Tội ác của Hồ Chí Minh & đảng CSVN trong thảm kịch triền miên của dân tộc Việt từ gần một thế kỷ và việc bội phản để đưa đất nước vào vòng nô lệ ngoại bang - Dân Làm Báo

Tội ác của Hồ Chí Minh & đảng CSVN trong thảm kịch triền miên của dân tộc Việt từ gần một thế kỷ và việc bội phản để đưa đất nước vào vòng nô lệ ngoại bang

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Chủ nghĩa Cộng Sản, một thứ quái thai có một không hai của thế giới loài người, đã kéo dài hơn 70 năm trên quê hương Việt Nam. Trên toàn thế giới, chủ nghĩa cực kỳ quái đản này đã bị ''vất vào sọt rác'' từ đầu thập niên 90's. Trong hơn 70 năm hoành hành trên thế giới, theo Nghị Viện Âu Châu (European Parliament, Nghị Quyết 1481, năm 2006), chủ nghĩa này đã là nguyên nhân đưa đến cái chết của gần 100 triệu người, là nguyên nhân gây ra những tàn phá về vật chất cũng như về tinh thần không bút nào tản xiết, của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.

Khi Chủ nghĩa CS ở Âu Châu- cái nôi xuất phát của lý thuyết CS điên loạn - cáo chung vào đầu thập niên 90's, người Việt tại khắp nơi đã hy vọng vào sự tan rã của CSVN, nhưng không may cho giống nòi Việt, chúng đã tìm cách biến thể (métamorphose) để được tồn vong dù phải dâng hiến quê hương cho ngoại bang Tàu cộng. Sự thực, ý niệm về quê hương, tổ quốc, về tình tự dân tộc không bao giờ nẩy nở trong đầu những người CS bởi vì thế giới, dưới mắt người CS, sẽ là một thế giới đại đồng, không biên giới. Như mấy câu tả biên giới giữa VN và Trung Hoa của một ''văn nô CS'' ở miền Bắc VN (hình như là Tố Hữu Nguyễn Văn Lành, nhà thơ ''cung đình'' của chế độ):

Bên ni biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương.

Theo lý luận của những người người cầm đầu đảng CSVN sự tồn vong của đảng CS mới là điều tối quan trọng đối với người Cộng Sản, quê hương chỉ là thứ yếu, vì theo Karl Max: sẽ không còn biên giới giữa những quốc gia trong một thế giới đại đồng của Cộng Sản Chủ Nghĩa. CSVN lý luận: còn Đảng, còn tất cả; mất Đảng, mất tất cả. Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư của Đảng CSVN vào đầu thập niên 90's, đã tuyên bố: thà mất nước chứ không để mất Đảng.

Trên thực tế, VN đã mất về tay ngoại bang TC từ ngày Hồ Chí Minh và bè lũ sang Tàu cầu viện, nhận viện trợ của Tàu cộng. Sau khi Mao Trạch Đông và CS Tàu chiếm được toàn thể Hoa Lục năm 1949, viện trợ của Tàu cộng cho CSVN, gồm cả các cố vấn TC, bắt đầu được đổ vào Việt Bắc. Theo các Hồ Sơ Mật được giải mã, cũng như theo tác giả Qiang Zhai trong cuốn sách ''China and the Vietnam wars 1950-1975. Univ of North Carolina Press", các cố vấn Tàu như Thượng tướng Vi Quốc Thanh (Trưởng đoàn Cố Vấn về Quân sự), Lã Quí Ba (Trưởng đoàn Cố Vấn về Chính trị)... mới là những người bầy mưu, thiết kế và điều khiển các trận đánh lớn với quân Pháp như Trận Biên Giới (1949-1950), trận Điện Biên Phủ... Lã Quí Ba là người đã giúp CSVN tổ chức các cơ cấu của một chính quyền, từ tài chánh đến Tư Pháp... Cao điểm của công cuộc viện trợ quân sự là ở vào thời kỳ có chiến dịch Điện Biên Phủ, Tàu cộng đã viện trợ cung cấp tin tức tình báo, võ khí, lương thực, hậu cần (logistic) và cả nhân lực cho Quân Đội Nhân Dân của CSVN.

Trên thực tế, thảm kịch của dân tộc Việt được bắt đầu trước khi TC, Nga Sô và Khối CS Quốc tế đổ viện trợ vào VN cho Hồ Chí Minh và CSVN. Thực ra, thảm kịch của dân tộc đã bắt kể từ khi Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta trong đảng CS Đông Dương du nhập Chủ nghĩa CS vào Việt Nam theo lệnh của Cộng sản Quốc tế để dùng VN làm bàn đạp để "nhuộm đỏ" toàn vùng Đông Nam Á, trong đó dĩ nhiên có Việt Nam. Tranh đấu chống Pháp để dành độc lập cho quê hương chỉ là cái cớ mặt ngoài để Hồ Chí Minh và đảng CSVN lôi kéo người Việt nhất là các thanh thiếu niên yêu nước vào hàng ngũ Cộng Sản.

Phản bội dân tộc bằng những hình thức diệt chủng đủ loại khiến từ 2 đến 5 triệu người Việt bị chết:

Thế chiến thứ 2 chấm dứt vào năm 1945. Lúc này Thực dân Pháp đã bị Nhật Bản ''đuổi'' khỏi đất nước Việt Nam. Vì những thay đổi của thời cuộc, sự đồng tình của hoàn cảnh (concours de circonstances), đảng CS của Hồ Chí Minh đã được tham dự vào một Chánh Phủ Liên Hiệp tại VN, trong đó, Hồ Chí Minh được phong làm Thủ tướng. Oái oăm thay, Hồ Chí Minh lại cho phép Pháp trở lại VN sau Hội Nghị Fontainebleau, sau khi Hồ Chí Minh ký Tạm Ước (Modus Vivendi) với Bộ trưởng Thuộc Địa của Pháp Marius Moutet ngày 14/9/1946 tại Paris để cho phép quân Pháp trở lại VN. Thực vậy, Hồ Chí Minh đã muốn mượn tay Pháp giúp Cộng Sản VN của Hồ tiêu diệt những người Việt Quốc Gia không cùng chính kiến với Chủ nghĩa CS, như những người Việt theo Đệ tứ Quốc tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu v. v...

Hồ Chí Minh và các đảng viên CSVN, với sự trợ giúp của Nga Sô, của Tàu Cộng và của thế giới các nước CS đã trở thành độc quyền của cái gọi là "kháng chiến chống Pháp, dành độc lập cho dân tộc". Chiến tranh Đông Dương bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946. Hồ Chí Minh đã thẳng tay tiêu diệt những người không cùng chính kiến để độc quyền đẩy cả dân tộc vào vòng nô lệ chủ nghĩa Cộng Sản điên loạn. Hiệp Định Genève được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 sau gần 9 năm máu lửa trong chiến tranh với Quân Pháp. Một nửa nước Việt, kể từ vỹ tuyến 17 rơi vào tay CS. Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta đã đặt được "một đầu cầu quan trọng" cho công việc bành trướng của chủ nghĩa CS trên toàn vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh xâm lăng Miền Nam 1959-1975, Tông Bí thư Lê Duẩn đã nhìn nhận không mảy may dấu diếm: "ta đánh Mỹ là đánh cho Nga, cho Trung Quốc" thay vì gân cổ hò reo "đánh Mỹ cứu nước" như Bộ máy tuyên truyền của Công Sản ra rả mỗi ngày bằng đủ mọi phương tiện truyền thông.

Chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 hay cuộc ''áp đặt'' chủ nghĩa CS trên quê hương VN đã mang lại tàn phá, chết chóc cho dân Việt:

Một nửa quê hương rơi vào tay Cộng Sản. Trên phương diện truyền bá chế độ CS, Hồ Chí Minh và bè lũ CSVN đã thắng một bước đầu quan trọng trong công cuộc làm tay sai cho Cộng sản Quốc tế trong tiến trình chinh phục toàn thế giới của chủ nghĩa này. Thế giới tự do đã thua keo đầu tại Việt Nam năm 1954 trong công cuộc ngăn chận sự bành trướng của Cộng Sản.

Thiệt hại về phía Pháp trong cuộc chiến 1946-1954:

- Thương vong: 140.992 trong đó 75.867 bị chết, 65.125 bị thương nặng, nhẹ.

- Trong toàn bộ cuộc chiến, nước Pháp đã tốn 3.370 tỷ Phật lăng (francs). Trung bình 1 tỷ phật lăng mỗi ngày

- Cũng trong thời gian đó Chính Phủ của Pháp thay đổi 20 lần. Trung bình mỗi Nội Các chỉ tồn tại có 7 tháng. Chính phủ yểu tử nhứt chỉ tồn tại có 7 ngày phù du.

- Trong gần 9 năm chiến tranh, nước Pháp đã 7 lần thay vị Tướng chỉ huy quân Pháp ở VN. Đó là ta không kể vị tướng thứ 8: Paul Ély. Đại Tướng Paul Ély là vị tướng cuối cùng của Pháp trong những ngày Hiệp định Genève được ký kết. ĐT Paul Ély chỉ đến VN để tổ chức đưa quân viễn chinh Pháp về nước, hoặc sang Algérie.

Chiến tranh ở VN đã làm nước Pháp bị suy sụp nặng nề hơn bao giờ hết. Tinh thần dân Pháp, tinh thần quân đội Pháp xuống rất thấp.

* Thiệt hại của phía Quốc Gia không Cộng Sản: Phía Quốc Gia không CS có 419. 000 thương vong.

* Thiệt hại về phía CS: Có 191.605 người chết và khoảng từ 123.000 tới 400.000 thường dân thương vong.

Chiến tranh chống Pháp gọi là giành độc lập đã khiến trên 1/2 triệu thường dân bị chết, không kể hàng trăm ngàn người bị CSVN thủ tiêu hay bị giết trong các công cuộc thanh trừng như Rèn Cán Chỉnh Quân, Phong Trào Tam Phản, cuộc Cải Tạo Công Thương Nghiệp, cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ). Cuộc CCRĐ được kéo dài vài năm tại Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa sau Hiệp định Genève.

Đất nước bị tàn phá nặng nề. CSVN cai trị toàn Miền Bắc bằng bàn tay sắt từ năm 1954 tới năm 1975. Từ những năm 50, dân Việt ở miền Bắc vĩ tuyến 17 bắt đầu một cuộc hành trình vô định đầy đau khổ, sợ hãi trong bàn tay sắt của Hồ Chí Minh đảng CSVN. Văn hóa của dân tộc bị CS hoàn toàn thay đổi bằng văn hóa XHCN. Đó là thứ văn hóa của "con tố cha, vợ tố chồng", văn hóa của ăn cắp, của lường gạt, của nói dối... Sau ngày 30/4/1975, cá tính của người xã hội chủ nghĩa miền Bắc đã khiến người Việt ở miền Nam tự hỏi phải chăng, sau 21 năm bị CS giáo dục, họ đã trở thành một "người của một nước khác hay người đến từ một hành tinh khác"?

Ngay từ những năm 1949-1950, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã thi hành chính sách "diệt chủng" tại ngay các vùng đất do người CS kiểm soát. Chính sách đó được Hồ và các đồng chí tiếp tục thi hành một cách rất tích cực tại một nửa quê hương ở phía Bắc của vĩ tuyến 17. Tất cả những cá nhân, tổ chức... bị triệt hạ không thương tiếc bởi chính Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông trong đảng CSVN. Từ 1954 đến năm 1975, toàn miền Bắc ngoan ngoãn phục tùng chế độ. Các đàn áp nhắm vào dân chúng đã khiến nhiều người thiệt mạng. Điển hình là Cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) từ những năm 1952-1953 cho mãi tới năm 1956-1957 thì phải tạm ngưng vì dân chúng oán than lên tới mãi trời xanh. Có hơn 172. 000 người bị giết (trong số có 165. 000 bị giết oan (?) theo thống kê của Hà Nội. Nhưng theo Bùi Tín, số người bị giết lên tới trên dưới 1/2-3/4 triệu người. Hồ Chí Minh đưa "người hùng Điện Biên Phủ (?)" Võ Nguyên Giáp ra tạ tội trước nhân dân. Hồ cũng cách chức cho có lệ vài nhân vật. Còn bản thân Hồ thì "bình chân như vại", mở miệng tuyên bố: "sẽ sửa sai; sai thì sửa theo đúng tinh thần của người Bolchevik". Quả thực là tàn nhẫn! 172. 000 người chết vì sai lầm chứ đâu có chỉ vài người bị chết trong CCRĐ này. Hồ Chí Minh chính là thủ phạm của cuộc thảm sát này. Các chứng tích Hồ là thủ phạm đã được tìm thấy trong văn khố của Nga, trong đó trong bức thư của Hồ gửi Staline nói về quyết tâm của ông ta trong cuộc CCRĐ.

Dịch thư Hồ Gửi Staline:

Đồng chí Staline thân mến.

Xin gửi ngài chương trình Cải Cách Ruộng Đất của Đảng Lao Động Việt Nam

Chương trình hành động được lập ra bởi chính tôi với sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Sao Shi
Văn Sha San.

Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.

Gửi lời chào Cộng Sản

Hồ Chí Minh 30/10/1952.

Hồ Chí Minh đích thực là thủ phạm đã gây ra cái chết của hơn 165.000 người vô tội trong CCRD. Hố đã đưa vài con "dê tế thần" như Trường Chinh, Lê Liêm, Hồ Viết Thắng... ra chịu tội trước nhân dân.

Các chiến dịch như Phong trào Tam Phản, vụ Quỳnh Lưu (1956) vụ Nhân Văn Giai Phẩm... đều đưa đến thảm sát, tù đày hàng ngàn, hàng vạn con dân đất Việt. Trong lịch sử của dân Việt, chưa có một lãnh tụ nào lại giết rất nhiều đồng bào như Hồ Chí Minh.

Cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa của Cộng Sản VN và Cộng Sản Quốc Tế (1959-1975):

Theo hiệp định Genève ký ngày 20/7/1954, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức 2 năm sau Hiệp định để thống nhất đất nước. VNCH ở Miền Nam, do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, đã từ chối thi hành. Nhưng ngay từ lúc đặt bút ký Hiệp Định Genève, Hồ Chí Minh và đảng CSVN của Hồ đã sửa soạn ngay công cuộc xâm lăng Miền Nam. Cán binh CS được lệnh chôn dấu võ khí, ở lại miền Nam, không tập kết ra Bắc theo đúng những qui định của Hiệp Định Genève. Lê Duẩn, Xứ ủy Nam bộ là người chỉ huy đám CS nằm vùng này. Chính phủ của TT Ngô Đình Diệm, bằng các chiến dịch Tố Cộng, Diệt Cộng cộng với các cuộc hành quân bình định có tầm vóc, đã làm cho đám CS nằm vùng khốn đốn. Theo báo cáo của Lê Duẩn gửi Bộ Chính trị CSVN, chỉ trong 4 năm từ 1955 đến 1959, trong hàng ngũ đám CS trốn tập kết để ở lại Miền Nam, đã có:

- 70.000 đảng viên, cán bộ bị giết.

- Gần 900.000 cán bộ đảng viên bị bắt cầm tù.

- Khoảng 200.000 bị tra tấn thành thương tật qua nhiều đợt Tố Cộng, Diệt Cộng, các cuộc hành quân càn quét trong các chiến dịch bình định như Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu (1956, do Thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy), Chiến dịch Trương Tấn Bửu (năm 1956 do Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy).

Năm 1956, trước tình thế có thể đi đến tan vỡ của đám CS nằm vùng, Lê Duẩn bắt đầu viết một bản cương lĩnh quan trọng: Đề Cương Cách Mạng Miền Nam. Theo nhận định của Lê Duẩn, chỉ có nổi dậy vũ trang, càng sớm càng tốt, mới hoàn thành Cách mạng Cộng sản ở miền Nam. Bản Đề cương được gửi ra Bắc, đến Bộ Chính trị ở Hà Nội. Đó là tiết mục chính cho Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 năm 1959. Để sửa soạn cho cuộc nổi dậy, du kích CS bắt đầu các hoạt động phá hoại, ám sát các viên chức nhất là các viên chức xã ấp. Trận đánh lớn để mở màn là trận Trãng Sụp ở Tây Ninh năm 1959, khiến 1 trung đoàn QLVNCH bị đánh úp, thiệt hại nặng.

Cuộc xâm lăng kéo dài tới ngày 30/4/1975 thì chấm dứt với cái gọi là "sự thất trận của Miền Nam."

Những con số khủng khiếp về thiệt hại của cuộc chiến xâm lăng Miền Nam 1959-1975:

Cuộc chiến xâm lăng Miền Nam kéo dài từ năm 1959 tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc chiến này chỉ là tiếp nối cho cuộc chiến thứ nhất từ 1946 cho tới ngày 20 tháng 7 năm 1954. Hai cuộc chiến thực ra chỉ là một, nhằm thiết lập chế độ Cộng sản lên quê hương với giai đoạn ngưng chiến tạm thời từ năm 1954 tới năm 1959. Giai đoạn từ 1954 tới năm 1959 chỉ là giai đoạn mà tiếng súng tạm thời ngưng nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn dưới một hình thức khác vì chưa bao giờ thực sự có hoàn toàn ngưng chiến. Ngay từ khi chữ ký của các phe trên Hiệp định Genève chưa khô mực, Hồ và đảng CSVN đã sửa soạn kế hoạch để xâm lăng Miền Nam, từ '"đầu cầu" CS mà CS quốc tế đã đặt được ở Bắc Việt. Một khi cộng sản hóa được miền Nam, CS Quốc tế sẽ tiếp tục con đường chiến thắng để nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Nước Việt chỉ là bước đầu trong sự nghiệp Cộng sản hóa nhân loại; CSVN chỉ là những kẻ được ủy nhiệm (guerre déléguée) làm những tên lính xung kích đánh thuê như chính TBT Lê Duẩn đã xác nhận trong trận chiến xâm lăng miền Nam: "Ta đánh đây là đánh cho Nga, cho Tàu".

1/ Tổn thất về nhân mạng của các bên tham chiến trong 16 năm chiến tranh.

Cuộc chiến khốc liệt từ năm 1959 cho đến ngày 30-4-1975 đã khiến từ 3 đến 5 triệu người bị chết, gồm các quân nhân và thường dân ở cả 2 miền Nam và Bắc. Hàng triệu, triệu người bị thương nặng nhẹ cùng hàng triệu gia đình tan nát. Hàng triệu con trẻ, trong một sớm một chiều, trở thành các trẻ mồ côi. Quả là một cuộc chiến bi thảm, vô ích dáng xuống quê hương VN. Sau này ai cũng phải đồng ý đó là một cuộc chiến rất đắt giá cho dân tộc nhưng hoàn toàn không mảy may cần thiết.

Sau đây là vài con số:

* Phía CS có 849.016 tử trận, khoảng 500.000 tới 600.000 bị thương. Đó là những con số ước lượng của Cộng Sản. Sự thực, con số tử vong còn cao hơn nhiều, trong đó phải kể tới những người chết trên đường vượt Trường Sơn vào Nam theo mòn Hồ Chi# Minh hay theo ''đường mòn Hồ Chí Minh trên biển '' để xâm nhập Miền Nam.

* Phía Hoa Kỳ có 58.220 quân nhân tử trận, 305.000 người bị thương trong đó đã có 153.000 người bị thương nặng hoặc tàn phế vĩnh viễn.

* Phía QLVNCH có khoảng 310.000 tử trận và mất tích; 1.170.000 bị thương nặng nhẹ. Số bị thương thành phế tật không được kiểm kê một cách chính xác. Người ta dự đoàn, con số tàn tật vĩnh viễn vì thương tật do chiến tranh, có thể lên tới 1/2 triệu người. Đó là ta chưa kể đến số người mất tích, chết đuối, chết vì cướp biển trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do.

* Quê hương VN từ Nam chí Bắc bị tàn phá nặng nề vì bom đạn (nhiều hơn tổng số bom đạn dùng trong thế chiến thứ 2).

Trong khoảng thời gian đó, theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, nước này đã ''tiêu'' 168 tỷ dollars cho cuộc chiến (tương đương với 950 tỷ dollars theo thời giá năm 2011) Đó là một cuộc chiến rất đắt giá cho Hoa Kỳ. Đắt giá vì đã có ảnh hưởng rất tai hại lên xã hội Hoa Kỳ về mọi phương diện như chưa bao giờ xã hội Mỹ lại bị chia rẽ, đảo lộn như trong thời kỳ có chiến tranh ở VN, một xứ sở ở xa Hoa Kỳ một nửa vòng trái đất.

Mối tình Việt cộng - Tàu cộng từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tới nay:

Trong suốt hơn 2 ngàn năm lịch sử của dân tộc, Người Việt luôn luôn phải chống lại tham vọng lấn chiếm để đồng hóa dân tộc Việt. Người Tàu đã đô hộ đất Việt nhiều làn, có lần lâu tới hơn 1. 000 năm, nhưng người Tàu đã thất bại trong các âm mưu đồng hóa dân tộc Việt sáp nhập nước Việt vào nước Tàu. Để được yên thân, sống còn, các Vua, Chúa của VN đã tạm thời nhận là Vương quốc chư hầu của Tàu. VN phải triều cống Tàu, nhận làm chư hầu để được sống còn. Ý định xâm chiếm các nước lân bang lúc nào cũng bàng bạc trong đầu óc người Tàu.

Sự ra đời của đảng CS Đông Dương (tiền thân của đảng CSVN) là một cơ hội hiếm có đến với các nhà lãnh đạo của đảng CS Tàu. Năm 1949-1950, Cộng sản Tàu, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã chiếm được toàn thể nước Tàu, áp đặt chế độ Cộng Sản. Lê Nin, khi đưa chế độ CS vào nước Nga đã dùng khẩu hiệu: công nhân, thợ thuyền là lực lương của cách mạng vô sản. Ở Tàu, một nước nông nghiệp, Mao Trạch Đông tuyên bố: nông dân là sức mạnh chính của cuộc cách mạng CS.

Quân đội CS Tàu đã tiến tới sát biên giới VN khiến Pháp lo ngại. Chính Phủ Pháp bèn phái Đại tướng Revers sang VN để ước định tình hình. Sau trận biên giới năm 1949-1950, biên giới giữa VN và Tàu bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Tàu Cộng được rộng đường đổ các tiếp tế cho quân đội của kháng chiến. Ngoài ra các cố vấn TC cũng ùn ùn kéo sang VN để trực tiếp điều khiển cuộc chiến chống Pháp.

Sau Hiệp Định Genève ký ngày 20/7/1954, một nửa nước Việt kể từ Ải Nam Quan xuống tận vĩ tuyến 17, rơi vào tay CS. Đó quả là một bàn đạp mở đầu cho việc cộng sản hóa toàn vùng Đông Nam Á. Trong công cuộc xâm lăng Miền Nam, TC đã hỗ trợ một cách rất tích cực cho CSVN của Hồ Chí Minh. Trong chiến tranh xâm lược miền Nam, 300. 000 quân TC đã bí mật vào trấn giữ Miền Bắc để đề phòng Quân Đội VNCH và Mỹ đổ bộ, đưa chiến tranh ra Bắc Việt.

Mối bất đồng giữa Tàu cộng và Việt cộng bắt đầu nhen nhúm từ những năm cuối của cuộc chiến vì lý do TC không muốn CSVN chiến thắng, chiếm Miền Nam. Mao Trạch Đông (chết năm 1976) từng khuyên Cộng quân VN chỉ nên tổ chức những trận chiến nhỏ cấp trung đội để tránh bị phi pháo của Mỹ tiêu diệt (?). Hình như trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Hải quân của TC đã tiến gần vào VN để sẵn sàng tiếp ứng cho quân CSBV ở miền Nam nếu được yêu cầu (?).

Sau khi CSVN hoàn toàn chiếm Miền Nam, hình như Mao đã tuyên bố cuộc cách mạng ở VN phải được làm lại (?). Mối tình đồng chí, anh em, môi hở răng lạnh, cứ rạn nứt dần.

Ngày 18 tháng 9 năm 1975, vài tháng sau khi chiếm toàn VN, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn viếng thăm chánh thức Tàu Cộng. Ông đã được các lãnh đạo của CS Tàu tiếp đãi rất lạnh nhạt. Lê Duẩn về nước 2 ngày sớm hơn dự trù và Lê Duẩn cũng không mở tiệc chiêu đãi các viên chức TC theo đúng truyền thống ngoại giao. Lê Duẩn cũng không đưa ra phát biểu cũng như thông cáo nào về cuộc thăm viếng gọi là "hữu nghị" của người đứng đầu Đảng CSVN.

Từ giữa năm 1976, tình hình giao hảo (?) giữa 2 nước xấu hẳn đi vì những tranh cãi về:

- Vấn đề biên giới giữa hai nước;

- Vấn đề người Việt gốc Hoa;

- Và đặc biệt vai trò của Nga Sô trong trật tự thế giới và khu vực.

Tháng 2 -1977, TC cho VN biết họ không sẵn sàng cung cấp viện trợ cho VN để tái thiết đất nước sau chiến tranh. TC cũng im lặng không hành động gì cả để làm dịu đi Campuchia trong vấn đề tranh chấp với VN.

Ngày 20 tháng 11 năm 1977, Lê Duẩn lại công du Tàu cộng để cố gắng cải thiện việc bang giao giữa 2 nước. Cuộc tiếp đón này không được long trọng so với cuộc tiếp đón Pol Pot một tháng trước đó. Lê Duẩn đề nghị TC góp sức khuyên can Campuchia để làm cho tình hình biên giới Tây Nam trở nên bớt căng thẳng. Nhưng TC lờ hẳn đi để tiếp tục viện trợ súng đạn, huấn luyện cho quân đội Campuchia. Với sự viện trợ, huấn luyện của TC, quân đội Campuchia đang từ 4 sư đoàn được tăng lên thành 16 sư đoàn.

Mặt khác, Quân khu Quảng Châu lớn tiếng hô hào phải chuẩn bị để đánh VN. Tháng 1 năm 1978, Phạm Văn Đồng lên tiếng kêu gọi các nước xã hội chủ nghĩa phải giúp VN để giải quyết vấn đề Campuchia. TC không hề đáp ứng lời kêu gọi này.

Tình hình Việt-Tàu cực kỳ căng thẳng trong nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Người Việt gốc Hoa.

Tháng 4 năm 1978, VN tiến hành Cải tạo Công thương nghiệp ở miền Nam. Vấn đề người Việt gốc Hoa được TC nêu lên bởi vì theo TC, việc cải tạo này của VN là một thách đố công khai chính sách bảo vệ người Hoa ở nước ngoài mà TC vừa công bố. Để đón người Hoa ở VN hồi hương, TC lập ra các trạm tiếp đón những người Hoa mà TC gọi là các "nạn kiều" vì bị phía VN ngược đãi. TC cũng cho tầu qua đón các "nạn kiều" và chỉ đón các "nạn kiều" mà thôi.

TC đơn phương cắt các viện trợ cho VN làm tình hình thêm căng thẳng. Ngày 12 tháng 5 năm 1978, TC cắt 21 dự án viện trợ cho CSVN đang được tiến hành với lý do phải cần tiền để giúp người Hoa hồi hương có thể sinh sống. Ngày 30/5/1978, TC hủy bỏ thêm 51 dự án khác, nêu lên lý do TC cần tiền cho những người Hoa hồi hương. Ngày 3-7-1978, TC thông báo họ hủy bỏ hết các dự án, chương trình viện trợ cho VN đồng thời rút hết các chuyên viên kỹ thuật về Tàu. Phải chăng hành động như vậy TC đã giáng một đòn chí tử vào nền kinh tế đang còn bấp bệnh của VN?

Tranh chấp ở biển Đông càng ngày càng trở thành một vấn đề. Ngày 10-9-1975, TC gửi công hàm cho VN để xác định các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Phía VNCS không có phản ứng đối với công hà m này.

Trong những tháng cuối năm 1978, lãnh tụ TC Đặng Tiểu Bình công du nhiều nước kể cả Hoa Kỳ. Họ Đặng đã không dấu diếm ý định"dạy cho VN một bài học".

Cuối năm 1978, đầu năm 1979, TC luôn luôn có những lời lẽ có tính cách đe dọa VN. Đặng Tiểu Bình đã sang thăm Hoa Kỳ năm 1979. Ông tuyên bố không dấu diếm là TQ sẽ dạy cho VN một bài học. Ngày 16 tháng 2 năm 1979, hơn 300. 000 Giải phóng quân Tàu, dưới sự chỉ huy của các tướng Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu (cháu 7 đời của Hứa Thế Hanh là tướng nhà Thanh đã bị Vua Quang Trung chém đầu trong trận Đống Đa năm 1789) đã tràn ngập toàn vùng biên giới Việt Tàu, uy hiếp 6 tỉnh biên giới của VN. Quân TC qua đánh VN với khẩu hiệu: "phá sạch, giết sách" trên đường tiến quân. Dàn hơn 300. 000 quân trên toàn biên giới hơn 1400km, không phải chuyện làm được trong một sớm một chiều nhưng tình báo của CSVN hình như ''mù tịt'' về cuộc động quân của TC để đến nỗi Bắc Việt bị đánh gần như bất ngờ, dân chúng chạy không kịp, bị quân Tàu tàn sát dã man..

Đường tiến quân của Quân TC trải dài toàn biên giới giữa 2 nước VN và TC. (nguồn Internet)

Quân Đội Nhân Dân của CSVN, vì bận ở mặt trận Campuchia ở miền Tây Nam Việt, chống Pol Pot và Khmer Đỏ nên ở mặt trận biên giới Việt Trung chỉ có dân quân và quân địa phương trực tiếp đối đầu với quân chính qui của TC. Cả Miền Bắc chỉ có 4 SĐ quân chính qui trấn đóng còn phần lớn lực lương chính qui đang bận đối phó với Khmer Đỏ ở phía Tây Nam. Máy bay vận tải của Nga Sô lập tức đưa các sư đoàn chính qui của QĐND ra tiếp viện cho Miền Bắc. Một tuyến phòng thủ: phòng tuyến sông Kỳ Cùng để đế phòng quân TC tiến đánh Hà Nội như lời hăm dọa của TC: "ăn sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm tối ở Hà Nội". Nhưng, trái với sự chờ đợi của mọi quan sát viên, sau 1 tháng tàn phá miền cực Bắc của VN, quân TC đột nhiên rút về Tàu, đơn phương chấm dứt chiến tranh xâm lược VN, sau khi tuyên bố đã thành công "dạy cho đứa em bất nghĩa một bài học". Thực ra trước khi chiến tranh biên giới bùng nổ ngày 16 tháng 2 năm 1979, mối giao hảo giữa VN và TC càng ngày càng xấu: 2 nước gần như hoàn toàn tuyệt giao.

Kể từ trận biên giới tháng 2 năm 1979, trong hơn 10 năm kế tiếp, VNCS và TC còn giao chiến nhiều trận nữa ở vùng biên giới và trên mặt biển như:

- Trận Vị Xuyên.

- Trận núi Lão Sơn: vị trí này là chiến trường khốc liệt. Hai bên đã thay nhau làm chủ nhiều lần. Một trong những tướng chỉ huy trận này về phía VNCS chính là Tướng Đỗ Bá Tỵ. Tướng Tỵ hiện là Tổng Tham Mưu Trưởng của QĐND của CSVN của Hà Nội.

- Trận Pháo đài Đồng Đăng.

-...

Mặt khác, ở Biển Đông năm 1988, VN mất thêm vài đảo trong quần đảo Trường Sa trong đó có đảo Gạc Ma. Trận này là một tội ác của Lê Đức Anh, lúc đó làm Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của CSVN.

Sự sụp đổ của chế độ CS tại Nga Sô, tại các nước Đông Âu năm 1990:

Năm 1990, chế độ CS cáo chung tại Nga Sô và tại các nước Đông Âu. Trên toàn thế giới, chỉ còn có 4 nước là '' kiên định theo chủ nghĩa này''. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn.

Liên Sô sụp đổ chính thức vào năm 1991 nhưng từ tháng 6 năm 1990, Nga Sô đã quay chiều 180 độ khi xóa bỏ điều 6 của Hiến Pháp Nga Sô. Điều này cũng như điều 4 của Hiến Pháp CSVN, cho Đảng CS được độc quyền cai trị đất nước. Liên Sô bị sụp đổ là một bất ngờ đối với các lãnh đạo của CSVN tại Hà Nội: CSVN, giờ như 1 đứa trẻ mồ cô, Đảng CSVN biết bám vào ai bây giờ? Trong 4 nước CS còn"bám trụ" chỉ còn độc nhất đảng CS Tàu là còn có khả năng. Các "chóp bu" của Bộ Chính trị của đảng CSVN quyết định dựa hẳn vào Tàu Cộng để sống còn.

Sau trận chiến biên giới 1979, CSVN và TC dùng truyền thông và các phương tiện thông tin để chửi nhau thậm tệ. Tờ Sự Thật của CSVN không ngừng lên tiếng đả kích TC. CSVN gọi TC là kẻ thù truyền thống (điều này được ghi trong Hiến Pháp của CSVN).

Nối lại được mối bang giao với TC là cả một vấn đề. TC chắc chắn không quên thù xưa. CSVN không có lựa chọn nào khác để được sống còn, đó là thần phục Tàu Cộng. Nhiều cuộc gặp gỡ của các viên chức của 2 nước đã được diễn ra.

Khi mọi sự đã được 2 bên "nhất trí", một phái đoàn cao cấp của CSVN do TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn tối cao Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã gặp Giang Trạch Dan, TBT của đảng CS Tàu và gặp Lý Bằng, Thủ tướng của TC. Nơi gặp gỡ là Thủ phủ Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tàu vào 2 ngày mồng 3, mồng 4 tháng 9 năm 1990.

Không một tin tức liên quan đến Hội nghị được tiết lộ ra ngoài nhưng những rò rỉ sau này cho thấy những ý đồ đen tối của Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Vả lại VNCS đi phó hội ở trong thế yếu, đến Hội Nghị chỉ để cầu xin chứ không phải để thương lượng. Ngoại trưởng của CSVN, lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch (bị gạt ra ngoài "cuộc chơi" đã phải than thở: "thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu". Tính đến nay "cuộc Bắc thuộc mới" đã được 28 năm với bao tủi nhục, thiệt thòi cho đất nước, cho dân tộc trên mọi lãnh vực từ văn hóa, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, văn hóa, giáo dục... cho đến lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, tài nguyên, an ninh và chủ quyền. Đây có lẽ là thời kỳ đen tối nhứt trong lịch sử 4. 000 năm của dân tộc Việt.

Đến đây, xin nhắc lại sự chuyển biến trong những suy nghĩ của đương kim Tổng Bí thư của CSVN. Tháng 10 năm 1989, TBT Nguyễn Văn Linh sang Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức Đông Đức) dự Lễ Quốc Khánh của nước này. Linh được lãnh tụ Đông Đức Honecker quả quyết CS Đông Đức sẽ tồn tại mãi mãi. Khi Linh trở về VN thì được tin Honecker bị lật đổ, Đảng CS Đông Đức bị truất phế, tan vỡ. Theo ông Trần Quang Cơ trong cuốn Hồi Ức và Suy Nghĩ, xuất bản năm 2001, cũng trong Lễ Quốc Khánh của Đông Đức này, Nguyễn Văn Linh đã gặp Ceaucescu, lãnh tụ tối cao của nước Cộng Sản Roumanie. Ceaucescu và Linh đã tỏ ra tâm đầu ý hiệp về những khó khăn của phong trào CS thế giới. Ít lâu sau, Linh đã chứng kiến sự tan vỡ của CS ở Nga, ở Đông Âu trong đó có Roumanie. Vợ chồng Ceaucescu bị quân cách mạng xử bắn ngay sau một phiên tòa ngắn ngủi. Điều này khiến Nguyễn Văn Linh và các lãnh đạo của CSVN lo lắng cho số phận của chính họ và của cả chế độ, phải tìm cách tự cứu mình, trước khi chế độ sụp đổ. Cũng theo Trần Quang Cơ (nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN): Trong nội bộ Đảng CSVN nổi lên 1 ý kiến: phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội. Từ đó khởi đầu cuộc ''hành trình'' đưa đến những thỏa thuận với TC tại Hội Nghi Thành Đô năm 1990 theo đúng tâm nguyện của các lãnh đạo của Đảng CSVN: Thà mất nước còn hơn là mất đảng.

Nội dung của Hiệp Ước Thành Đô được CS, nhất là các đồng chí cao cấp của đảng CSVN ở Hà Nội giữ bí mật, nhưng những tiết lộ sau này đã hé mở cho thấy:

- Sự sáp nhập VN vào nước Tàu sẽ qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 1990 tới năm 2020 là giai đoạn để VN thu xếp nội bộ.

- Giai đoạn 2 từ 2020 đến 2040 là giai đoạn VN trở thành Khu tự trị như Tân Cương

- Giai đoạn 3 từ 2040 tới 2060 là giai đoạn VN chánh thức sáp nhập vào Trung Quốc.

Món hàng "Việt Nam" đã được đảng Cộng Sản Việt Nam bán xong. Tất cả chỉ còn chờ ngày giao hàng. Hồi chuông báo tử cho VN đã điểm, VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới theo đúng dự đoán của Tổng thống Ngô Đình Diệm, của Cố vấn Ngô Đình Nhu về số phận của đất nước sau khi CSVN chiếm được toàn thể quê hương. Ngày 17-9-1955, khi đến khánh thành đập Đồng Cam ở Tuy Hòa, ông Ngô Đình Diệm (lúc đó còn làm Thủ Tướng) trong bài phát biểu đã nói đến mối nguy: VN sẽ mất bề tay Trung Cộng nếu Miền Nam rơi vào tay CS. Mối nguy mất nước này cũng được Tác giả Tùng Phong- mà nhiều người nói chính là Cố vấn Ngô Đình Nhu - nhấn mạnh trong tác phẩm Chính Đề Việt Nam do Đồng Nai xuất bản năm 1964. Sau dây là một đoạn trích từ bài diễn văn của TT Ngô Đình Diệm: Nếu bọn Việt Cộng thắng thì quốc gia Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung Hoa Cộng Sản. Hơn nữa toàn dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.

Trên thực tế, TC đã và đang từ từ nuốt dần Việt Nam mà không cần phải bắn một tiếng súng. TC đã bao vây VN từ nhiều phương hướng:

- Biên giới phía Bắc hoàn toàn do TC kiểm soát. TC đã chiếm một giải đất khá lớn của VN. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc... đều bị TC chiếm cứ.

Các con đập do TC thiết lập ở thượng lưu sông Hồng Hà, thuộc tỉnh Vân Nam của Tàu, đã khống chế hoàn toàn cả vùng châu thổ Bắc Việt, đe dọa sự sống còn của toàn vùng Bắc nước Việt..

- Phía Đông, TC đã chiếm hoàn toàn Biển Đông. Căn cứ quân sự rất lớn của TC ở đảo Hải Nam chỉ cách Miền Trung của VN một vài giờ bay. Hải Quân của TC đã hoàn toàn chiếm Biển Đông, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngư dân ở Miền Trung VN.

- Phía Tây của VN hoàn toàn ở trong tay TC. Các dập nước ở thượng nguồn của sông Cửu Long đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các nước ở hạ lưu của sông Cửu Long. VN bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì các đập của TC đã gây ra hạn hán, ngập mặn ảnh hưởng lên mùa màng ở miền châu thổ sông Cửu Long; miền này khi xưa, vẫn là vựa lúa của VN và của thế giới.

- Người Tàu đang tràn ngập VN, từ Nam chí Bắc. Trên cả nước, dầy đặc các đặc khu Tàu. Miền Tây Nguyên, xương sống của quê hương do Tàu - lấy cớ là khai thác Bâu Xít, trấn đóng.

- Hàng hóa sản xuất ở Tàu đã và đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Cả nước đang bị ô nhiễm vì các chất độc từ đồ ăn, vật dũng nhập cảng từ Tàu sản xuất cộng với các chất độc do các công ty Tàu thải ra. Vụ Formosa là một thí dụ điển hình. Môi trường biển ở Miền Trung vẫn bị ô nhiễm nặng nề. Vả lại VN không có phương tiện để làm sạch cả 1 vùng biển như Nhật Bản đã làm ở Vịnh Myamalt. Với đầy đủ phương tiện cùng ý chí, Nhật bản phải để ra hơn 10 năm để rửa sạch vùng biển Myamalta.

- Theo sự tiết lộ của 1 cựu viên chức cao cấp của VNCS, TC đã gài được người vào mọi giai tầng trong chánh phủ của VNCS nên một động tĩnh của chánh phủ, của các nhân vật cao cấp của CSVN đều bị TC biết tường tận..

Thay lời kết:

Cuộc áp đặt thể chế Cộng Sản điên loạn lên dân tộc Việt Nam bằng võ lực, bằng khủng bố, bằng giết chóc, bằng các tàn phá đến tận cùng trên tất cả mọi phương diện. Cuộc sống hiền hòa của người dân đã biến mất từ khi có chế độ gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa: gia đình, xã hội cùng nền văn hóa tuyệt trần của dân tộc đã bị con ''quái vật '' Cộng Sản phá vỡ.

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt dân tộc phải trả với một giá quá đắt cho những điên loạn của họ. Kết quả của "la folie communiste" là quê hương đang bị mất về tay kẻ thù truyền kiếp ở phương Bắc. Nước mất vì chính những người CSVN kể từ thời Hồ Chí Minh đã mưu mô dối gạt đồng bào để đem quê hương hiến cho ngoại bang.

Cuộc chiến để bành trướng chế độ CS toàn trị do Cộng Sản Quốc tế ủy nhiệm (guerre déléguée) cho Hồ Chí Minh và CSVN đã kéo dài từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính người CSVN cũng ý thức được thân phận "lính đánh thuê" để CS Quốc tế sớm thành công trong công cuộc gieo rắc triết thuyết CS lên toàn thế giới. Chính TBT Lê Duẩn đã nhìn nhận: "Ta đánh đây là ta đánh cho Nga, cho Tàu."

Cuộc chiến để thiết lập chế độ CS ở VN là một cuộc chiến duy nhất với một thời gian tạm im tiếng súng kéo dài từ 1954 đến 1959. Người ta đã đề cập đến thiện chí (?) của phe Cộng muốn chấm dứt chiến tranh. Đó là một nhận định quá ngây thơ và sai lầm vì CS của Hồ Chí Minh không bao giờ xa rời ý tưởng "chiếu cố Miền Nam", theo lệnh CS Quốc tế. Theo CS Quốc Tế, VN chỉ là bước đầu trong cuộc bành trướng chủ nghĩa CS lên toàn vùng Đông Nam Á.

Chúng ta, những người Việt quốc gia yêu nước phải tiếp tục với khát vọng và nỗ lực cứu lấy quê hương khỏi ách CS, khỏi bị mất về tay kẻ thù ở phương Bắc với sự cấu kết, đồng lõa của CSVN.

11.11.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo