Bảo Giang (Danlambao) - Lịch sử của một dân tộc không bị trói buộc trong màu cờ hay sắc áo nhất định nào. Bởi vì, Lịch sử là sự ghi nhận nghiêm chỉnh về những sự kiện xảy ra trong quá khứ cũng như trong cuộc sống hiện tại. Đồng thời cũng ghi nhận sự thể hiện của người dân trong cuộc sinh tồn với mảnh đất, nơi họ đã được sinh ra. Theo đó, Lịch sử luôn mang tính thật, khách quan, cố định, vượt thời gian và không gian, không thể thay đổi. Thí dụ, việc Hồ Chí Minh giết hơn 172,000 người Việt Nam trong Mùa Đấu Tố là điều không bao giờ có thể thay đổi được.
“Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào, rồi dấn bước vào Trung
Non xanh nước biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ.
……………………
Sao người ta bắt con đốt xóm phá cầu.
Phải gài mìn gây thương tác, thương đau.
Khi gài mìn đôi tay con run rẩy.
Rồi sau đó Con thấy xác người trong máu đỏ chan choà.
Máu của ai? Máu của đồng bào ta, của những người như mẹ.
Đêm hôm ấy mắt còn trào lệ.
Ác mộng về trằn trọc thâu canh…” (bài thơ của Thiếu uý Dũng gởi cho mẹ. Anh là thành viên trong đoàn Sinh Bắc tử Nam.)
Thiếu úy Dũng là ai? Tôi quả thật không biết anh là ai. Chỉ nhân đọc bài thơ của anh mà viết nên đôi dòng về tinh thần của con dân Việt Nam đã sinh ra và lớn lên trong thời chinh chiến. Anh yêu tổ quốc và đồng bào có lẽ còn hơn bản thân mình. Đó là lý do, anh đã xếp bút nghiên mà theo nghiệp đao binh. Anh trở thành một sỹ quan trong đoàn đi B, còn gọi là đoàn “sinh Bắc tử Nam”. Khi lên đường, anh mang theo khát vọng giải phóng cho đồng bào của mình đang phải sống trong cảnh lầm than dưới gót giày Mỹ Ngụy theo lời tuyên truyền của nhà nước VC. Nhưng hỡi ơi! Sự thật là đây. Cảnh sống của miền nam, dẫu chỉ là lần đầu tiên hiện ra trước mặt, nó đã đổi mới đời anh. Và từ chính nơi đây, anh bắt gặp đời sống thật và nó đã tạo nên hình ảnh của Người trong con người của anh.
Câu chuyện tìm được sự thật, tìm ra chân lý sống của anh xem ra đã bắt đầu bằng một câu chuyện khá đơn giản. Sau hơn hai tháng còng lưng đeo nỗi khổ trên đường trèo đồi, lội suối, băng rừng rồi vượt biên giới Lào, xâm nhập vào Nam với mục đích giải phóng cho đồng bào trong khổ nạn bị Mỹ Ngụy bóc lột. Kết quả, lần đầu đơn vị anh được lệnh tạm dừng chân. Khi điểm binh, dù chưa một lần chạm địch, quân số của đơn vị lúc ra đi đã mất quá một phần ba. Lý do, lớp bệnh nằm lại trên đường, lớp ăn bom và lớp “B” quay! Mà lạ làm sao chứ! Cảnh chiến trường ngoài những lúc hứng bom, lãnh đạn pháo và chôn nhau là những khoảng thời gian thật lặng lẽ, cúi mặt xuống, nhịn đói mà đi. Địch chưa nhìn thấy một tên. Làng thôn cũng chẳng có. Ngút tầm mắt vẫn chập chùng rừng cao, núi thẳm.
Rồi bất ngờ cũng đến, sau nhiều ngày tránh bom, trốn đạn pháo, đơn vị lạc ra ngoài bìa cánh rừng hoang. Bước đầu ngơ ngác, tưởng là chốn thiên thai của Lưu Nguyễn năm nào. Bởi vì trong tầm mắt kia là đồng ngô, nương sắn và xa xa là những mái nhà ẩn hiện, nằm thanh thản vươn khói trong nắng chiều. Bụng đói, đôi mắt đỏ. Dầu có lệnh cấm cũng chẳng ngăn được những bàn chân bỏ điểm tập trung, nhanh chân thi nhau tràn vào vườn bắp, đưa cánh tay ra chộp lấy vật ngon của lạ. Lúc đầu, họ cho rằng vườn trại là của dân quân ta trồng tỉa để cải thiện, tiếp ứng cho đời sống trong khu chiến. Sự thật lại hoàn toàn khác. Nó chẳng có liên hệ gì với ta. Nó là của người dân địa phương sống trong vùng.
Dũng hoang mang, đứng lại rồi cùng vài người binh tiến đến gần hơn để quan sát. Lạ lùng chưa, không một ai trong họ có cảm giác như vào khu chiến, ở đó có hình ành bọn ngụy quân, ngụy quyền ăn thịt người như lời bác kể, bác viết trong học tập “giấc ngủ mười năm” của Trần Lực (1949). Trái lại là một yên bình, nếu như không muốn nói là thanh bình khi chiều xuống trên nương đồng với bóng dáng của những bà mẹ với đàn con thơ. Ở đó, xem ra chỉ có niềm vui và cuộc sống ấm no của con người. Rõ ràng, khi đứng trước cảnh như mộng này, chẳng ai hỏi, nhưng nếu được chọn, chẳng phải mình Dũng mà là tất cả những người có mặt ở đây, đều khao khát có được một mái tranh như thế mà sống!
Sau buổi chiều đầu đời làm trộm cắp, hái bắp của người dân về để giải quyết cái bệnh đói trên rừng. Đoàn đi "B" của Dũng lần đầu tiên có được tiếng cười nói oang oang. Tiếng cười mà họ đã phải bỏ lại từ lúc lên đường. Phần súng đạn chừng như chẳng còn một ý nghĩa gì trong buổi chiều nay. Tất cả đã bị bỏ quên để nhường chỗ cho một giấc ngủ no. Quá nửa đêm, Dũng bị gọi dậy với khẩu lệnh: “tiến nhanh, đánh gọn, quét sạch bọn Ngụy trong buôn làng trước khi trời sáng”. Lệnh được ban ra, các toán vội vã di hành trong đêm. B40, B41, cối 60 bắn cấp tập, rồi Ak, kèn kiệu, tiếng hô xung phong nổ vang khắp lán. Địch chết bất ngờ, không một tiếng súng bắn trả. Say máu thù, toán quân của Dũng được lệnh tiến lên càn làng.
Khi mặt trời vươn lên, không phải một mình Dũng, mà hầu như tất cả những kẻ chiều hôm trước tràn vào đây bẻ bắp trộm, đều bàng hoàng vì cảnh tan hoang, vườn ngô gãy đổ. Bên cạnh đó là nhà cháy và máu loang bên xác những người mẹ, em bé. Nhưng lạ, không một dấu vết nào của quân Ngụy để lại. Chúng biến đi đâu? Lên trời hay độn xuống hỏa ngục cả rồi?
Nước mắt Dũng tự nhiên lăn chảy trên gò má nhô cao trong lúc liên lạc viên oang oang làm báo cáo đã hoàn thành xuất sắc công tác giải phóng cho thôn làng… Đến khi nhìn sang căn nhà đang bốc cháy, hình ảnh đầu tiên Dũng thấy lại là viên chính trị tiểu đoàn đang ngấu nghiến cái bắp còn sống. Bên cạnh đó là đội anh nuôi tranh thủ cạo lông một con chó bên cái chum đựng nước. Tủi, nhục! Dũng bỏ đi. Lần đầu tiên trong đời anh nghi ngờ về bài học “giải phóng miền nam”, và lời lẽ của Hồ Chí Minh cũng như những động viên từ Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… khi anh cùng đoàn quân lên đường.
Rồi Dũng gọi thêm vài người cùng đi kiểm tra. Nơi đâu cũng thấy những xác chết và người bị thương. Từ người già tới em bé nếu chưa chết thì đều quằn quại trong đau đớn, chờ chết, bên tiếng gào thét của người còn sống. Nhưng không có một lời đáp trả. Lẽ tự nhiên là thế. Bởi không một ai trong đoàn quân chiến thắng của Dũng có lấy một cái băng hay viên thuốc chạy chữa, băng bó cho họ. Đã đau đớn thế, Dũng còn kinh ngạc vì chẳng thấy một hình bóng hay dấu vết nào của Mỹ Ngụy để lại. Bỗng, một loạt đạn nổ vang từ căn nhà kế bên. Dũng chạy vội đến, anh bắt gặp tại chỗ hai tên quân trong đội của mình vừa bắn chết một người đàn bà trên dưới ba mươi ở ngay trước cửa buồng. Nhìn xác người đàn bà không một mảnh vải che thân còn đang co giật trước mắt, Dũng muốn lên tiếng hỏi, nhưng lại không thể. Bởi lẽ, anh đã hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Nó chính là bài học của Trần Lực, cũng gọi là Hồ Chí Minh, người đã viết về cảnh này trong tác phẩm thời danh “giấc ngu mười năm” của Y, mà Dũng đã được học tập trước khi lên đường. Trong đó, Hồ Chí Minh kể:
“Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4. “Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.”.
Chuyện xảy ra đúng như thế. Nhưng kẻ giết người trước mắt Dũng không phải là bọn tây, đó chính là Trần Lực và bộ đội của Y. Thật là tủi nhục cho phận người chỉ huy như Dũng trong hoàn cảnh này, anh không thể hỏi lại một câu bởi vì cái lý do được chúng báo: “Báo cáo thủ trưởng, đã từ lâu rồi em chưa nom thấy đàn bà. Đã thế, Nó còn tính cởi truồng ra để lừa … bác!”. “Tiếc gì, nó bị thương rồi thì ta cứ theo khẩu lệnh mà làm, thuốc đâu mà cứu…”
Thực tế là đây, trong khi Bùi Tín lại nhăng cuội trong Mây Mù Thế Kỷ trang 32 như sau: "...Trước nhân dân và cả nước Việt Nam, trước dư luận quốc tế, quả thật là có quá nhiều khó khăn, khi muốn dành cho quân đội ấy (QL/VNCH) những chữ "yêu nước", "chính nghiã" khác với Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Cộng Sản)…" . Bạn hỏi tôi, tại sao ông viết như thế ư? Đơn giản là Bùi Bằng Đoàn trở giáo đâm người Quốc Gia thì ông Tín không thể có con đường nào khác ngoài hai chữ tráo trở!
Chuyện chiến trường xưa là thế. Hết chiến tranh, Dũng không trở về và người ta cứ tưởng là hết đau thương. Kết qủa lại ngàn lần khác! Hoặc giả, nó không nằm trong hoàn cảnh của Việt Nam. Bởi lẽ ở nơi đó, hơn 40 năm sau ngày tàn chinh chiến, lại đến lượt bầy dơi đêm được gọi là “sử gia” Việt cộng tiếp tục mở ra con đường làm bại hoại tinh thần của người Việt Nam hôm nay và ngày mai bằng những dòng nét bất lương trong tập sách gọi là “Lịch Sử Việt Nam” của chúng. Hỏi Dũng xem, việc làm của các “sử da” như Trần Đức Cường, Nguyễn Xuân Dũng… có giống câu chuyện của hai tên bộ đội trên rừng năm xưa không?
Sẽ nhiều người bảo giống, nhiều người cho là không. Tuy thế, hãy nói cho dân tôi biết những người Viết sử ấy là ai, họ sẽ cho biết cuốn sách ấy là gì, viết gì?
Nếu tập thể viết cuốn sách đó là những đảng viên Việt cộng, thì dĩ nhiên nó chỉ có thể có giá trị với VC và nên gọi nó là Lịch sử Việt Nam theo định hướng Việt cộng. Nó tuyệt đối không có chút giá trị gì với người Việt Nam. Bởi lẽ, nó không phải là dòng sử Chân Chính của Việt Nam cho người Việt Nam. Theo đó, Nó không thuộc về con dân Việt Nam và nó càng không thể tồn tại để đầu độc tuổi trẻ Việt Nam ngày mai. Nó là sử Việt cộng. Sử của những kẻ đi giết mướn, đánh thuê cho Tàu. Nó là sử của những kẻ nô lệ đi giết mướn như Lê Duẩn định nghĩa: “ta đánh miền nam là đánh cho Liên Sô, cho Trung quốc…” mà chính Dũng là chứng nhân. Nó sẽ bị đào thải, bị vất vào xọt rác ngay khi chế độ Cộng sản tàn lụi trên phần đất này. Bởi lẽ:
I. Một định nghĩa.
Lịch sử là bước đi của giống nòi, là trí nhớ của dân tộc, xa hơn là hồn thiêng của đất nước. Ở đó là sự sống, sự chết, có chiến tích, có thành quả có thất bại. Tất cả tạo nên cuộc sống thật, nhịp thở chân chính của dân tộc ngày hôm qua, và hôm nay. Lịch sử là sự thật là chân truyền cội rễ của một dân tộc đã sống và đã trải qua thời gian và không gian. Ở đó, Sử không mang tính dối trá lừa đảo của một cá nhân hay một tập thể nào.
Theo định nghĩa này, một câu hỏi được đặt ra là:
II. Lịch sử có tùy thuộc cờ Vàng hay cờ Đỏ không?
Con đứng ngóng màu cờ Vàng trân qúy…
Mẹ một bóng trên Trường Sơn đợi gió,
Mảnh hình hài như sóng đổ nghiêng nghiêng.
Bờ vai gầy tưởng mẹ choàng khăn đỏ.
Có ai ngờ dòng máu chảy loang loang.
Người ngã xuống uất hận nhìn phương bắc,
Rực một trời khăn đỏ với cờ sao.
Dưới chân đồi máu trào ra cửa miệng,
Cảnh núi rừng cây cỏ cũng tang thương.
Đất đỏ, rừng đỏ như một biển đỏ.
Hôm nay mẹ chết vì mảnh cờ sao.
Bắc Nam, chảy tràn màu đỏ, máu đỏ,
Ngày mai con chết bởi cờ năm sao!….
(còn tiếp)
22-9-2017