The Hon. Emmanuel Macron
President of France
Palais de l’Élysée
Rue du Faubourg Saint-Honoré
75008 Paris
France
Paris, 24 Tháng Ba 2018
Tham chiếu: Viếng thăm của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.
FIDH, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Hội Nhân quyền Pháp quốc - Tổng Thống đã mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Pháp từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 3 năm 2018 để kỷ niệm 45 năm liên lạc ngoại giao Pháp-Việt và kỷ niệm 5 năm Đối tác Chiến lược giữa Pháp và Việt Nam. Qua chuyến thăm chính thức, Tổng Thống tiếp đón người đứng đầu một đảng chính trị - Đảng Cộng sản VN (ĐCSVN) - với danh dự giành cho cấp quốc trưởng.
Không cần phải nói, ĐCSVN không đơn thuần là một đảng chính trị. Đây là đảng duy nhất được công nhận hợp pháp tại Việt Nam, gần đây đã cấm các thành viên thảo luận về dân chủ, phân chia quyền hạn và đa nguyên, hoặc bị trục xuất.
Tổng Thống tập trung nhiệm vụ của mình vào sự tham gia tích cực của xã hội dân sự trong chính trị quốc gia. Người Tổng Thống đón tiếp hôm nay, đại diện cho chế độ có mục tiêu đối ngược lại - ngăn chặn tiếng nói xã hội dân sự và tiêu diệt những khát vọng của công dân muốn biểu lộ sự quan tâm đến công việc chung, chỉ ngoại trừ việc hoan nghênh những quyết định u tối của người cai trị. Hắn là người tuyên bố rằng "Chủ nghĩa Cộng sản tốt hơn dân chủ". Xét đến các cuộc đàn áp hiện tại đối với xã hội dân sự và tự do ngôn luận ở Việt Nam - một trong những điều tàn tệ nhất kể từ khi mở cửa kinh tế theo chính sách "Đổi Mới" năm 1986 - rõ ràng ông Trọng đề cập đến bộ máy an ninh và cảnh sát, tàn tích cuối cùng của một quốc gia độc tài.
Sự đàn áp đối với xã hội dân sự ở Việt Nam có chủ ý và có tổ chức đầy đủ. Trong khi tuyên bố xây dựng "luật pháp", Việt Nam đang củng cố "luật của kẻ mạnh" bằng cách áp dụng rộng rãi các đạo luật có tính cách hình sự hoá việc thực thi các quyền căn bản. Nhóm chữ "an ninh quốc gia" của Hình luật là điểm tựa của chính phủ để đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các blogger, các nhà báo công dân, các nhà bảo vệ nhân quyền, và các hội viên cộng đồng tôn giáo "không được công nhận". Tại Liên hiệp quốc, trong lần Đánh giá Tổng quát định kỳ của Việt Nam năm 2014, Pháp kêu gọi bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản về an ninh quốc gia để bảo đảm việc không còn hạn chế quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Việt Nam không hành động gì hết.
Dưới lớp áo của cái gọi là "tính hợp pháp", chính phủ Việt Nam đã bắt giữ, truy tố và bắt giam độc đoán các nhà hoạt động xã hội dân sự - bắt 62 người chỉ trong vòng 14 tháng. Hiện nay có ít nhất 130 tù nhân lương tâm mỏi mòn sống trong các nhà tù Việt Nam. Gồm cả blogger và cựu đảng viên ĐCSVN Nguyễn Hữu Vinh (bị kết án 5 năm tù), các nhà bảo vệ nhân quyền Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga (tuần tự 10 và 9 năm tù giam). Mẹ Nấm và Nga, đều là mẹ có con nhỏ, gần đây họ bị chuyển đến nhà tù xa nhà hơn 1.000 km để không cho thăm viếng. Nhà hoạt động quyền lợi xã hội Nguyễn Văn Oai (bị kết án 5 năm tù) cũng bị đưa đến trại giam xa nhà. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, bị bắt vào tháng 12 năm 2016, giam hơn một năm trước khi đem ra xử với tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", một tội tử hình.
Tự do tôn giáo bị hạn chế do một hệ thống ghi danh hà khắc, bắt buộc. Các cộng đoàn tôn giáo không ghi danh với nhà nước, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là đối tượng đàn áp và quấy rối hàng ngày. Lãnh đạo GHPGVNTN Thích Quảng Độ vẫn bị quản thúc tại gia sau hơn 35 năm với mọi hình thức toàn quyền giam giữ. Kitô hữu thuộc chủng tộc thiểu số (Hmong, người Thượng), Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo (10 người gần đây bị kết án tù đến 12 năm) là mục tiêu đàn áp, chỉ đơn giản vì họ thực thi quyền tự do tín ngưỡng.
Việt Nam đàn áp xã hội dân sự không những vi phạm trắng trợn các quyền căn bản, còn gây ra những hậu quả thảm hại cho cuộc sống hàng ngày của thường dân. Không có báo chí tự do, không có nghiệp đoàn tự do, không có xã hội dân sự độc lập và không tư pháp độc lập ở Việt Nam, dân chúng không có phương tiện tự bảo vệ hoặc bày tỏ sự ưu phiền của họ. Chẳng hạn như, vào tháng 4 năm 2016, bờ biển miền Trung đã bị một trong những thảm họa ô nhiễm kỹ nghệ nặng nề nhứt từ trước đến giờ. Tràn chất thải độc từ nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm hơn 200 km biển cận duyên, hàng trăm tấn cá chết và phá hủy sinh kế dân địa phương sống bằng nghề đánh cá. Các nạn nhân không nhận được bồi thường, và những người khiếu nại hoặc thậm chí bày tỏ mối quan tâm đã bị đàn áp khắc nghiệt.
Bác sĩ Hồ Văn Hải, người viết trên blog về hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, đã bị bắt và bị kết án 4 năm tù và hai năm quản thực tại gia vì"tuyên truyền chống nhà nước".
Phản kháng điều kiện làm việc tồi tệ ở Việt Nam cũng là điều cấm kỵ. Báo cáo gần đây về điều kiện làm việc của phụ nữ ngành kỹ nghệ điện tử tiết lộ rằng có nhiều vi phạm về quyền của công nhân gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ như sẩy thai, ngất và kiệt sức. Tác giả của báo cáo, bà Phạm Thị Minh Hằng, sau đó bị nhà cầm quyền đe dọa và quấy nhiễu. Các nữ công nhân bị dọa kiện trước tòa án nếu họ tiết lộ điều kiện làm việc với người ngoài công ty.
Thưa Tổng Thống,
Chúng tôi không phủ nhận sự quan trọng của việc phát triển quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Nhưng mối quan hệ này không bao gồm luôn sự hy sinh các nguyên tắc của Pháp, nơi phát sinh nhân quyền, và cũng không thể gồm luôn sự an sinh người dân Việt Nam. Tổng Thống không thể tiếp đón nhà độc tài như ông Nguyễn Phú Trọng mà không dùng tất cả quyền hạn để nhấn mạnh rằng Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế tôn trọng và bảo đảm nhân quyền.
Điều cần thiết là Pháp phải nói lớn và rõ để thúc giục Việt Nam thả ngay tất cả tù nhân lương tâm vô điều kiện, chấm dứt mọi quấy rối, đánh đập và tất cả hình thức hăm dọa khác đối với các nhà hoạt động xă hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền cũng phải chấm dứt sự ngược đãi tôn giáo.
Việt Nam cũng nên tiến hành các bước tháo gỡ dần kho vỏ khí về luật chống nhân quyền. Giữ im lặng về những vấn đề quan trọng này sẽ gây thất vọng sâu sắc đối với xã hội dân sự ở Việt Nam.
Ký tên:
FIDH, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Hội Nhân quyền Pháp quốc.
Theo bản tiếng Anh ngày 03.28.2018