1. Khác nhau giữa cảnh sát Nhật và Công an nhân dân Việt Nam
- “Chào Anh”
- “Đêm qua có ngủ được không?”
- “Đồ ăn ở đây có hợp miệng không? Chắc ăn không được? Thôi ráng ăn đi”
- “Muốn uống gì không? Ở đây chỉ có trà nóng, trà lạnh và nước lạnh thôi, xin lỗi nhen!”
…
Đố bạn đoạn đối thoại này ở đâu? Trong phòng khách gia đình tiếp bạn bè tới chơi hay khách sạn? trong nhà nghỉ ven đường? Bạn lầm to rồi! Đây là trong đồn cảnh sát Nhật, phòng lấy lời khai của tội phạm người Việt Nam.
6 năm làm việc ở quê nhà, không ít lần có dịp tiếp xúc với Công an Nhân dân: Khai báo tạm trú tại đồn, bị chặn hỏi giấy tờ ngoài đường bởi CAGT, khám nhà bởi CA khu vực… khuôn mặt khó đăm đăm, ánh mắt soi mói, đôi khi thái độ rất ư là hằn học, giận dữ tạo cho người đối diện mặc cảm tội lỗi, sợ hãi, nhột nhạt… như tội phạm vậy!
Nhưng nếu có tiền thì sao? Bạn sẽ được đối xử như 1 người bạn hay người thân trong gia đình: Rất tử tế và thân thiện, khi chia tay còn được chào nữa! Cùng là ngành hoạt động bằng thuế của dân, nhưng tại sao 1 bên đối xử với dân (và cả với tội phạm là người ngoại quốc) rất thân thiện và lịch sự, 1 bên lại coi dân mình như kẻ thù hay tội phạm, là đối tượng để trấn lột?
2. Khác nhau giữa người Hà Nội và các tỉnh khác
Tỷ lệ tội phạm của người VN tại Nhật trong những năm gần đây đã vượt lên trên người Trung Quốc, đứng hàng đầu. Họ là những người ra đi tứ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương… qua cách du học hay xuất khẩu lao động. Cầm cố nhà cửa để vay tiền ngân hàng với mục đích thoát nghèo, số tiền có thể khác nhau nhưng ai cũng đau đáu 1 chí hướng: Bằng mọi cách kiếm tiền để trả nợ (Chi phí và cho phía môi giới) và có chút xíu vốn đem về. Công việc là những việc mà người Nhật không muốn làm hay không có người làm: Nặng nhọc, lương thấp… Chủ người Nhật cũng được lợi, lương thì phải trích trả cho Nghiệp đoàn trung gian… Nên cuối cùng nhận vào tay không còn bao nhiêu, họ phải trốn ra ngoài để kiếm việc khác. Cư trú bất hợp pháp thì chỉ có làm chui, không kiếm được thì phạm pháp: Trộm cắp, trồng cần sa hay thậm chí đứng ra thu mua đồ phạm pháp để bán về VN.
Nhưng chưa từng thấy người Hà Nội phạm pháp bị bắt! Họ cũng qua Nhật rất nhiều: Người trẻ là du học sinh đàng hoàng: Tự tin trong phong thái và thoải mái trong cuộc sống không khác sinh viên Nhật là mấy, là những cặp vợ chồng qua du lịch hay chữa bệnh, tiêu tiền không cần đếm, là những người phụ nữ sáng đi chiều về chỉ để làm đẹp, căn chung cư ở vịnh Tokyo giá trên 1 triệu USD khen là rẻ…
Cùng là dân 1 nước tại sao 1 bên thì vất vả, khổ sở vật lộn với cuộc sống, đến độ phải ra xứ người kiếm ăn bằng mọi cách; cạnh đó là 1 lớp người giầu có thong dong, tiêu tiền như nước?
3. Khác nhau giữa công chức Nhật và quan chức Việt Nam
Trong các khu công nghiệp tại Việt Nam, mỗi khi có phái đoàn doanh nghiệp Nhật đến tham quan tìm chỗ đầu tư, bạn sẽ thấy luôn có 1 vài công chức của Bộ hay Tỉnh đi theo nhưng họ luôn là những người khép nép đi bên cạnh hoặc phía sau, khi cần hay được hỏi mới lên tiếng. Nếu sau đó nếu có ăn uống thì chỉ là các quán bình dân và tiền ai người đó trả.
Ngược lại nếu có 1 quan chức Việt Nam đến, người này sẽ là trung tâm, là đối tượng để được tiếp đón và trọng vọng. Các chủ doanh nghiệp sẽ khúm núm và săn đón chung quanh mong được để ý đến, được cười nói vài câu, sau đó là màn nhậu nhẹt tại các khách sạn hay quán ăn
4. Khác nhau về xây dựng đất nước.
Sau khi chấm dứt chiến tranh năm 1945, từ 1 đất nước bị tàn phá tan hoang – đặc biệt là bởi 2 trái bom nguyên tử, năm 1964 Nhật đã tổ chức được Thế Vận Hội và vươn lên thành cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới. Việt Nam hơn 40 năm sau “giải phóng miền Nam” thì sao? Con ốc vít cho Samsung vẫn chưa làm được, chính phủ vẫn đi khắp thế giới xin viện trợ, dân vẫn phải lang thang đi làm thuê, làm mướn khắp thế giới, dù có sự lãnh đạo “tài tình và sáng suốt” của đảng Cộng sản, thường tự xưng là “Đỉnh cao trí tuệ của loài người”!
5. Khác nhau về thái độ bảo vệ lãnh thổ
Chỉ 1 mỏm đá không người tận cực nam, khi Trung Cộng lân la tim cách xâm nhập thì người dân và chính phủ Nhật không ồn ào nhưng cương quyết bày tỏ thái độ bảo vệ làm Trung Cộng cũng phải chùn tay. Hoàng Sa đã mất năm 1974, Trường Sa cũng đang mất dần nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không dám gọi đích danh kẻ thủ để phản đối, người dân không được lên tiếng. Ngày xưa, họ tuyên bố nếu cần phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng miền Nam và hy sinh bao nhiêu thế hệ thanh niên miền Bắc để làm cho được việc này. Nhưng nay đảo mất, Ải Nam Quan không nghe nhắc tới mà chỉ là 1/2 thác Bản Giốc, các vị trí chiến lược trên khắp đất nước đều có sự hiện diện của “Người nước lạ (?)”! thì thái độ hùng hổ, cương quyết đó lại không thấy?
Càng suy nghĩ, cái đầu ngu dốt và tăm tối của tôi càng lùng bùng và không hiểu tại sao? Bạn nào biết giải thích dùm nhé! Cám ơn nhiều.
25/11/2017