Trần Hoài Thư (Danlambao) - Theo nhà nhận định văn học Lại Nguyên Ân, năm 1963 là năm cực thịnh của nền văn học miền Bắc. Ông trích dẫn từ nhận định của nhà văn Mai Ngữ, một biên tập viên của nhà xuất bản Văn Học:
“Có thể nói thời kỳ cực thịnh của nhà xuất bản Văn học gắn liền với thời kỳ cực thịnh của tình hình văn học sau Nhân Văn. Và bước sang năm 1963, thời kỳ ấy đã bắt đầu thay đổi, tình hình chính trị phức tạp cả trong nước và ngoài nước. Cái không khí êm ấm của nhà xuất bản được bộc lộ khi buổi chiều hết giờ làm việc, giám đốc Hà Minh Tuân còn nán ở lại để đọc duyệt nốt ít trang bản thảo, rồi sau đó ra mảnh sân thượng bên ngoài cùng vợ là chị Tuệ, kế toán, đánh bóng bàn. Hai vợ chồng thủ trưởng mãi sẩm tối tắm rửa xong mới về nhà…”
“… sang năm 1963, Nhà xuất bản Văn học của Hội nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Văn hóa thuộc Viện Văn học sáp nhập làm một, đeo cái tên mới: Nhà xuất bản Văn học, Hội nhà văn Việt Nam (…) Từ 38A Hai Bà Trưng, chúng tôi kéo về 49 Trần Hưng Đạo với khí thế như đi tiếp quản khu vực mới. Về đây vẫn Hà Minh Tuân làm giám đốc(…). Giám đốc Hà Minh Tuân có vẻ rất lạc quan, niềm lạc quan lây lan sang cả anh em. Nhưng cái không khí mới vừa được nhóm lên thì bị sự kiện “Vào đời” dập tắt. Mà đã thôi đâu, sau “Vào đời” còn “Đống rác cũ” rồi “Sương tan”. Lại nghe nói “Núi đồi và thảo nguyên” cũng có vấn đề, thậm chí cả “Chuông nguyện hồn ai” nữa. Tất cả những “sự kiện” ấy tác động đến tinh thần của biên tập viên”… (nguồn: Lại Nguyên Ân:“VÀO ĐỜI” 1963, DẪN GIẢI VẮN TẮT, post trên một số trang mạng)
Để kiểm chứng nhận định trên của nhà văn Mai Ngữ, chúng tôi đã tìm đến thư mục của thư viện đại học Cornell.
Sau đây là danh sách những tác phẩm được xuất bản ở miền Bắc vào năm 1963, khoảng 27 cuốn. 27 cuốn cho một năm trong khi ở miền Nam 68 tác phẩm (1)
Nhà xuất bản Văn Học: (19 đầu sách)
Đêm Tháng Mười của Bùi Ngọc Tấn
Bút chiến đấu của Tú Mỡ
Lá rụng: truyện của Nguyễn Kiên
Dòng sữa: tập truyện ngắn của Trần Thanh Giao
Con chó xấu xí: truyện ngắn của Kim Lân
Gió Nam: Thơ kể chuyện của Trần Hữu Thung
Bài ca từ chiến hào: thơ của Hải Hồ
Thông reo: truyện của Lê Bầu
Những đồng chí trung kiên: thơ của Thanh Hải
Mở Đường: thơ của Hoàng Minh Châu
Dòng Sữa: tập truyện của Thanh Giao
Sớm nay: thơ của Vũ Cao
Người trên núi cao: tập truyện ngắn / Bàng-Thúc-Long
Hòn đá cõi: tiểu thuyết [của] Thạch Giản [và] Đức Ánh
Sớm nay: thơ của Vũ Cao
Lên Cao: tập truyện / Xuân Cang
Những ngày vui: tập truyện ngắn của Lê Khánh
Hạnh phúc: tập truyện ngắn / Trần Kim Thành
Đôi bạn: tập truyện ngắn của Nguyễn Hàng T.
Nhà xuất bản Phụ Nữ: (1 tác phẩm)
Tám giờ vàng ngọc / Đinh Chương, Phụ Nữ xb
Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1 tác phẩm)
Những tháng ngày trong quân đội miền Nam của Nhuận Vũ
Nhà xuất bản Văn Hóa: (2 tác phẩm)
Bước đường cùng: tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
Trung nghĩa ca: Đinh Xuân Lâm [và] Triệu Dương sưu tầm, hiệu đính, chú thích, giới thiệu.
Nhà xuất bản Thanh Niên: (1 tác phẩm)
Con nhện vàng: tập truyện ngắn / Châu Diên.
Nhà xuất bản Foreign Languages Pub. House (3 tác phẩm)
The young woman of Sao Beach / Anh Đức
White buffalo: short stories [by] Xuan Thieu [and others]
Prison diary / Hồ Chí Minh translated by Aileen Palmer
Tại sao nhà xb Văn Học lại “được mùa” với 19 tác phẩm như thế này? Dễ hiểu. Vì Hà Minh Tuân là chính ủy. Trung tá chính ủy làm sao Đảng lại không tin cậy để giao cho cái chức giám đốc một nhả xb có tầm cỡ là nhà xb Văn Học hầu ngăn ngừa một Nhân Văn Giai phẩm thứ hai xảy ra.
Không ngờ lần này Đảng ta lại bị lầm!
Trước hết nhà văn “chính ủy” xuất bản các tác phẩm dựa vào văn chương hơn là chính trị. Ta thấy nhiều tập thơ ra đời. Và sau hết vào cuối năm 1962, chính ông cho ra đời truyện dài Vào Đời, tố cáo những thối nát, lên án đám đảng viên, kết án chính sách Cải Cách Ruộng đất qua hai nhân vật chính. Có thể nói cuốn Vào Đời chính là một Nhân Văn Giai phẩm thứ hai!
Dưới đây là một đoạn văn điển hình ghi là ngày đám cưới sặc mùi Lê nin Các Mác trong tiểu thuyết Vào Đời, xuất bản năm 1963, để sau đó tác giả bị “bề hội đồng” tơi tả và bị cách chức giám đốc nhà xuất bản Văn Học:
…Trước mặt Sen, bác Biền vừa đúng dậy. Bác nói chậm chạp, giọng đều đều và hơi rè:
...Cô Sen là con gái công trường, cha mẹ không có mặt ở đây, chúng tôi vui mừng thay mặt anh chị em ở công trường tức là thay mặt họ nhà gái đến chứng kiến hôn lễ chính thức này… Cô dâu chú rể đều mới tham gia vào hàng ngũ giai cấp công nhân. Tôi chúc hai người đoàn kết giúp nhau học tập nắm vững lấy nghề sau này trở thành những người công nhân chân chính, xứng đáng với giai cấp mình.
Hiếu đảo mắt nhìn bác Biền rồi cúi mặt xuống bàn. Nỗi băn khoăn cũ giằng xé đầu óc anh: “Sau này trở thành công nhân và bây giờ Hiếu là gì?” Anh tưởng tượng như nhìn thấy người cha bị treo lửng lơ bởi sợ dây thắt cổ, đầu nghẹo sang một bên, lưỡi thè lè và mặt sưng bầm tím. Người cha ấy ngày xưa thường cho anh gối đầu tay và anh như một con chó con lại hay rúc nách cười khúc khích, hít hít lấy mùi mồ hôi chua nồng quen thuộc. Người cha ấy chẳng còn nhưng để lại cho anh cái tiếng gớm ghê là “thành phần địa chủ”!…(Vào đời- trang 126)
Chuyện cũ đã trôi qua hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cả miền Nam, miền Bắc chỉ biết nhiều về vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ít người biết đến hậu Nhân Văn Giai phẩm (2) mà Hà Minh Tuân là con sói cô đơn. Dưới thời ông, những dâng hiến của ông cho văn học miền Bắc và cho sự thật, thật là to lớn, vô cùng to lớn, đáng được trân trọng!.
(1) Riêng ở miền Nam, những tác phẩm được xuất bản vào năm 1962, hiện được lưu trữ tại thư viện Cornell như sau:
Hậu Thạch-Sanh: thơ, bổn cũ soạn lại / Nguyễn-Bá-Thời.
Nam-Kinh Bắc-Kinh: thơ, bổn cũ soạn lại / Bà Huỳnh-Kim-Danh
Tiếng suối reo / Khái-Hưng
Anh phải sống: tiểu thuyết / Nhất-Linh và Khái-Hưng
Nhện chờ mối ai?: truyện dài / Bình-Nguyên Lộc
Hoang-vu: thơ / Nguyễn-Vỹ
Anh-hùng Việt Nam: tuồng hát bội mới / Hồ Văn Lang và Nguyễn-Thành-Tôn chung soạn.
Vang bóng một thời / Nguyễn Tuân
Khi người chết có mặt: tiểu thuyết Bình-Nguyên Lộc
Buổi chiều lá rụng: tiểu thuyết của Ngọc Linh
Ngã rẽ tâm-tình: tiểu thuyết của Ngọc Linh
Nước mắt người đàn bà: tiểu thuyết của Ngọc Linh
Con vật phi lý: kịch dài của Ngô Xuân Phụng
Gia đình tôi / Duy Lam
Thân phận: thơ / Hoài-Khanh
Trời một phương: thơ của Vũ Hoàng Chương.
Cải táng: truyện dài [của] Dzoãn-Luân Phạm-Quốc-Hùng.
Tâm sự ngàn thu / Bút-Trà
Mùa ảo ảnh / Đỗ Thúc-Vịnh
Chuyện vô-lý / Lãng-Nhân
Hoa thề: thơ / Lê-Minh-Ngọc
Mấy vần thơ: tập mới / Thế Lữ - Khai trí 1962
Thử lửa: Tập truyện của Thao-Trường
Tuổi đời: thơ / Ninh-Chữ
Cận đại Việt sử diễn ca: từ Tây-Sơn Nguyễn-Ánh phân-tranh đến nước Nam trong thời Âu-chiến / Huỳnh Thiên Kim
Xóm Giáo: truyện dài / Hà-Châu
Cho tôi sống lại một ngày: truyện Dương Hà
Truyện Song Tinh / Nguyễn Hữu Hào, Đông-Hồ khảo cứu và sao lục
Hai tâm hồn / Nguyễn-Duy-Tôn
Đau thương / Hiến-Nguyên Nguyễn Hiền
Ngã ba đường tình / Dương Hà
Nắng đẹp hoàng-hôn / Thiếu-Mai.
Truyện tòa án / Nhuệ-Hồng
Bút hoa: thơ tập cổ / Phan-Mạnh-Danh
Thám-tử Trần-Minh / Phi-Long
Cờ bay theo gió: tiểu thuyết / Tô Nguyệt Đình
Thơ Tuệ-Mai / Tuệ-Mai Trần-Gia, lời mở đầu Nguyễn Sỹ Tế.
Chính em là kẻ bạc tình: xã hội tình cảm tiểu thuyết / Trọng Nguyên
Hận thù quyết tử: võ-hiệp, tiểu thuyết [của] Kim-Dung-Tử Nhật-Giang
Hương rừng Cà-Mau / Sơn Nam
Lan: tiểu thuyết tình-cảm xã-hội / [của] Anh-Huy
Thung lũng nàng tiên: truyện, bút ký / Huyền Kiêu
Hoa tàn trong khám lạnh: tiểu thuyết tình cảm xây-dựng / Trọng-Nguyên
Bên bờ vực thẳm / Dương Hà.
Thương hoài ngàn năm: truyện / Võ Phiến
Giã từ: truyện / Võ Phiến.
Bến chợ đêm khuya: tiểu thuyết / Sơn-Linh
Thư nhà: tùy bút / Võ Phiến
Tình sử của Long-Tử-Do, Phan-Mạnh-Danh phiên dịch.
Hoa trắng thôi cài trên áo tím [của] Kiên-Giang Hà Huy-Hà, Thanh-Nam đề tựa.
Đồi thông hai mộ, nợ nước - nợ tình [của] Tùng-Giang Vũ-Đình-Trung, tựa của Như-Băng, phụ bản Zuy-Nhất.
Lục kiếm đồng / Văn-Tuyền
Reo biển: thơ / Nguyễn-Xuân-Thanh
Mật đắng: thơ / Nguyễn Đình Toàn
Gió thu: tập truyện ngắn / Lan-Giao
Vàng và máu [của] Thế- Lữ
Bàn tay máu Hắc-Long: gián- điệp, trinh thám, kỳ tình / Nguyễn-Ngọc-Mẫn
Mai-Hương và Lê-Phong / Thế-Lữ.
Bên đường Thiên-Lôi / [của] Thế-Lữ
Chờ sáng: một tập đoản tác / Nguyễn-Sỹ-Tế
Người quay tơ / Nhất Linh.
Đôi bạn: tiểu thuyết / Nhất Linh.
Thượng Chi văn tập / Phạm Quỳnh
Ba sinh hương lửa / Doãn Quốc Sỹ
Ngày vui / Đặng Trần Huân.
Thành-Cát Tư-Hãn: kịch / Vũ Khắc Khoan,
Vì nghĩa hay vì tình: xã hội tình cảm tiểu thuyết / Dương Hà
Tân-biên truyền-kỳ mạn-lục / Nguyễn Dữ, dịch-giả Thu Lang Bùi-Xuân-Trang
(2) Cần ghi nhận ra đây, vụ hậu nhân văn giai phẩm này không hề được biết nhiều ở miền Nam như nhóm Trăm hoa đua nở trước đó. Chỉ có bài đọc sách khá kỹ của Sông Thai được đăng trên tạp chí Văn học của Phan Kim thịnh hai năm sau đó.