Thấy gì qua cuộc trả lời phỏng vấn của ông Bùi Tín? - Dân Làm Báo

Thấy gì qua cuộc trả lời phỏng vấn của ông Bùi Tín?

Phương Trạch (Danlambao) - Ngày 19/02/2018, đài BBC Việt ngữ có đăng bài trả lời phóng vấn ông Bùi Tin về vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, và được nhiều báo đăng lại với tựa đề: "Ở Hà Nội 'không có sự đồng nhất về Mậu Thân'."

Mặc dù qua nội dung cuộc phỏng vấn này, ông Bùi Tín đã ngụy trang rất kỹ. Đa số những nhận định của ông đều tập trung vào cái gọi là “cuộc Tổng tấn công và nổi dậy hồi tết mậu thân năm 1968” của cộng sản Bắc Việt là thất bại thảm hại”.

Theo ông Bùi Tín thì, cuộc chiến Mậu Thân 1968 là do phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, và Nguyễn Chí Thanh với vai trò vạch kế hoạch, mặc dù ông ta đã chết vào tháng 7/1967, khi kế hoạch đang bắt đầu triển khai thực hiện.

Còn Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã bị gạt ra rìa, và cho đi nước ngoài “chữa bệnh”. Vì 2 ông này không tán thành phương án tấn công vì lực lượng còn yếu.

Điều làm người ta lưu ý nhất qua cuộc phỏng vấn này là, Bùi Tín cho rằng, nguyên nhân gây nên vụ thảm sát này là:

Thứ nhất là do “các chính trị viên và các chỉnh ủy” nhồi sọ tư tưởng chống cộng nặng nề, cho nên “bộ đội tấn công vào Huế” thực hiện.

Thứ hai là đa số những nạn nhân trong vụ thảm sát này là “rất nhiều tù binh” do cs bắt được. Khi “thủy quân lục chiến Mỹ bắn vào dữ dội”, nên trước khi bộ đội rút đi, họ phải giết những tù binh này để khỏi lộ bí mật.

Thứ ba ông Bùi Tín nghi ngờ con số gần sáu ngàn nạn nhân như nhiều tài liệu đã đưa ra.

Ông Bùi Tín nói: “Hiện nay vẫn chưa có giải đáp chính thức về vụ tàn sát ở Huế. Cuộc tàn sát đã lên đến bao nhiêu? Vì sao mà có cuộc tàn sát đó. Lúc đó tôi cũng ở gần mặt trận và tôi đã nhiều lần gặp tư lệnh của mặt trận Huế, là Trung tướng Trần Văn Quang.

Có thể nói thật là thế này, là không có chủ trương từ lãnh đạo trong việc tiến hành tàn sát ở Huế. Tôi đã hỏi ông Quang - hoàn toàn không có văn bản, chỉ thị, một quyết định nào là tàn sát dân thường”.

Để giải thích cho nhận định này, ông Bùi Tín nói:

“Một là khi động viên cho bộ đội tấn công vào Huế thì các chính trị viên và chính uỷ giải thích cho đến tận chi bộ và chi đoàn là địa bàn Huế là cái địa bàn lúc nhúc cho bọn phản động của Hoàng phái, của Tôn thất, của đảng Dân chủ, là trụ sở hết sức là chống cộng. Căn cứ chống cộng rất là nặng nề, của tay chân, của họ hàng ông Bảo Đại, và họ tôn thất, đó là bọn phong kiến, quan lại, theo thực dân rất đông. Mà đó là kẻ thù, kẻ thù từ các làng xã cho đến cấp huyện, cho đến cấp tỉnh và thành phố đều là bọn quan chức, bọn ác ôn, bọn phản động...

Thứ hai, cuộc tấn công đó do áp đảo, do không có quân Mỹ ở đó, cho nên bắt được rất nhiều tù binh. Các viên chức của xã bắt được đến 80 tù binh, có những huyện giải đi đến 300 tù binh. Có những đơn vị bắt được đến hơn 1000 quân nhân, họ xích lại, họ trói lại. Nhưng sau khi được hai tuần đó quân Mỹ đổ bộ một cách ào ạt, thuỷ quân lục chiến Mỹ bắn dữ dội từ ngoài biển vào thì bộ đội của miền Bắc được lệnh rút lên núi.

Trong khi được lệnh rút lên núi, trước đông đảo quân phản kích như thế, lại có kèm theo một cái lệnh rất là ác, là phải giải hết tù binh lên núi, không được để cho "chúng nó" chạy thoát, sẽ lộ bí mật và càng nguy hiểm, sẽ bị thiệt hại. Cho nên anh em bị dồn vào chỗ là, bây giờ rút mà không cho họ chạy là sao, cho nên bàn với nhau là thượng sách, là giết hết đi, không cho chạy sang phía bên kia, lộ bí mật”.

Khi được hỏi: Ông nghe ở đâu thông tin đó hoặc có bằng chứng gì không?

Thì Bùi Tín nói: “Tôi được chứng kiến những mệnh lệnh như thế”.


Qua cuộc trả lời phỏng vấn này của ông Bùi Tín, nổi lên mấy vấn đề như sau:

Những điều ông nói không có gì mới.

Về việc nội bộ ĐCSVN bị chia rẽ trầm trọng từ năm 1963 giữa 2 phe thân Tàu và thân Nga. Phe thân Tàu thì chủ trương “giải phóng miền Nam” bằng vũ lực, phe thân Nga thì chủ trương phải xây dựng CNXH ở miền Bắc thật vững mạnh đã, sau đó mới tính chuyện đánh miền Nam. Và sau đó vai trò của HCM hầu như đã bị phe Lê Duẩn vô hiệu hóa, thì đã được dư luận nói đến từ lâu. Vì vậy mới có bản Di chúc mà HCM viết lần đầu tiên từ ngày 10/5/1965. Vì vậy mới có cuộc đàn áp bắt bớ rất nhiều đảng viên cao cấp trong ĐCSVN, được gọi là phe chống đảng, diễn ra khốc liệt vào năm 1967.

Và thất bại thảm hại của ĐCSVN trong cuộc “tổng tấn công và nổi dậy” vào tết Mậu Thân năm 1968, cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này. Vì vậy dù cho ông Bùi Tín muốn bao che cũng không thể được. Do đó những điều ông Bùi Tín nói ra trong cuộc trả lời phỏng vấn này cũng chỉ là “nhai lại” những tài liệu cũ mà thôi.

Nói về ông Bùi Tín là người như thế nào, và tại sao lại có cuộc chạy trốn vào năm 1991, thì đang có rất nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có kẻ ủng hộ ông. Nhưng cũng không thiếu kẻ chống đối ông.

Không những một số người của đảng ở trong nước lên án ông, coi ông là kẻ phản bội. Mà nhiều đồng bào tị nạn cs ở hải ngoại cũng không tin tưởng ông.

Có người nhận định rằng: “không có gì phải nghe một cựu sĩ quan bộ đội cộng sản nói về tình hình Việt Nam, không cần phải đề cao Bùi Tín vì lập trường của ông thay đổi như mầu da tắc kè và sự ra đi của ông là vì cộng sản tranh giành quyền lợi với nhau, ông bị thất sủng mới bỏ đi chứ thực tâm không phải là con người vì lí tưởng tự do dân chủ”.

Về lập trường của Bùi Tín trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, trong cuốn “Mặt thật” viết năm 1994, nghĩa là sau khi đã trốn sang Pháp, Bùi Tín viết: “Tôi nghĩ con số 5000, 6000 người bị giết là con số cố tình thổi phồng lên quá đáng. Con số 3000 cũng là con số có thể cao hơn thực tế, nếu chỉ kể số thường dân bị giết. Sau này cần nắm cho chắc xem thực tế là bao nhiêu...”

Bùi Tín cũng ghi nhận rằng sau khi bộ đội miền Bắc chiếm Huế ngày 4-2-1968 thì “đã có tới 5 ngàn sĩ quan, quân nhân đủ loại ra trình diện.” Có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả 2 bên (lính miền Bắc Việt Nam cùng với những “tù binh” họ giải đi). Thi hài lính miền Bắc thì được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, thi hài “tù binh” thì vùi nhanh (Mặt thật. Thành Tín, 1994. Trang 183-184).

Ngoài ra, Bùi Tín từng huênh hoang nói rằng chính Bùi Tín là người người nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, vì ông ta là người có quân hàm cao nhất trong những người bộ đội Bắc Việt có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, khi trả lời phỏng vấn thế này:

“Chính phủ Ngụy Dương Văn Minh nó ngồi đầy đủ… Tôi vào thì tất cả đều đứng cả dậy, Dương Văn Minh, Vũ Văn Huyền… Vũ Văn Mẫu… Dương Văn Minh nói rằng là tôi chờ quý ông từ lúc sáng để mà chuyển giao cái chính quyền cho các ông… lúc ấy tôi nói ngay rằng là không có vấn đề bàn giao chính quyền, bởi vì tất cả chính quyền các ông đã sụp đổ rồi chỉ có đầu hàng thôi, người ta không thể đưa cho cái gì mà không còn có trong tay” (http://www.youtube.com/watch?v=Rnmte7uhiAs)

Nhưng chính ông ta với bút danh Thành Tín đã viết trong bài “Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử” cho biết người nói với Dương Văn Minh là “Đồng chí sĩ quan” chứ không phải ông ta, nghĩa là ông ta đã tự vả vào cái miệng phét lác của mình.


Khi mới qua Pháp, ông ta vẫn rất thần tượng nhân vật HCM. Ông ấy nói:

“Động đến ông HCM là động đến một vị Thánh đối với một số người ở trong nước. Đây là một vấn đề tối kị vì động đến ông Hồ giống như động đến tín ngưỡng của nhiều người…

Chúng ta phải có một thái độ khoa học. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, trung thành với lẽ phải. Theo tôi, cứ sự thật mình suy nghĩ như thế nào thì nói ra như thế, tránh thành kiến, tránh định kiến, không chủ quan… Đó là thái độ khoa học…

HCM không những là nhà chính trị, còn là nhà văn hóa, nhà thơ, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà ngoại giao thiên tài, một lãnh tụ kiệt xuất. Không gì có thể nói hết được mặt tốt, mặt gương mẫu của ông HCM. Ngày 2/9/1969, khi ông HCM chết, cả gia đình tôi khóc, vợ khóc, con khóc, xung quang ai cũng khóc, hàng triệu người khóc còn hơn khóc bố, khóc mẹ mình chết.

Theo tôi, mặt tích cực của ông HCM là đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và kết thúc thắng lợi, đứng đầu chính phủ kháng chiến trong vòng 9 năm, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp với thắng lợi Điện Biên Phủ.

Đối với thế giới, ông ấy cũng được các nhà lịch sử thế giới coi là người đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập, một người đã chôn vùi chủ nghĩa thực dân Pháp."


Sau này việc tôn thờ thần tượng HCM của Bùi Tín đã bị đồng bào ta tại Hải ngoại lên án dữ dội, nên thái độ của Bùi Tín có thay đổi ít nhiều. Ông ta coi việc thay đổi thái độ đó là sau khi “nghiên cứu” nhiều tài liệu về ông Hồ, nên đã có những nhận thức mới. 

Nói trắng ra là nếu ông ta vẫn ca ngợi ông Hồ như trước, thì ông ta chỉ còn sống với bọn cs nằm vùng được đảng cài vào trong dòng người tỵ nạn cs mà thôi.

Vì thái độ và lập trường của Bùi Tín như con tắc kè hoa như thế, cho nên rất nhiều lần ông ấy sang Mỹ diễn thuyết, đã bị rất nhiều đồng bào ta ở Mỹ biểu tình phản đối. Họ coi ông là tên cs nằm vùng, không đáng tin cậy, đang dùng “khổ nhục kế” để chia rẽ và nắm tình hình đồng bào ta ở Hải ngoại.

Và lần này cũng như những lần trước, khi nói về vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, ông ấy vẫn trung thành thực hiện theo mệnh lệnh của ĐCSVN, là tìm mọi cơ hội để che dấu, biện bạch cho tội diệt chủng, tội chống lại loài người của ĐCSVN, mà lâu nay, vì áp lực của dư luận trong và ngoài nước, ĐCSVN đang hết sức lo lắng và bối rối.

Lập trường và luận điệu của Bùi Tín về cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế vẫn không có gì thay đổi. Vẫn là số nạn nhân này là “do bom Mỹ giết hại”; vẫn là “không có lệnh từ cấp lãnh đạo ĐCSVN”; vẫn nghi ngờ con số 5 ngàn hay 5 ngàn là thổi phồng lên v.v...

Nghĩa là những nạn nhân này là bộ đội Bắc Việt và tù binh do cs bắt được và bị bom Mỹ giết hại, chứ không có đồng bào Huế vô tội vị cs sát hại.

Không biết nhiệm vụ đảng giao cho Bùi Tín thực hiện khi ở nước ngoài phải làm những gì. Nhưng chắc chắn rằng, trong những nhiệm vụ ấy, có việc phải nhân mọi cơ hội để biện bạch và chối tội cho tội ác khủng khiếp mà ĐCSVN đã gây ra cho đồng báo Huế năm 1968.

Vì tội ác ấy đã và đang làm cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ghê tởm. Nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về, đảng lại tổ chức ăn mừng, coi đó là một trong những thắng lợi vẻ vang của ĐCSVN, thì việc đòi hỏi phải vạch mặt chỉ tên thủ phạm đã gây nên vụ thảm sát kinh hoàng ấy, đang thôi thúc những người có lương tri trên toàn thế giới phải làm rõ.

Sau gần 30 năm mang tiếng là phản bội, là theo địch và phải "nếm mật nằm giai" để thực hiện "khổ nhục kế", nhưng chỉ cần một câu trả lời phỏng vấn như thế này, là ông Bùi Tín coi như đã hoàn thành nhiệm vụ đảng giao, khi nói về thủ phạm gây ra cuộc thảm sát ở Huế: "Có thể nói thật là thế này, là không có chủ trương từ lãnh đạo trong việc tiến hành tàn sát ở Huế”.

Hoan hô ông Bùi Tín. Con cáo dù có trốn kỹ và giấu mình khéo thế nào, thi cuối cùng cung đã “lòi đuôi”.

Tên đồ tể Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng một luận điệu y như ông Bùi Tín, khi trong bài viết “sám hối” cuối năm 2017, nói rằng những thủ phạm của cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 là do “quân nổi dậy, là đo những người dân đã tích tụ căm thù quá lâu, nên khi họ có thể mạnh, thì họ muốn trừ khử như trừ những con rắn độc”.

Sao mà có sự hợp đồng giữa hai tay trùm cs ăn ý đến thế?




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo