Áp bức ở Việt Nam điều tồi tệ cho quốc gia chủ toạ APEC - Dân Làm Báo

Áp bức ở Việt Nam điều tồi tệ cho quốc gia chủ toạ APEC

The Nation (Thailand Portal) * VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) dịch - Bắt giam các nhà bất đồng chính kiến trước hội nghị thượng đỉnh APEC là việc quảng cáo tồi tệ cho nỗ lực toàn cầu cải thiện thế giới.

Trong những ngày tới Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, chắc chắn sẽ tăng cường tầm vóc quốc tế trong bối cảnh phức tạp của khu vực và sự phát triển toàn cầu. Rất tiếc, khởi đầu không tốt bằng cách bắt giam các nhà hoạt động dân chủ, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các lãnh đạo thế giới.

Về kinh tế, Hà Nội hoàn toàn hiểu chuyện thay đổi toàn cầu, đặc biệt là sự trỗi dậy của tư tưởng bảo hộ dân túy đã đưa Donald Trump lên nắm quyền tại Hoa Kỳ và kích thích Anh từ bỏ Liên mình châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng nầy ngược lại các nguyên tắc sáng lập của APEC, trong đó nhóm 21 quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau về thương mại tự do và toàn cầu hóa. APEC xuất hiện vào năm 1989 trong bối cảnh truyền bá chủ nghĩa đa phương, thời chiến tranh lạnh đã kết thúc. Chỉ ba năm sau khi Việt Nam bắt đầu chương trình “đổi mới” nhằm chuyển xã hội xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường.

Việt Nam gia nhập APEC vào tháng 11 năm 1998, tìm cách hưởng lợi toàn cầu hóa và kèm theo tự do hóa tài chính. Việt Nam đã khá khôn ngoan, kinh tế phát triển mạnh mẽ và chỉ chậm lại vài lần.

Nhưng các quốc gia APEC - đại diện cho 39% dân số thế giới, 57% tổng GDP và 49% thương mại - hiện đang đối mặt với thách thức mới vì Hoa Kỳ cho thấy ít quan tâm đến chủ nghĩa đa phương. Quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bất ngờ mạnh mẽ cho hàng chục quốc gia, trong đó có Việt Nam. APEC hiện đang cố gắng đạt được mục tiêu của Bogor (xem chú thích) về tự do thương mại và đầu tư vào năm 2020. Sự chống đối của Trump đe doạ điều này được thành tựu.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Apec sẽ tiếp tục tham gia lộ trình và đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của thế giới, tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số, hạn chế bất bình đẳng và bù đắp những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa. Tất cả sẽ đòi hỏi một nỗ lực chung, và Việt Nam mong muốn thúc giục các đối tác tại hội nghị cùng đoàn kết.
Tuy nhiên, tiếng nói của Việt Nam mất đi uy thế đáng kể, khi những người bất đồng chính kiến ​​đang bị bao vây trước hội nghị, ngăn họ gây sự chú ý đến vấn đề trong nước.


Một sinh viên gần đây bị kết án 6 năm tù giam vì đã phân phát "tuyên truyền chống nhà nước". Các nhà hoạt động xã hội khác đã bị bắt và truy tố. Các nhà phân tích nói rằng chính phủ đang cố tình ngăn chặn các nhà phê bình để tránh lúng túng khi các lãnh đạo APEC.

Các nhà hoạt động xã hội khác bị bắt và truy tố. Giới phân tích thời cuộc cho rằng chính phủ đang cố tình ngăn chặn các nhà phê bình hầu tránh lúng túng khi các lãnh đạo APEC bắt đầu tới dự hội nghị.

APEC chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế - nhân quyền không nằm trong chương trình nghị sự. Nhưng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) rất đúng trong việc thúc đẩy các đại biểu ngoại quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh gây áp lực với Hà Nội về vấn đề nhân quyền. Nếu Trump và các thành viên không quan tâm đến việc đàn áp tự do, các thành viên khác của APEC sẽ nói rằng toàn cầu hóa đòi hỏi sự thống nhất thế giới về các vấn đề tương tự.

Phan kim Khánh bị kết án 6 năm vì "Chống chánh quyền"

Không quan trọng ở chỗ Việt Nam chưa bao giờ có dân chủ. Điều quan trọng là gần 30 nhà bất đồng chính kiến, ​​không hề đe dọa về an ninh đã bị bịt miệng, làm im tiếng nói chỉ trích chính phủ. Chế độ bị mất mặt vì hành động bất an, và sự bất an giữa các quốc gia hội viên sẽ làm suy yếu mọi nỗ lực nhằm đạt mục tiêu cao cả của APEC.

Chú thích của người dịch:

- Mục tiêu Bogor: là một loạt mục tiêu nhằm thực hiện thương mại tự do và mở rộng khu Á Châu - Thái Bình Dương được các hội viên kinh tế chấp thuận vào năm 1994 tại Bogor, Indonsesia. Các nhà lãnh đạo đồng ý thông qua mục tiêu dài hạn về thương mại tự do và mở cửa ở Á Châu - Thái Bình Dương.

- Danh sách hội viên APEC (March 15, 2017):

Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, China, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Taiwan, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Nov 1, 2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo