Trần Dụ Châu - Kẻ đại tham nhũng hay người đại yêu nước? - Dân Làm Báo

Trần Dụ Châu - Kẻ đại tham nhũng hay người đại yêu nước?

(Khi vị “Cha Già” là… anh ba tàu.)

Sát hồ Phục Việt (Danlambao) - “Có thật có vụ án? Hay Hồ lòi đuôi hẹ để Trần Dụ Châu biết – nên phải “trảm lập quyết” rồi sau đó bọn bồi bút đã bịa ra vụ án này? Tại sao: Một vụ án có 3 bị cáo mà tới 2 đã tự sát trước khi xử? Những bị cáo: Họ là ai? Quê họ ở đâu? Người thân của họ giờ đây là ai?

Tại sao những con sói - chết vì “căn bệnh lạ khó chữa”?

Tại sao nhà thơ Đoàn Phú Tứ: Năm trước yêu nước – Năm sau đã bỏ thành” và “đào nhiệm.”?

Vụ án Trần Dụ Châu – Tử hình hay giết người diệt khẩu?

Chính là: Khi cha già lộ ra một tung tích gì để Trần Dụ Châu biết được cha già là anh… ba tàu nên cha già phải giết người diệt khẩu!”

***

I. Trần Dụ Châu - Kẻ đại tham nhũng, đại sa đọa hay người đại yêu nước?

Chỉ nghe thấy tên Trần Dụ Châu thôi, thì mọi người đã biết ngay đó là một tên đại tham nhũng với “Một đám cưới năm 1950 - Tuổi Trẻ Online”: "Nhà báo Thái Duy có kể lại việc “Bác Hồ đã kiên quyết xử lý vụ tham nhũng của đại tá Trần Dụ Châu” và “ra lệnh phải tường thuật trên báo Cứu Quốc và Đài Tiếng nói Việt Nam đầy đủ, tỉ mỉ về vụ án này”. Báo Cứu Quốc đã nghiêm chỉnh thực hiện lệnh của Bác, liên tục có bài trong sáu kỳ, “trong đó có bốn kỳ đăng trang nhất kèm xã luận”."

“Vụ án Trần Dụ Châu là vụ án tham nhũng nổi tiếng những năm 50 của thế kỷ trước. Vụ này đã được nhà báo Hồng Hà viết trong loạt bài phóng sự điều tra đăng 6 kỳ liền, từ ngày 20/9/1950, trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền, cổ động, tranh đấu của Trung ương Mặt trận Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh, xuất bản hàng ngày. Đây là một bài học về kiên quyết chống tham nhũng trong bất cứ thời kỳ nào.” (Nhìn lại vụ án Trần Dụ Châu | Hồ sơ - Tư liệu - hosotulieu.wordpress.com)
“Trần Dụ Châu (1906-1950), nguyên Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu (tiền thân của Tổng cục Cung cấp, nay là Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam); bị tử hình trong vụ án tham nhũng nổi tiếng năm 1950 trong Chiến tranh Đông Dương.” (Trần Dụ Châu – Wikipedia tiếng Việt)

Chỉ nghe thấy tên Trần Dụ Châu thôi, thì mọi người đã nhớ ngay đến lòng nhân từ như Phật sống, nhưng cũng cực kỳ nghiêm túc trong xử tội của vị Cha Già Dân Tộc kính yêu Hồ Chí Minh với “Kịch nói 'Đêm trắng' năm 2005 - Xử tội đại tá Trần Dụ Châu - YouTube”: “Kịch nói 'Đêm trắng' 2005 - Vở kịch nói về chính Bác Hồ ký quyết định tử hình với viên đại tá - Cục trưởng cục Quân nhu - Trần Dụ Châu vào năm 1950.” “bác Hồ mình hết mình vì dân vậy chứ”…

Nhận xét: Chỉ sơ qua như vậy ta đã thấy: Trần Dụ Châu – Kẻ đại tham nhũng, đại sa đọa!

Chỉ sơ qua như vậy ta đã thấy: “bác Hồ mình hết mình vì dân vậy chứ”, “lòng nhân từ như Phật sống, nhưng cũng cực kỳ nghiêm túc trong xử tội của vị Cha Già Dân Tộc kính yêu Hồ Chí Minh.”!
Nhưng nếu: “bác Hồ mình”, “vị Cha Già Dân Tộc kính yêu” kia lại là… anh ba tàu thì sao nhỉ? Lúc đó thì “Trần Dụ Châu – Kẻ đại tham nhũng hay Người đại yêu nước?”

Lúc đó ta cần xem lại tất cả!

Nhỡ khi cha già lộ ra một tung tích gì để Trần Dụ Châu biết được cha già là anh ba tàu thì số phận của Trần Dụ Châu ra sao nhỉ?

Vâng, đó là ta mới nghe cs nói.

Vậy còn việc cs làm?

II. Một vụ án có 3 bị cáo mà tới 2 đã tự sát trước khi xử - Thật có vụ án hay không?

1. Án do cha già… đặt hàng.

“Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”. Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội. Thư có ghi:…” (Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu - Kiến Thức)

Nhận xét: Khi cha già đã… đặt hàng như vậy thì liệu “Thiếu tướng” có dám… làm đúng? 

2. Ép cung – xử lấy được – Xử theo “công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh”!

“Lê Sỹ Cửu và Bùi Minh Chân đã tự sát trong thời gian tạm giữ.” (Vụ án Trần Dụ Châu: Còn nguyên giá trị trong phòng, chống tham ... - thanhtra.com.vn)

Quanh cảnh phiên tòa: Một con thỏ giữa bầy sói!

“Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng… Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin tha tội. Thiếu tướng Chánh án tuyên bố: “Tòa nghỉ 15 phút để nghị án”. Khi Tòa trở ra tiếp tục làm việc, Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh: Tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu. Sau đó, Thiếu tướng Chánh án đứng lên tuyên án: - Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản. Lê Sĩ Cửu, can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ: Tử hình vắng mặt. Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam.... Hồ Chủ tịch bác đơn xin giảm tội của Châu. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan…” (Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu - Kiến Thức)

Nhận xét: Tại sao một phiên tòa có 3 bị cáo mà lại để tới 2 bị cáo “tự sát trong thời gian tạm giữ”?
“Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng” hay “tự sát trong thời gian tạm giữ”?

3. “Tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu” Sao lại “Chú rể là Bùi Minh Chân.”?

- Đoàn Phú Tứ đi dự “tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu”!

“Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: …Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”” (Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu - Kiến Thức)

Nguyễn Đình Tốn: “Chú rể là Bùi Minh Chân.”! (“Một đám cưới năm 1950 - Tuổi Trẻ Online”)

Lạ quá!

III. Những bị cáo: Họ là ai? Quê họ ở đâu? Người thân của họ giờ đây là ai?

Có 3 bị cáo là: “...Cuối năm ấy, tôi nhận được giấy mời sang Thái Nguyên dự phiên tòa xử bộ ba: 1. Trần Dụ Châu, cục trưởng Cục Quân nhu; 2. Lê Sỹ Cửu, trợ lý của Trần Dụ Châu; 3. Bùi Minh Chân, bí thư của Trần Dụ Châu - can tội tham ô làm thất thoát những số tiền lớn của công quĩ.”

“Trần Dụ Châu, sinh năm 1906 tại Nghệ An.” (Wikipedia)

“Tay chân đắc lực nhất của Châu là Lê Sỹ Cửu, sinh tại một tỉnh miền Trung” (Nhìn lại vụ án Trần Dụ Châu | Hồ sơ - Tư liệu)

Bùi Minh Chân? (Google cũng chịu!)

Ô hay, sếp thì được biết đến tỉnh, còn quân chỉ được biết tới vùng! Còn một quân thứ 3 thì Google cũng chịu!

Lạ quá!

Quê họ ở Thôn nào? Xã nào? Huyện nào?

Người thân của họ giờ đây là ai?

Kìa cái cô dâu trong đám cưới mà chú rể Bùi Minh Chân đã tự sát kia – sau này là ai?

Chẳng biết gì cả! 

Tại sao vậy?

IV. Tại sao những con sói - chết vì “căn bệnh lạ khó chữa”?

1. Trần Đăng Ninh – 1955, chết vì bệnh lạ!

- Trần Đăng Ninh – sếp của Trần Dụ Châu.

“Mùa hè năm 1950, từ mặt trận đồng bằng sông Hồng, tôi trở về tòa soạn báo Cứu Quốc. Cơ quan báo vừa dọn về xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc di chuyển mới này báo hiệu ta hoặc địch sắp có hoạt động quân sự lớn. Anh Xuân Thủy, Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, giao ngay cho tôi đi lấy tài liệu viết về một vụ tham ô lớn. Đấy là vụ án Trần Dụ Châu, Đại tá, nguyên Giám đốc Nha Quân Nhu, đang ở giai đoạn điều tra, lấy lời khai.

Lúc này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra nghị quyết chấn chỉnh tổ chức, kiện toàn bộ máy các cơ quan Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh. Sau đó, ngày 11/ 7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lập ba cơ quan: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp. Các Nha trước đây đảm nhiệm việc sản xuất quân trang, quân dụng nay sáp nhập vào các Cục. Nha Quân Nhu sáp nhập vào Cục Quân Nhu trực thuộc Tổng cục Cung cấp, do đồng chí Trần Đăng Ninh, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, làm Chủ nhiệm Tổng cục.” (Nhìn lại vụ án Trần Dụ Châu | Hồ sơ - Tư liệu)

- Trần Đăng Ninh – tác giả của nhiều “vụ án” lớn – 1955, chết vì “căn bệnh lạ khó chữa”!

“Năm 1955, khi mới 45 tuổi, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Cung cấp – nay là Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng) – đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. Được ví như “Bao công” của Việt Nam…Trần Đăng Ninh mất rất sớm. Năm 1955, sau một thời gian dài bị căn bệnh lạ khó chữa, ông qua đời ở tuổi 45” (Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh– vị 'Bao công' của Việt Nam - ĐS&PL)

2. Trần Tử Bình “ngồi ghế công cáo viên” – chết khi vừa tròn 60 tuổi.

“Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án, Thiếu tướng Trần Tử Bình đại diện Chính phủ ngồi ghế công cáo viên…”

“Trần Tử Bình (1907-1967) là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959-1967)… Trong lần về nước họp đầu năm 1967, ông bị cảm rồi đột ngột từ trần tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội vào sáng sớm11 tháng 2 năm 1967 (tức mùng ba Tết Đinh Mùi). Tranh thủ thời gian ngừng bắn, ngay chiều đó, tang lễ được cử hành tại Câu lạc bộ Quân nhân. Lễ tang của ông được tổ chức theo nghi thức dành cho sĩ quan cấp tướng. Ông qua đời khi vừa tròn 60 tuổi [7].” (Trần Tử Bình – Wikipedia tiếng Việt)

3. Chu Văn Tấn - “quản thúc tại gia, xa gia đình cho đến ngày qua đời.”

Thượng tướng Chu Văn Tấn (19091984) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nhanh chóng, cao điểm là việc Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc và cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1979. Do có quan hệ gần gũi với Hoàng Văn Hoan, ông bị nghi ngờ và bị cách chức, bị cô lập chính trị và quản thúc tại gia, xa gia đình cho đến ngày qua đời.” (Chu Văn Tấn – Wikipedia tiếng Việt)

V. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ: Năm trước yêu nước – Năm sau đã "bỏ thành" và “đào nhiệm.”?

1. Đoàn Phú Tứ: Năm trước yêu nước.

“Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”. Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội. Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he... Cháu cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đi đánh giặc trở về. Cháu đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng và hầu hết các chiến sĩ đều rách rưới "võ vàng đói rét", chỉ còn mắt với răng mà mùa đông tiết thời chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng...”. Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”” (Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu - Kiến Thức)

2. Cuộc sống khốn khó.

“Nhưng Đoàn Phú Tứ không chỉ để lại cho hậu thế Màu thời gian.

Ông là ĐBQH khóa I. 70 năm trước, Nam Định có 2 đơn vị bầu cử, tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định có 2 ĐBQH là cụ Nguyễn Văn Tố và Trần Huy Liệu. Nhưng tỉnh Nam Định có tới 15 ĐBQH trúng cử. Bên cạnh Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Văn Trân… có nhà thơ Đoàn Phú Tứ lúc này đã nổi danh trong thi đàn Xuân Thu nhã tập với Màu thời gian.

Trở lại câu chuyện của Phùng Quán khi kể về Đoàn Phú Tứ bao giờ ông cũng có chất giọng hào sảng lẫn ngậm ngùi. Nhà thơ Phùng Quán quen Đoàn Phú Tứ đã lâu. Thường lui tới bãi An Dương nơi Đoàn Phú Tứ sống chật vật khó khăn.

Cái đoạn khi thi sĩ Đoàn Phú Tứ mất. Nhà bần bách không có thứ gì bán ra đồng tiền. Thi sĩ Phùng Quán chợt nhớ ra Đoàn Phú Tứ là ĐBQH khóa I.

Phùng Quán thức suốt đêm nghĩ ngợi rồi quyết định viết một lá đơn.

Kính thưa đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội…

Kính thưa đồng chí, tôi xin báo với đồng chí một tin buồn, ông Đoàn Phú Tứ nhà thơ, nhà viết kịch, nhà dịch thuật và đồng thời là ĐBQH khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) thọ 80 tuổi đã từ trần ngày hôm qua. Họa đơn vô chí, vợ ông là bà Nguyễn Thị Khiêm vừa mất cách đây hai tháng…

Tiếp đó nhà thơ Phùng Quán liệt kê nhiều chi tiết về đời sống khốn khó của nguyên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đoàn Phú Tứ và phần kết lá đơn có đoạn.

Nếu QH còn nhớ đến tình cũ nghĩa xưa thì xin ông một cỗ áo quan và chút tiền để mai táng. Mong đồng chí lưu tâm giải quyết. Hai giờ chiều mai (20/9/1989) gia đình sẽ đưa ông Đoàn Phú Tứ xuống nghĩa trang Văn Điển. Nay kính thư. Phùng Quán.

Bức thư được Phùng Quán đưa tận 53 Ngô Quyền trụ sở Quốc hội khi ấy. Rồi không biết nghĩ ngợi thế nào, ông cũng không quên đem theo cuốn Tuổi thơ dữ dội mới xuất bản khi đó tặng ông Chủ tịch Quốc hội.” (Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu. - tienphong.vn)

3. Đoàn Phú Tứ: Năm trước yêu nước - Năm sau đã “nghỉ đại biểu.”

“đã nghỉ đại biểu từ năm 1951”

“May mắn người đó là Tổng biên tập tờ Người đại biểu nhân dân. Ông biết thi sĩ Phùng Quán. Lát sau ông gọi thêm đồng chí Vụ trưởng Tài chính, Vụ Chính sách…

Bức thư gửi Chủ tịch Lê Quang Đạo được đọc to cho mọi người nghe.

Ông Vụ trưởng Chính sách hăng hái phải tra xem cái ông Đoàn Phú Tứ này có phải là ĐBQH Khóa I không…

Cuốn kỷ yếu Quốc hội được mang ra. Tra tới tra lui. Không có tên Đoàn Phú Tứ nào cả. Phùng Quán lạnh toát người. May mà kỷ yếu có phần phụ lục danh sách những đại biểu nghỉ nửa chừng. May quá Đoàn Phú Tứ đây rồi…

Ông Vụ Chính sách trầm ngâm đại ý, đúng là có. Nhưng ông Đoàn Phú Tứ đã nghỉ đại biểu từ năm 1951 nên Quốc hội không còn trách nhiệm gì về ông nên không thể cấp tiền mai táng được…

Vốn tính nhu mì nhưng không hiểu sao khi ấy Phùng Quán mặt đỏ gay. Tức giận bực bội, thất vọng có cả. Nhưng không to tiếng, mà chỉ hơi cao giọng khi sang sảng dẫn ra câu chuyện của ĐBQH kiêm thi sĩ Đoàn Phú Tứ. Chuyện cụ Tứ đã rất kiên cường dũng cảm vạch ra tội tham nhũng của đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bằng lá đơn gửi lên Hồ Chủ tịch…Nhà thơ Phùng Quán mất đã lâu. Băn khoăn vì sao Đoàn Phú Tứ nghỉ ĐBQH giữa chừng vẫn để ngỏ...” (Người khơi mào khui vụ tham nhũng Trần Dụ Châu. - tienphong.vn)

4. Năm trước yêu nước - Năm sau đã “bỏ thành” và “đào nhiệm.”!

“đào nhiệm từ năm 1951”

“Ông lật giở kỷ yếu tìm vần T. Chúng tôi cùng chụm đầu trên ba trang vần T. Không có tên Đoàn Phú Tứ. Tôi tái mặt… Dò tìm lại lần nữa. Có tên Nguyễn Đình Thi, Phan Tứ… nhưng Đoàn Phú Tứ thì không. Tôi hoảng sợ thật sự. Thật ra, việc Đoàn Phú Tứ là đại biểu Quốc hội khóa I thì tôi cũng chỉ nghe nói vậy thôi, chứ chưa bao giờ hỏi thẳng ông… Nếu Đoàn Phú Tứ không phải là đại biểu Quốc hội thì những con người sắc sảo này sẽ nhận ra ngay sự gian dối của bức thư. Như vậy thì tôi đã tự chuốc lấy một hoàn cảnh hết sức lố bịch. Tôi chợt nghĩ: vẫn còn một tia hy vọng. Tôi nói: "Nhưng nhà thơ Đoàn Phú Tứ chi là đại biểu có mấy năm, sau đó ông bỏ thành…" Vụ trưởng Chính sách nói: "Đây là Kỷ yếu. Trong số này có cả tên Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh".

Lúc này tôi chỉ muốn chui xuống đất. Tôi lắp bắp, ấp úng: "Việc này tôi nghe các anh ở Hội Nhà văn nói chắc lắm. Có lẽ để tôi về hỏi lại anh Nguyễn Đình Thi xem sao. Anh Thi cũng là đại biểu Quốc hội khóa I…". Miệng nói, chân tôi dợm đứng lên, cốt làm sao rút được ra nhanh khỏi gian phòng họp. Bất chợt tôi nhìn thấy trong sổ Kỷ yếu có mục: Những đại biểu Quốc hội đào nhiệm. Tôi hồi hộp nói: "Thử tra cứu mục này xem có tên ông Tứ không?"

Ngón tay trỏ tôi lần dọc theo các hàng tên… "Đoàn Phú Tứ đây rồi!" - Tôi nói gần như reo. Vụ trưởng Chính sách xem xét lại lần nữa, rồi gật đầu: "Qua khâu kiểm tra, ông Đoàn Phú Tứ đúng là có danh sách trong đại biểu Quốc hội. Nhưng ông đã đào nhiệm từ năm 1951. Chúng tôi không còn trách nhiệm gì về ông, nên không có chính sách cấp tiền làm tang lễ cho ông…"

- Chính sách đất nước quý trọng nhân tài - Tôi nóng nảy ngắt lời ông. - Tuy ông đào nhiệm, nhưng trước đó ông là nhà thơ đầu tiên đứng lên chống tệ tham nhũng. Và ông đã chống một cách thật can đảm. Ông đã vạch mặt Trần Dụ Châu, đại tá Cục trưởng Cục quân nhu phè phỡn trên xương máu chiến sĩ. Trần Dụ Châu đã bị xử bắn như chúng ta đã biết…” (Ba Phút Sự Thật - Phùng Quán.)

Nhận xét: Liệu có một người mà năm trước đã viết một bức thư đầy trách nhiệm như trên rồi năm sau lại “bỏ thành” và “đào nhiệm.” ngay?

Không thể!

Vậy có thật là có “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.?

Hay là vị cha già đã bịa ra bức thư để kiếm cớ?

Liệu vị cha già khi cần giết một tên phiến quân có cần nhọc lòng như vậy?

Có thật có vụ án?

Hay Hồ lòi đuôi hẹ để Trần Dụ Châu biết – nên phải “trảm lập quyết” rồi sau đó bọn bồi bút đã bịa ra vụ án này?

Tại sao: Một vụ án có 3 bị cáo mà tới 2 đã tự sát trước khi xử?

Những bị cáo: Họ là ai? Quê họ ở đâu? Người thân của họ giờ đây là ai?

Tại sao những con sói - chết vì “căn bệnh lạ khó chữa”?

Tại sao nhà thơ Đoàn Phú Tứ: Năm trước yêu nước – Năm sau đã bỏ thành” và “đào nhiệm.”?

Vụ án Trần Dụ Châu – Tử hình hay giết người diệt khẩu?

Chính là: Khi cha già lộ ra một tung tích gì để Trần Dụ Châu biết được cha già là anh… ba tàu nên cha già phải giết người diệt khẩu!

Nào mời các vị, ta cùng thảo luận.

Tb. Các cao thủ hãy thảo luận thẳng vào những vấn đề tác giả đã đưa ra các nhận định hoặc các câu hỏi.

Nhận định như vậy thì bạn đồng ý chưa?

Các câu hỏi tại sao thì theo bạn là gì?

Thảo luận như vậy, chúng ta sẽ ra được một số nhận định chung.

Chúc các bạn vui khỏe.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo