Tập Cận Bình, Hoàng Đế Trung Hoa? - Dân Làm Báo

Tập Cận Bình, Hoàng Đế Trung Hoa?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) trong phiên bế mạc sáng nay 24/10/1. Ảnh: AFP.

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Để củng cố quyền lực và thực hiện tham vọng Hoàng Đế Trung Hoa, Tập Cận Bình đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch gây chấn động Trung Cộng từ người dân đến những đại công thần của chế độ.

Chiến dịch đả hổ diệt ruồi

Chu Vĩnh Khang nhận bản án tù chung thân tại một phiên tòa ở Thiên Tân, Trung Quốc. Chỉ ba năm trước, Chu từng là một trong những người quyền lực nhất nước khi giữ ghế trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Bạc Hy Lai từng là một ngôi sao trên chính trường Trung Quốc khi trải qua nhiều chức vụ cao và được dự đoán sẽ nắm giữ vị trí quan trọng hơn trong cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc năm 2012. Tuy nhiên, tháng 9/2013, chính trị gia này bị kết án chung thân vì nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền, đồng thời dính líu đến vụ án giết người của vợ. 

Thượng tướng Quách Bá Hùng, 72 tuổi, đã nghỉ hưu từ năm 2012. Thiếu tướng Quách Chính Cương, con trai của Quách Bá Hùng, cũng bị điều tra tham nhũng. 

Từ Tài Hậu, là cựu Phó Chủ Tịch Quân ủy trung ương, bị khai trừ khỏi đảng, chuyển giao cho cơ quan kiểm sát quân sự vì cáo buộc tham nhũng.

Ông Quách Bá Quyền là em trai của thượng tướng Quách Bá Hùng, người từng nắm nhiều quyền lực trong tay khi là phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc cũng bị kết án có hành vi tham nhũng, lạm quyền, tư lợi cá nhân.

Chủ tịch Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, khi tư tưởng về "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời kỳ mới" của ông được đưa vào điều lệ đảng sửa đổi tại Đại hội 19. Các nhà phân tích phương Tây cho rằng quyền lực mà ông Tập có được hiện nay có sự đóng góp rất lớn của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" mà ông phát động cách đây 5 năm, theo NPR.

Một số người cho rằng chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của ông Tập mang động cơ chính trị, nhưng Arthur Kroeber, giám đốc điều hành công ty dịch vụ tài chính Gavekal Dragonomics, nhận định Chủ tịch Trung Quốc có mục tiêu lớn hơn nhiều.

Thâu tóm quyền lực

Ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ Tịch nước trong đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc.

Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc với sự tham gia của 2.336 đại biểu nhất trí đưa "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình" vào Điều lệ đảng, nâng vị thế của ông Tập ngang Mao Trạch Đông. 

Ông Tập giờ đây nắm giữ 10 vị trí lãnh đạo có thể giúp ông kiểm soát Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc.

Tham vọng trở thành siêu cường hàng đầu thế giới

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ lâu đã được dẫn dắt bởi triết lý được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1990: "Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế. Duy trì ẩn mình và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu".

Ông Tập muốn Trung Quốc sẽ không còn tránh né vị thế dẫn đầu thế giới. Trong đại hội 19 ông tuyên bố "Đã đến lúc chúng ta phải lên sân khấu trung tâm thế giới và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại", Trung Quốc "sẽ đứng ở vị trí cao và vững chắc ở phía đông", trở thành "siêu cường hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21", ông đề cập đến tham vọng hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" của mình. Và đến năm 2035, Trung Quốc sẽ có quân đội đẳng cấp thế giới.

Bình luận viên Joyce Lee của Time cho rằng kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Với sự tập trung quyền lực cao độ, ông Tập giờ đây nắm giữ 10 vị trí lãnh đạo có thể giúp ông kiểm soát Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc.

Ông Tập tạo khoảng trống quyền lực

Ông Tập đã phá thông lệ từ thời Đặng Tiểu Bình là Tổng Bí thư chỉ định người kế nhiệm sau một nhiệm kỳ: Hồ Cẩm Đào được bổ nhiệm sau khi Giang Trạch Dân nắm quyền một nhiệm kỳ, Tập Cận Bình được chỉ định năm 2007 khi Hồ Cẩm Đào hết nhiệm kỳ đầu, nhưng ông Tập Cận Bình không chỉ định người kế vị tại đại hội 19.

Theo BBC News, ngoài hai người ở lại là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, năm nhân vật mới vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ quá tuổi quy định vào kỳ Đại hội 20 năm 2022, nên sẽ không thể cạnh tranh để lên chức vị cao nhất là Tổng Bí Thư.

Hai nhân vật sáng giá, đủ tuổi để đến kỳ sau có thể thay thế, Trần Mẫn Nhĩ (57), và Hồ Xuân Hoa (54), dù vào Bộ Chính trị nhưng không được vào Ban Thường vụ, họ không có cơ hội kế nhiệm ông Tập, nếu ông rời vị trí năm 2022. Đó là ý đồ của Tập.

Đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội 19 chỉ là cách để ông Tập Cận Bình nhắm tới nhiệm kỳ ba, sau 2022.

Hai dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình mong muốn có được vai trò tương tự như Mao. Tập không ủng hộ quyền lãnh đạo tập thể mà muốn ông là người lãnh đạo tối cao. Với chứng cứ rõ ràng, ngoài chức danh Tổng Bí thư, lãnh đạo Quân ủy Trung ương Đảng và Chủ tịch nước, Tập Cận Bình còn là lãnh đạo của những ủy ban trọng yếu khác: Ủy ban An ninh Quốc gia, cơ quan có thẩm quyền đối với quân đội, lực lượng cảnh sát, và tất cả các cơ quan an ninh quốc gia; Nhóm lãnh đạo Trung ương về cải tổ sâu toàn diện, có vị trí cao hơn Quốc Vụ Viện, mà Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật đứng thứ hai trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, chịu trách nhiệm điều hành các công việc về kinh tế; và các nhóm lãnh đạo trung ương về đối ngoại, an ninh mạng, và công nghệ thông tin.

Một dấu hiệu nữa cho thấy Tập quyết tâm trở thành một lãnh tụ tối cao của Trung Quốc giống như Mao chính là sự sùng bái cá nhân được xây dựng, phổ biến rộng rãi, nhanh chóng trong 5 năm qua. 

Những điều này đưa ra chỉ dấu rằng ông Tập sau rời chức Chủ Tịch Nước mà theo luật chỉ có hai nhiệm kỳ, có thể ở lại chức Tổng Bí thư Đảng (không hạn chế nhiệm kỳ), và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, như một bình luận trên New York Times.

Giấc mơ của Tập là “Giấc Mơ Trung Hoa” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một nước hùng cường và tươi đẹp. Thật ra ý tưởng “Giấc Mơ Trung Hoa” được “mượn” từ quyển “Trung Quốc Mộng của Đại tá Lưu Minh Phước, giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, xuất bản năm 2010. Quyển sách có 8 chương, trong đó có phần nguy cơ nước Tàu sẽ trổi nhưng không dậy vì ba (3) nguyên nhân chính yếu (a) mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên, (b) mâu thuẫn giữa người với người, (c) mâu thuẫn giữa Tàu và thế giới. Ông Phước đề ra ba sáng kiến để ứng phó với các nguy cơ trên, đó là: (a) tạo ra kỳ tích “Dân chủ kiểu Tàu, (b) tạo ra kỳ tích phân phối của cải và (c) tạo ra ký tích “nắm quyền lâu dài và liêm khiết lâu dài”. Riêng phần nầy đúng ý đồ mà Tập chuẩn bị từ 5 năm qua bằng nhiều biện pháp đả hổ, diệt ruồi, săn cáo nhằm mục đích giữ “liêm khiết lâu dài”, nhưng sự thực là để loại bỏ hết những đối thủ chính trị của mình hòng giữ ngôi vị không những 10 năm mà có thể là 20 hoặc 25 năm như các Hoàng Để Trung Hoa cổ đại. Lưu Minh Phước khoe khoang rằng “đế quốc Tàu mạnh mà không xưng bá, lớn mà không ngang ngược, thiếu tài nguyên để phát triển nhưng không bành trướng xâm lược, thực hành vương đạo không chọn bá đạo, đối xử với các nước nhỏ như đại ca với tiểu đệ, lấy đức trị thiên hạ, lấy nhân đãi bốn phương, là một đế quốc kiểu đạo đức, mãi mãi không bắt nạt kẻ khác, một vạn năm nữa cũng không xâm lược ai, dân tộc Tàu có tính hoà bình, lương thiện, nhân nghĩa hữu ái, là dân tộc ưu tú nhất thế giới” (Người Dân số 325, trang 8).

Xin mời quí vị đọc lại những gì ông Tập tuyên bố trong đại hội 19: “Trung Quốc trở thành hùng cường không đe doạ bất kỳ quốc gia nào. Trung Quốc phải tập để có tư duy thích hợp, đảm bảo quốc tế biết ý muốn của Trung Quốc”. Trung Quốc đâu cần phải tập, mà trong tiềm thức họ đã có sẳn tính ngang ngược, trịch thượng, không tuân thủ phán quyết của toà án quốc tế về Biển Đông. Đây là lời răn đe của tên đao phủ thủ chớ không phải lời tuyên bố của lãnh đạo một cường quốc.

Với đà kinh tế phát triển do chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình, Tập thừa hưởng thành quả đó, nhưng Tập nghĩ đó là do tài lãnh đạo anh minh của mình, tự xem mình vĩ đại như Mao, và Tứ Đại Hoàng Đế của Tàu như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ, Đường Tông và Tống Tổ.

Ông Tập trình bày Bức Tranh Sơn Thủy Tàu với viễn ảnh chiếm được 58% tổng thu nhập thế giới vào năm 2050, dựa trên con số tổng thu nhập từ đời Đường từ thế kỷ thứ 7, sự thành công tạo ra do sáng kiến Con Đường Tơ Lụa.

Ông dựa vào khuôn mẫu thành công trong qúa khứ mà giao thương xuyên Á dựa vào phương tiện ngựa thồ, thuyền buồm để đem ra làm mô hình thành đạt trong thời đại vận chuyển bằng phi cơ, xe lửa cao tốc, tàu thủy chạy bằng năng lượng nguyên tử. Tập và Phước đúng là hai nhà kinh tế siêu hạng của những kinh tế gia thiểu năng.

Riêng con số 58 % tổng sản lượng thế giới từ đời Đường (618-907) không biết ông Tập lấy từ đâu ra. “Theo H. Cohring, năm 1660, H.Cohring - nhà kinh tế học người Đức giảng bài tại Trường đại học Holmsted về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Năm 1682, cuốn sách "Số học chính trị" của William Petty - nhà kinh tế học người Anh; năm 1759, G.Achen Wall (1719-1772) -giáo sư người Đức dùng từ "statistik", "status" (Thống kê)”. Như vậy, thống kê học hình thành vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 và chủ nghĩa tư bản cũ đã tạo điều kiện cho thống kê ra đời và phát triển” (wikipidea). Đời Đường đã có thống kê về kinh tế, đúng ông Tập là “thánh tổ” của nghề nói dối.

Trung Cộng là mối bất an, nổi ám ảnh của các nước nhỏ Đông Nam Á, nhưng không phải là không có biện pháp chế ngự. Khu Tứ Giác Kim Cương, Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc sẽ là lá chắn mà một mình Trung Cộng không thể nào đối phó nổi. Tập phải lắng nghe lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là "ẩn mình, chờ thời" đừng bộc lộ bản chất ngoại giao nước lớn. Nếu không, Tập sẽ là một nhà chánh trị thất bại. Đó là lời khuyên của học giả Ngô Tộ Lai của Viện Nghệ Thuật Trung Quốc.

2/11/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo