyền CS. Những cuộc đấu tố này đã khởi đầu từ Liên Sô, đến Trung cộng rồi lan dần sang Việt Nam từ những năm 1940. Nó đã giết chết hàng chục triệu người trên thế giới. Những cuộc đấu tố này thường được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo thống kê được ghi nhận trong cuốn “Death by Government” (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa chính trị học đại học Yale, thì số nạn nhân của những cuộc đấu tố này được ghi nhận như sau:

(1) Mao’s Regime 76,702,000 ( PRC từ 1928- 1987).
(2) Lenine, Staline (Liên Xô) 61,911.000 người.
(3) The Nazi Genocide State ( Hitler 20, 946, 000 người).
(4) Quân phiệt Nhật 5,964.000.
(5) Khmer đỏ 2,035.000 người. (Ponpot)
(6) Thổ Nhĩ Kỳ 1,883.000 người.
(7) Hồ chí Minh, Cộng sản Việt Nam 1.670.000 người.
(8) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người.
(9) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.

Dĩ nhiên, sau khi đọc bản công bố này, hàng ngũ trong bộ chính trị cũng như các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đều mừng rỡ. Họ bảo nhau, toàn đảng, toàn nhà nước ta thật đáng hãnh diện về bác và không bõ công theo người. Bởi vì, nay bác đã được xếp hạng thứ 7 trong danh sách những tên đồ tể của thế giới! Đảng ta quang vinh biết mấy!

Trong khi đó, đi ngược chiều với những reo mừng của đảng và nhà nước Việt cộng là nhân dân Việt Nam. Lý do, là cho đến nay chưa có người Việt Nam nào quên đi cái chết của đồng bào mình đã bị tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đấu tố vào những năm 1953- 1956 là hơn 172000 trưởng gia đình. Trong số đó có cả các công nhân viên, binh sĩ hay sỹ quan trong đoàn quân được gọi là giải phóng Hà Nội vào 1954. Riêng những người bị giam giữ nhiều năm trong lao tù, hoặc giả, chết mất xác sau khi bị đưa đi khỏi vùng đang định cư sau vụ đấu tố này là không dưới 500,000 người. Dĩ nhiên là chưa kể đến những tội ác của chúng trong chiến tranh đối với đồng bào tại miền nam, đặc biệt là vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy và việc thảm sát đồng bào ta vào tết Mậu Thân ở Huế. Hỏi xem, đây có là những lưỡi dao đã chém đứt tim lòng Việt Nam trong tháng năm qua hay không?

Chuyện hôm xưa là thế. Nhưng nay, hãy nhìn về Thanh Nghệ Tĩnh và hỏi xem, cuộc đấu tố người dân Việt Nam do Nguyễn phú Trọng nhận vàng và tập đoàn CS VN nhận tiền, vừa chủ động mở ra sẽ đi về đâu? Liệu người Việt Nam có nằm im dưới lưỡi dao của những tên cuồng đồ, bạo ác này nữa hay không? 

II. Theo một hướng đi.

Hiện nay, không một người Việt Nam nào không biết rõ hai hướng đi hoàn toàn đối chọi với nhau và đưa đến cuộc sống hoàn toàn khác biệt cho người dân trong ngày mai. Đó là, cùng nhau đứng dậy để đòi lấy Tự Do, Công Bình và an toàn xã hội. Hai là cúi đầu theo cái mã tấu của cộng sản để đấu tố Nhân Quyền con người, để kiếm cơm ăn và nhận đời nô lệ!

1. Cúi đầu dưới mã tấu của cộng sản?

Tôi vẫn cứ thắc mắc và không hiểu tại sao, cái mã tấu của Hồ chí Minh lại có thể chém đứt hơn 170000 cái đầu của người dân Việt Nam. Và rồi tệ hơn thế, những viên đạn của Tàu cộng và Liên sô lại cũng giúp cho Y thí mạng đến 4 triệu người Việt Nam, mà đến nay, người Việt Nam vẫn cúi đầu phục tùng chúng? 

Nếu bảo rằng vì bạo lực thì tôi không tin rằng người Việt Nam sợ bạo lực, sợ cường đồ đến như thế. Bởi lẽ, dân ta đã từng đứng lên dù chỉ có giáo mác trong tay cũng đã làm nên những chiến thắng ở Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi và khuất phục thành Thăng Long đang trong cảnh chim lồng của những bạo chúa bắc phương! Thế tại sao người Việt Nam lại tự đưa cổ, trao tay cho Hồ chí Minh, mà đến nay phần lý lịch bản thân của y hoàn toàn chưa có thể minh định được là Nguyễn tất Thành người Việt, hay là Hồ Quang, người Hẹ, để cho Y làm cuộc diệt chủng dân Việt Nam ta trên đất nước này?

Xem ra, khi trả lời câu hỏi này, hầu hết đều cho rằng: Vì chúng ta khao khát Hòa Bình, khao khát Độc Lập, khao khát Tự Do nên đã bị Y lừa đối, đã bị Y phản phúc đưa dân ta vào một cuộc chiến diệt chủng, mà lại ngây thơ cho rằng đó là một cuộc cách mạng cứu quốc! Rồi trong lúc người dân lầm lẫn như thế, những kẻ vác mã tấu theo Y chém giết người Việt Nam không phải là không biết việc chém giết ấy là sai, trái là tội ác. Tuy nhiên, vì người Việt Nam qúa nhẹ dạ đã không dám lên tiếng, nên vẫn bị chúng lạm dụng, lừa dối. Tệ hơn, khi bị chúng triệt giết mà không hề dám có lấy một phản ứng nào. Kết quả, chính sự yếu hèn này đã giúp chúng thành công trong việc hành nghề đao phủ theo gương Hồ chí Minh để kiếm sống trên thân xác người Việt Nam hôm nay.

Đây, dĩ nhiên là một thảm kịch đau đớn. Nhưng xét cho cùng, dân ta chết không phải bởi cái mã tấu quyền lực của Hồ chí Minh hay Nguyễn phú Trọng! Nhưng chính 90 triệu con Việt Nam được xưng tụng là anh hùng đã như những con giun, con dế, ích kỷ tìm sống riêng, nên chúng ta mới bị tập đoàn gồm 4, 5 triệu kẻ hành ác dẫn đường, chỉ lối bằng cái mã tấu và những cuộc đấu tố bạo tàn của chúng. Và còn tệ hơn thế, chúng ta hăng say chém giết nhau theo sự chỉ đường, dẫn lối của chúng. Kết quả, bạn được gì, dân tôi được gì? Xem ra, chỉ có khốn khổ và tang thương chồng chất lên nhau!

2. Cùng nhau đứng dậy được không?

Ngược chiều với hướng làm thân giun, cánh dế hay kiếp nô lệ dưới những đôi dép râu Việt cộng, một câu hỏi khác được đặt ra là. Cùng nhau đứng dậy chăng? Câu hỏi thật hay, thật chuẩn xác, nhưng hỏi ai đây và rồi ai sẽ trả lời hay ai đứng dậy đây? Lẽ nào câu hỏi này dành cho trời, cho đất, cho mây, cho gió… trả lời chăng?

Không, câu hỏi ấy là dành cho anh, cho tôi, cho chị, cho em và cho tất cả mọi người Việt Nam hôm nay đấy. Bởi lẽ, muốn cứu đất nước này ra khỏi bàn tay ác độc, bạo tàn của tập đoàn CS Hồ chí Minh thì phải cần đến sự góp sức, chung tay chung lòng của tất cả chúng ta. Bởi lẽ, khi tiền nhân gầy dựng nên cơ nghiệp rồi để lại cho con cháu thì không cần phải hỏi, ngươi có muốn nhận hay không? Tuy nhiên, nếu muốn bảo vệ và giữ lấy cơ nghiệp của tiền nhân bền vững thì buộc cháu con phải chung lòng, gắng sức với nhau mà giữ lấy. Điều này là dễ hiểu. Cha mẹ khi sinh con, không cần phải hỏi ý kiến con. Nhưng khi muốn chúng nên người thì buộc phải có sự cộng tác của chúng. Quê hương này cũng thế. Còn hay mất, vinh hay nhục, giữ được hay không là do chúng ta, những người đang sống hôm nay. Ai chả biết thế, nhưng tại sao lại cần đến tôi?

Đơn giản lắm. Một người không thể quật ngã được một con bò. Nhưng mười người góp chung cánh tay thì đến cả hổ rừng cũng chết, nói chi đến một con bò (VC). Cũng thế, nếu những bước chân của ĐTGM Trịnh như Khuê phải khua mòn trên sân thượng của tòa Giám Mục Hà Nội xưa là dễ hiểu. Bởi vì khi đó người ta chẳng được nghe biết gì về thế giới bên ngoài, ngoại trừ những liềm búa vung cao. Đã thế, gánh nặng của hàng triệu người di cư, trong đó có rất nhiều xứ đạo công giáo, có thể đã là sợi dây để chúng trấn áp, trói buộc. Trói buộc không phải một bước chân của Ngài, nhưng là tất cả mọi người dân còn ở lại. Tuy thế, dù trong thinh lặng, ai cũng biết đó là sự cô đơn, can trường, không phải là sự khiếp nhược.

Nhưng nay, đã bốn mươi năm sau chiến tranh, lại giữa thời internet cực thịnh, nhà nào cũng có máy điện toán, điện thoại không giây. Mọi người đều có thể biết được những bản tin đích xác về nhau và về xã hội. Tuy nhiên, vẫn chẳng mấy người, hay không một nơi nào biết đến nỗi đau của Hà Nội, của tòa Khâm Sứ, nên một mình TGM Ngô quang Kiệt phải nhận cảnh vò võ trong đêm đen. Để rồi thế lực của tội ác, của cường đồ đẩy Ngài ra khỏi vị trí của người Mục Tử vì đàn chiên, mà mọi nơi vẫn im lặng như tờ, hoặc giả, tưởng chừng như đang sống trong cảnh thiên đường. Chuyện ấy không ai hay, nói chi đến trường hợp dám chấp nhận gông cùm vì niềm tin, vì cuộc sống con người như LM Nguyễn văn Lý! Cứ thế, Ta ngủ yên, hủi vẫn tiến bước.

Nay lại đến trường hợp của LM Đặng hữu Nam và Nguyễn đình Thục ở Cồn Dầu, Đông Yên. Rõ ràng vì cuộc sống của người dân mà họ lên tiếng, chứ bản thân họ cần gì! Lạ thay, cả nước đều không ai hay biết, nên khắp nơi im lặng như tờ? Trong khi đó, kèn loa Hồ binh lại khua vang, lập đàn thúc dân đấu tố những người vì cuộc sống của dân, của nước. Chúng đấu tố không phải để những Linh Mục và đồng bào Công giáo Cồn Dầu, Đông Yên thêm phần cô độc, thêm rét. Nhưng là để tất cả mọi người Việt Nam phải ngậm miệng, phải cúi đầu trước bạo quyền! Ấy là chưa kể đến việc chúng đã nhắm tạo ra cuộc tương tàn giữa lòng các tôn giáo. Trước tình thế này, xin hỏi, chúng ta có thể im lặng được nữa hay không? Hoặc giả, giữ im lặng có giúp chúng ta sống yên bình dưới thời cộng sản hay không? 

Tôi cho là không. Bởi lẽ, bạn còn nhớ chuyện bà Nguyễn thị Năm, người đã ủng hộ Việt Minh và kháng chiến cả hàng trăm lượng vàng có kết quả thế nào không? Rồi bạn còn nhớ hai người con trai của bà là những Trung tá và thiếu tá trong đội quân giải phóng Hà Nội đã có một kết thúc bi thảm ra sao? Xem ra những kẻ trung thành với Việt cộng với Hồ chí Minh đều không có một cái kết hậu tốt lành. Trái lại chỉ có tai bay vạ gió mà thôi! 

Bạn không tin ư? Bạn hãy hỏi lại chính bản thân xem. Công của bạn có thể xo bằng mẹ con bà Nguyễn thị Năm không? Hỏi xem, mẹ con bà đã phải chết và sống ra sao? Hỏi xem, người có công nuôi nấng giặc Hồ còn bị chính Nó “bịt mặt, che râu” đấu tố. Bạn là ai để chúng nhường đường? Phần tôi, tôi chỉ nhắc bạn rằng: HCM là kẻ suốt đời đã không có một cây nhang, cho bố cho mẹ, Nó lại có thể đáp nghĩa đền ơn cho bạn hay sao? Những kẻ theo Y lại có thể tử tế với người dân Việt Nam được hay sao? Có chăng là cái mã tấu của Nó đang chờ bạn mà thôi! Chuyện là như thế đấy, bạn còn im lặng được không?

- Được chứ!

Xin chúc mừng “đồng chí”, những nô lệ của gian trá và tội ác! 

- Im thế nào được!

Khổ rồi đấy. Bạn sẽ mất ăn mất ngủ để hỏa mình vào cuộc đấu tranh tiêu diệt tội ác. Tuy nhiên, bạn không hề lẻ loi, tất cả mọi người không mang bệnh yêu cái ác, tôn thờ cộng sản đều đứng chung một phía với bạn. Như thế, đường dẫu có dài, bạn sẽ chẳng bao giờ mỏi chân, kiệt sức. Trái lại, cuối đường dài kia là ánh sáng của Chân Lý, của Độc Lập Dân Tộc, của Tự Do và Hòa Bình cho đất nước như mặt trời luôn dọi sáng trên chúng ta. Hơn thế, nơi đây mọi người còn mãi hân hoan, ca vang trên đường chúng ta đi:

Dẹp búa liềm tà ma giáo Mác.
Dựng Tự Do ta hát muôn thơ.
Núi sông chung một bóng cờ,
Cháu con giữ trọn cõi bờ Việt Nam. 

19-5-2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo